Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện
2.1.1.1. Ngôi kể và vai trò của người kể chuyện trong Đắm thuyền
Trong Đắm thuyền, Tagore luôn dành cho nhân vật của mình những cách xưng hô hết sức trìu mến. Đó là tiếng đệm Babu (Tiếng để gọi những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội xứ Bengal. Thêm vào tên người để chứng tỏ lòng kính trọng – chú dẫn trong tác phẩm), cách gọi tên hay những từ thay thế như anh, nàng. Người kể chuyện, vì thế luôn đứng đằng sau nhân vật, đóng vai trò là người chứng kiến, biết trước và biết hết các sự kiện sắp xảy ra. Như vậy, ngôi phát ngôn của nhân vật kể chuyện trong tiểu thuyết là ngôi thứ ba.
Người kể xuất hiện ở ngôi thứ ba là hình thức khá phổ biến trong tác phẩm tự sự. Bất cứ tác giả tiểu thuyết hay bất cứ người kể chuyện nào cũng đều phải quyết định chọn một trong hai cách chủ yếu: kểở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba. Cũng có trường hợp kểở ngôi thứ hai, nhưng ngôn ngữ Tiếng Việt khó có thể chỉ ra ngôi hai trong cấu trúc kể.
Với một tác phẩm như Đắm thuyền, Tagore đã chọn một ngôi kể rất phù hợp. Bởi vì, đây là tiểu thuyết tình yêu với những trường đoạn độc thoại nội tâm. Để khám phá thế giới bên trong và trần thuật sự kiện thì người kểở ngôi thứ ba là ngôi thích hợp nhất.
Người kể chuyện trong Đắm thuyền không thuộc các nhân vật trong tác phẩm, không tham gia vào hành động nghệ thuật mà đứng sau hành động đó để quan sát, bao quát câu chuyện.
Người kể chuyện trong tiểu thuyết luôn biết những điều đã, đang và sẽ diễn ra. Nhân vật trong tác phẩm xuất hiện, người kể dường như đều nói rõ thân thế, hoàn cảnh xuất thân. Ramesh là nhân vật đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm, cho nên những dòng kểđầu tiên là kể về anh: “Chẳng ai
mảy may nghi ngờ Ramesh sẽ không thi đỗ luật Nữ Thần Học Vấn, người ngự trị các trường đại
học, luôn luôn tưới lên người anh những cánh hoa sen vàng, làm anh ngập trong trận mưa huy
chương và học bổng” [1, 15]. Dòng mởđầu đã cho thấy nhân vật Ramesh là một sinh viên trường
luật và học rất giỏi. Nalinaksha xuất hiện, người kể dành hơn hai trang giấy viết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bằng lời dẫn dắt: “Theo lời Akshay kể, lai lịch của Nalinaksha có thể tóm tắt như
sau…”. Như vậy, người kểởđây đã tóm tắt sự kiện giùm người đọc.
Vai trò nổi bật và lớn nhất của người kể trong tiểu thuyết này khám phá thế giới nội tâm qua những suy tư, trăn trở của nhân vật. Cuộc đối diện và đấu tranh tinh thần luôn được người kể dẫn đắt, giới thiệu: “Buổi tối, sau trận mưa, bầu trời quang đãng. Ramesh ngồi đến khuya dưới ánh
trăng, trầm tư” [30, 156]; “Kamala cứ căng mắt về phía những con đường ấy…nàng suy tưởng”
[27, 139]; “Gió từng đợt thất thường, Hemnalini ngồi suy nghĩ miên man trong bóng tối của buồng
cầu thang” [38, 193]. Cái hay của người kể chuyện nằm ở những lời dẫn dắt này. Từ sự kiện đang
diễn ra khách quan, người kể có thểđưa người đọc bước ngay vào thế giới nội tâm nhân vật bằng cách khôn khéo tạo ra những ngoại cảnh phù hợp, đó là những khung cảnh tràn đầy ánh trăng non, là bóng đêm mù mịt, là lúc hoàng hôn lảng bảng cuối chân trời.
Mục đích của người kể chuyện không phải nhằm tạo ra câu chuyện với những biến cố bất ngờ, căng thẳng mà là đi sâu phân tích tâm lý nhân vật. Chính vì thế, những biến cố luôn được làm dịu đi tính chất đột ngột của nó. Biến cốđắm thuyền trong ngày rước dâu đã được tiên đoán từ trước
đó với lời dẫn: “Theo các nhà chiêm tinh, sau cái ngày ấn định lễ cưới là cả một năm rủi ro” [2,
19]. Thêm vào đó là điềm báo từ màu sắc của ánh trăng: “Trăng mọc lên qua đám sương mù, tỏa ra
thứ ánh sáng bệch bạc như mắt người say” [2, 21]. Việc hoãn cưới chấn động tâm trạng Hemnalini
cũng chưa đủ làm ngạc nhiên người đọc. Ramesh cố giấu sự thật về Kamala để tiến hành hôn lễ với Hemnalini đã nói lên phần nào sự chênh vênh của đám cưới này. Chi tiết Ramesh từ Allahabad trở về sau khi đã quyết định đoạn tuyệt quá khứđể cùng xây đắp hạnh phúc bên Kamala, nhưng anh bị vỡ mộng khi Kamala đã bỏ đi, đáng lẽ, phải là chi tiết gây bất ngờ cho độc giả. Nhưng người dẫn
truyện đã dọn đường cho sự kiện này bằng việc xếp đặt trước chi tiết Kamala biết được sự thật và bỏ nhà ra đi tìm chồng.
Người trần thuật, với mục đích khám phá đời sống nội tâm nhân vật, đã tạo ra thứ ánh sáng vô hình khiến nhân vật dù trằn trọc trong bóng tối hay dưới ánh trăng mờ nhạt, những trạng thái và cung bậc tâm hồn của họđều thể hiện rất rõ ràng.
Ngôi trần thuật thứ ba không phải là điều mới mẻ của tiểu thuyết và Tagore đã chọn cho tác phẩm của mình một nhân vật trần thuật với ngôi kể phù hợp. Người trần thuật vừa thể hiện nội tâm nhân vật vừa tái hiện những triết lý, tư duy An Độ. Đó là một sự dung hòa mang tính chất hiện đại hóa văn học dân tộc.