Không gian lưỡng diện

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 67 - 70)

Chương 3: KHÔNG GIA N THỜI GIAN TRẦN THUẬT 3.1 Không gian trần thuật

3.1.1. Không gian lưỡng diện

Tính chất lưỡng diện trong bút pháp miêu tả không gian là một trong những dấu ấn của R.Tagore trong nghệ thuật kể chuyện Đắm thuyền.Đó là một không gian vừa trữ tình sâu lắng vừa dân dã mộc mạc.

Không gian trữ tình là không gian được tái hiện qua lăng kính chủ quan của tác giả, không gian đã được lồng những cảm xúc, chiêm nghiệm và suy tưởng của người kể.

Trong Đắm thuyền, không gian trữ tình là không gian chiếm dung lượng lớn. Nó được tạo thành nhờ hàng loạt các biện pháp tu từ, câu có nhịp điệu, giàu từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh.

Trước hết, phương thức tái hiện không gian của Tagore rất giàu các từ chỉ màu sắc: “Nàng

(Kamala) lết ra khỏi giường, mở cửa nhìn ra ngoài. Một màn sương trắng như tấm chăn mỏng phủ

lên mặt nước tĩnh lặng, một màu xám nhạt trải khắp bóng đêm và một ánh bình minh le lói ở mảng

sau hàng cây chạy dọc bờ sông phía Đông. Trong khi nàng đăm đăm nhìn, những cánh buồm trắng

của thuyền đánh cá bắt đầu lấm tấm trên mặt nước xanh màu nhiệm” [27, 128]. Gam chủ đạo là

màu trắng và xám. Có chút xanh của nước nhưng đã bị che phủ bởi màn sương trắng, có chút ánh bình minh nhưng chỉ là le lói chưa lộ diện.

Phép so sánh được sử dụng như một bút pháp chủ đạo trong việc vẽ lên bức tranh thiên nhiên: “Không có làng mạc nào ở gần bến tàu, và đêm tĩnh lặng sáng trong thao thức, như một

người đàn bà bị người tình lỗi hẹn, trên dải đồng lúa xanh êm” [27, 137]. Lấy cái tĩnh của không

gian so sánh với cái động của con người là một cách so sánh mới mẻ và giàu sức truyền cảm, vì chỉ có những người đang yêu khi trằn trọc mới cảm nhận được hết cái dài, rộng, sâu và cô quạnh của trời đêm tĩnh mịch. Ánh trăng non lúc này càng làm tăng thêm cái trống trải của không gian đêm. Chỉ vài dòng miêu tả, Tagore đã cho người đọc thấy một không gian trữ tình có độ cao của ánh trăng non, có độ sâu của tĩnh mịch, và độ dài của cánh đồng lúa tít tắp.

Khi khắc họa chân dung không gian trữ tình, R.Tagore thường vẽ bằng những nét chấm phá mang tính phác thảo. Ông rất tiết kiệm chi tiết (thường xuất hiện khoảng hai hai hình ảnh) và lựa chọn những hình ảnh đắt nhất nhằm làm bật lên cái thần của vạn vật, sau đó kết hợp với thủ pháp so sánh để thổi hồn cho không gian. Thêm vào đó, khung cảnh được nhìn dưới góc độ xa trong bối cảnh tĩnh mịch. Tóm lại, không gian trữ tình trong cách thể hiện của Tagore thường ít âm thanh, ít chi tiết nhưng lại nhiều màu sắc trong bút pháp so sánh rất sáng tạo, mới mẻ.

Không gian, dưới lăng kính chủ quan của nhân vật, thường được thấm ướt bởi tâm trạng và những nỗi niềm. Khi Hemnalini không thanh thản, “nàng gấp cuốn sổ lại, bỏ ra vườn, ởđấy, nàng

đi đi lại lại trên nhưng lối đi rải sỏi dưới bóng tối mượt mà như nhung, lốm đốm sao trời của đêm

đông cho đến tận khuya, trong khi bầu trời mênh mông thì thầm những lời vỗ về tâm hồn rối loạn

của nàng” [56, 325]. Bức tranh về đêm chỉ có bóng tối và sao trời, trong đó, màu đen gần như bao

phủ nhưng Hemnalini vẫn thấy cái êm dịu, mượt mà của bóng đêm, dường như nó giúp nàng che dấu được tâm trạng bộn bề khi đó. Trong không gian tối đen này, nàng đối diện với cảm xúc thật của mình, bức tranh đêm, vì thế, khi có hình ảnh của Hemnalini trở nên ngọt ngào, trữ tình biết bao.

Dưới ngòi bút của Tagore, mỗi nhân vật dường như có một không gian tâm trạng của riêng mình. Dù mỗi nhân vật trong những suy tư của mình có thể có nhiều điểm chung: Ramesh và Hemnalini đều nhớ về nhau, Kamala và Hemnalini đều có chung khao khát về tình yêu và hạnh phúc… nhưng khung cảnh mà họ trầm tư dường như ít khi nào trùng lặp. Không gian tâm trạng của Ramesh thường có ánh trăng khi tỏ khi mờ, của Kamala là quang cảnh nông thôn, bình dị, còn Hemnalini là không gian bóng tối dịu dàng, của Nalinaksha là buổi chiều hoàng hôn tràn ngập màu đỏ.

Chất trữ tình của không gian còn được biểu hiện khi nó trở thành tông nền để bật lên vẻ đẹp của nhân vật. Ông thường dùng ánh sáng của đất trời để tô vẽ mỗi vẻ đẹp. Tính chất của ánh sáng khi đó thường dịu dàng, với gam màu nhẹ.

Kamala lần đầu tiên xuất hiện đã khiến Ramesh phải ngây ngất. Không gian ấy có nét huy hoàng của ánh trăng, có cái mênh mông của vòm trời, và tất cả vẻ đẹp kì diệu của tự nhiên khi ấy chỉ làm nền cho nét đẹp của Kamala. Một bức tranh về vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kamala mà không cần quá nhiều đường nét, không miêu tả vẻ đẹp đôi mắt, sóng mũi hay dược mặt, chỉ cần không gian cao, rộng dưới ánh trăng huy hoàng cũng đủ để bật lên vẻ yêu kiều rực rỡ của người con gái đang say ngủ.

Xuất hiện gần như sau cùng, Nalinaksha là nhân vật nam duy nhất trong tác phẩm được miêu tả vẻ đẹp bên ngoài. Dưới ánh đèn soi rọi và trong con mắt của Kamala, hình ảnh anh hiện lên ngời sáng như một vị thần linh trong lòng nàng: “Ánh sáng soi rõ vầng trán cao đẹp và vẻ mặt điềm tĩnh

của anh (…) Tất cả những cái khác đều không có thực, mọi vật chung quanh đều như mờđi, chuyển

hóa thành khuôn mặt duy nhất ấy” [52, 288]. Vạn vật bao quanh nhân vật giờ chỉ còn lại ánh sáng

của ngọn đèn. Đây là lần duy nhất trong tác phẩm xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Hình ảnh này cũng gợi nhớđến một bài thơ của ông:

Tôi không biết cuối cùng chàng sẽ cập bến nào

Đểđược sân nhà lặng lẽ

Nơi có ngọn đèn sáng tỏ

Để tìm thấy người con gái

(Bài 41, Hái quả)

Tagore có biệt tài trong việc khai thác các yếu tố trữ tình của không gian. Trong mỗi dòng tiểu thuyết, với vài ba chi tiết, nhà văn đã có thể khắc họa, tô vẽ cả một không gian giàu hình ảnh và gợi cảm.

Nếu không gian trữ tình thường được khắc họa với rất ít chi tiết thì không gian chân phương lại bao hàm nhiều hình ảnh. Căn phòng của Babu Annada được nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ: “Căn

phòng ít bày biện, chỉ có một chiếc giường và một cái tủđựng quần áo. Trên một bức tường có treo

một tấm ảnh đã mờ của người mẹ đã mất của Hemnalini lồng trong một cái khung hoa văn chau

chuốt, trên một bức tường đối diện là một tác phẩm của bà làm bằng len. Tủ quần áo chỉ đựng nữ

trang và vật dụng riêng của bà và được để yên như cũ từ khi bà mất” [39, 207]. Tagore như đặt ở

đây một chiếc máy quay phim chiếu chậm từng đường nét. Không sử dụng bất kì một thủ pháp nghệ thuật nào. Câu trần thuật là những câu đơn với từ ngữ giản dị không cầu kì chau chuốt. Hình ảnh nối tiếp hình ảnh, tạo ra một không gian tả thực đến từng centimet.

Tagore xuất thân từ một gia đình quý tộc nhưng ông là người am hiểu và rất yêu mến nông thôn. Chính vì thế, trong trang văn của Tagore, những trường đoạn miêu tả cảnh đồng quê dân dã luôn thấm đượm tinh thần An Độ. Đó là khung cảnh về chiều với cái nóng còn âm ỉ, hình ảnh người phụ nữ với bình nước trên các lối mòn và cánh đồng lúa non . Trong khung cảnh ấy, con người vẫn hiển hiện nhưng hài hòa với thiên nhiên hơn. Cảnh miền Tây Bắc, qua trí tưởng tượng của Ramesh, cũng được vẽ lên bằng những đường nét giản dị nhưng rất đặc trưng: “Một ngôi nhà gỗ một tầng ở

ngoại ô thành phố, trước mắt là con đường cái rộng có trồng cây; bên kia con đường là một dải đất

rộng, đây đó nổi lên những giếng nước có thành cao, là nơi người ta ngồi canh để xua chim chóc

và muông thú khỏi đến đồng lúa chín; những con bò cần mẫn suốt ngày quần quật kéo nước lên tưới

ruộng, khiến những bánh xe kéo nước rền rĩ không dứt; thỉnh thoảng một chiếc Ekka phóng qua

trên đường phố làm bốc bụi mù mịt, yên cương kêu leng keng, phá vỡ cái ắng lặng trong không khí

nóng như bưng” [18, 80]. Cái nóng đặc trưng của nông thôn Ấn hắt từng đợt vào bức tranh phong

cảnh. Vẫn là những cánh đồng lúa, những con bò cần mẫn, chiếc xe ngựa nhỏ Ekka, cả bụi và nóng, bao nhiêu cái hồn của vùng nông thôn đã được Tagore chuyển tải hết sức chi tiết nhưng cũng vừa đủ để tạo ra nét đặc trưng rất Ấn Độ.

Không gian chân phương, bình dị thường được nhìn dưới một góc độ gần, rất ít dùng những tình từ để tả. Nếu không gian trữ tình thường gợi ra sự cao rộng, mênh mông mang tầm vũ trụ thì không gian chân phương thường được thu hẹp vềđộ cao, rộng, kích thước thường được chú ý vềđộ trải dài. Tính dân dã là đặc điểm nổi bật của không gian chân phương.

Không gian trữ tình thường lấy ánh sáng là gam màu chủ đạo, đôi khi là duy nhất của bức tranh phong cảnh. Riêng với không gian chân phương các chi tiết luôn được kết hợp một cách hài

hòa. Ngôi nhà của Ramesh và Kamala ở Ghazipur nằm giữa một khung gian thiên nhiên có cỏ cây, sông nước và những đám lúa non. Bức tranh phong cảnh miền Tây Bắc vừa có sự hài hòa của âm thanh (tiếng bánh xe kéo nước, tiếng xe ngựa Ekka), màu sắc (màu vàng của lúa chín, màu xanh của cây cối) và các đường nét, hình ảnh vạn vật cùng con người.

Không gian chân phương thường mang tính động hơn so với sự yên tĩnh của không gian trữ tình.

Khi mới mở đầu câu chuyện, định mệnh đã chứng minh bàn tay toàn năng của mình bằng một cơn giông bất ngờ. Khung cảnh ấy được miêu tả với những hình ảnh chuyển động: Đầu tiên với âm thanh ầm ầm rền vang, sau đó là sự xuất hiện liền lúc của những hình ảnh rời rạc cành cây, búi rơm, cỏ, đám bụi. Bằng óc quan sát tinh tế và khả năng ngôn ngữ linh hoạt, Tagore đã chụp được khung cảnh diễn ra trong khoảnh khắc tạo thành thước phim chân thực nhưng vô cùng sống động về hình ảnh cơn lốc mởđầu cho các chuỗi rủi ro.

Cơn giông bão thứ hai giáng xuống đầu con người xuất hiện với những hình ảnh tuy không chóng vánh như cũng hết sức đáng sợ: “Bờ sông gần như bị xóa sạch, mặt sông lờ mờ, nhưng trời

với đất, gần với xa, thấy và không thấy, tất cả trộn lẫn thành một thứ ầm ầm xoáy cuộn như hình

con trâu đen hoang đường của diêm vương một quái vật gớm ghiếc đang điên cuồng húc cái đầu

chơm chởm sừng lên cao” [29, 152].

Khác với khung cảnh lần trước, không gian lần này là sự đối lập nhau một cách dữ dội của các hình ảnh thiên nhiên. Tính chất động của không gian được toát ra bằng những từ tượng thanh

ầm ầm”, “cuồn cuộn”. Không gian chuyển động mạnh mẽ làm lu mờ tất cả những hình ảnh gần

nó, chỉ còn nghe thấy thứ âm thanh ghê gớm gieo chết chóc.

Từ bức tranh nông thôn đượm chất mộc mạc đến hình ảnh hãi hùng trong cơn giận bất ngờ của tạo hóa, không gian chân phương đã khẳng định khả năng quan sát và tài xử lý hình ảnh, chi tiết rất độc đáo của Tagore.

Tính lưỡng diện, vừa trữ tình vừa chân phương, trong không gian trần thuật của R.Tagore là một trong những minh chứng cho bút lực dồi dào của nhà văn. Không đóng khung cảnh vật theo một khuôn khổ nhất định, tác giả đã vừa miêu tả, vừa tô vẽ không gian để làm nổi bật những ý đồ nghệ thuật của mình. Nếu không gian trữ tình là một bức tranh tĩnh lặng như một nốt nhạc êm ái của bản tình ca, thì không gian chân phương tạo ra khoảng động để bật lên chất Ấn Độ cho tác phẩm. Nếu không gian trữ tình là chút thăng hoa của trí tưởng tượng thì không gian chân phương là dấu ấn của một đôi mắt tinh anh.

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)