Kiểu xuất hiện của nhân vật

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 36 - 38)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.1.1.2.Kiểu xuất hiện của nhân vật

Người trần thuật xuất hiện trong tiểu thuyết Đắm thuyền với hai kiểu đặc trưng. Đó là kiểu thấu suốt và kiểu nhập cuộc tâm tình.

Nhân vật kể chuyện xuất hiện trong tiểu thuyết theo kiểu thấu suốt, tức là biết trước và biết hết những chuyện đã, đang và sẽ xảy ra. Ở đây, người kể cho thấy tính chất toàn năng của mình trong tiến trình câu chuyện.

Khi nhân vật xuất hiện, người kể luôn giới thiệu hoàn cảnh, xuất thân nhân vật. Do vậy, các nhân vật, dù gặp gỡ lần đầu, cũng không có nhu cầu hỏi han về những điều gì khác ngoài cái tên. Ramesh gặp ông bác Chakrabartti trên chuyến tàu xuôi về miền Tây Bắc, anh nói: “Bác cho tôi biết

tên của bác, là tôi đã hoàn toàn thỏa mãn rồi” [28, 141]. Người trần thuật, đôi lúc “giả vờ” như

không hiểu thấu hoàn cảnh hay thân thế của nhân vật bằng cách nói theo lời kể, hay lời miêu tả của nhân vật trong chuyện như: “Bà Haribhabhini, vợ bác, được ông chồng miêu tả là một người mảnh khảnh…”[31,158]; hay “Theo lời Aksha kể, lai lịch của Nalinaksha có thể tóm tắt như sau…” [39, 211]. Trong tác phẩm, ít có lời đối thoại trực tiếp nào của nhân vật mà nội dung xoay quanh gia thế của người khác. Việc tóm tắt, giới thiệu nhân vật đều được thể hiện dưới lời dẫn dắt của người kể.

Khi nhân vật, trong đối thoại của mình, nhắc tới tên nhân vật khác, lập tức người kể để lộ ngay sự thông hiểu của mình:

Kamala chào bà Haribartti, tỏ lòng tôn kính tuổi tác của bà. Bà lão đến lượt mình sờ vào

cằm Kamala, rồi hôn tay nàng và nói với ông chồng:

- Ông không thấy cô ấy giống hệt con bé Bidhu nhà ta à?

Bidhu là con gái lớn của ông bà, sống với chồng ở Allahabad [31, 159]

Thực ra, lời giải thích về nhân vật Bidhu phải là ngôn ngữ trực tiếp của ông bác hay của vợ ông để nói với Kamala và Ramesh. Lời chú giải của người kể sau lời nói của nhân vật là cách chứng tỏ kiểu xuất hiện thấu tỏ.

Không chỉ thông hiểu những điều đã, đang và sẽ xảy ra, người kể chuyện còn thông tỏ vào thế giới nội tâm nhân vật, đi sâu khám phá chiều sâu tâm trạng con người. Từ đó, chúng ta thấy rõ kiểu xuất hiện thứ hai của người trần thuật: Kiểu nhập cuộc tâm tình. Yếu tố nhập cuộc ởđây không phải là người kể cùng tham gia vào câu chuyện như một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Sự nhập cuộc tâm tình được hiểu là người trần thuật có cùng luồng suy nghĩ, cảm xúc với nhân vật trong tác phẩm.

Khi Ramesh gục đầu trăn trở, khi Kamala đăm đăm tư lự, hay khi Hemnalini một mình trong bóng tối nghĩ suy thì người trần thuật chưa bao giờ thờ ơ với tâm tình của họ. Người kể không hề đứng ngoài kể lại tâm trạng nhân vật bằng những lời ngắn gọn, cô đúc. Trái lại thường có xu hướng đối thoại trong thầm lặng với nhân vật. Trong cơn bão, nội tâm của Kamala dao động mạnh mẽ. Nhìn con đường mòn nhỏ, nàng khao khát một cuộc sống bình dị như những người phụ nữ chân quê kia. Từ đáy sâu tâm hồn, nàng cất lên câu nói: “Biết bao nhiêu phụ nữ hẳn đã lấy nước theo con

đường này, mỗi người đều gắn bó với gia đình riêng của mình” [27, 139]. Và người trần thuật đã có

thể hiểu thấu khao khát gia đình trong trái tim nàng. Đồng cảm cùng thốt lên “Giá như nàng có một

gia đình nhỏ đâu đó”. Đồng thời đặt ra câu hỏi: “Nhưng ở đâu?”. Đây là câu hỏi của người kể

chuyện thể hiện sự nhập cuộc, cùng chia sẻ những bế tắc của nhân vật, cùng đối thoại với nhân vật. Lời của nhân vật trần thuật, lúc này, là những thuyết minh tâm lý.

Khi nhập cuộc tâm tình, người dẫn truyện luôn đi sâu vào mọi ngóc ngách nội tâm nhân vật để động viên chia sẻ. Với lời lẽ tha thiết, mỗi khi nhân vật trong Đắm thuyền rơi vào bế tắc, người kể sẵn sàng đóng vai trò là một cố vấn tinh thần nhiệt thành nhất. Bao nhiêu lần Ramesh trăn trở trước tình thế ngã ba đường của mình, nhân vật trần thuật luôn xuất hiện kịp thời để an ủi tinh thần anh. Hiểu và cảm thông trước nỗi lòng của Ramesh, người trần thuật tỏ ra vô cùng tâm lý khi giải thích hàng loạt nguyên nhân khiến lựa chọn của anh lúc này phải là Kamala: “Giữa anh và

Hemnalini có một lực lượng thù địch đầy đủ giáp trụ (…) Anh có thể chứng minh mình trong trắng

bằng cách nào? Cho dù anh có thể chứng minh mình vô tội, thiên hạ vẫn có thể khinh bỉ và tẩy chay

anh, hậu quả sẽ tai hại đối với Kamala, nên giải pháp này không thể chấp nhận được” [30, 157].

Khi đã vạch cho Ramesh thấy khoảng cách ngày một sâu sắc giữa anh và Hemnalini, người kể chuyện đã đối thoại, động viên anh: “Thôi đừng nhút nhát và do dự nữa! Chẳng có cách nào ngoài

việc thực sự xem Kamala là vợ mình [30, 157].

Nhập cuộc tâm tình, người kểđã khám phá ra rằng tình yêu mà Hemnalini dành cho Ramesh chưa bao giờ tàn lụi. Khi chuyện cưới xin giữa nàng và Nalinaksha được đưa ra và “nàng cố nhổ bật

tình yêu xưa ra khỏi chỗ ẩn nấp của nó sâu thẳm trong lòng mình, thì nàng mới hiểu ra, quả thật

Mức độ nhập cuộc tâm tình, đôi lúc, đã xóa hết khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật trong tiểu thuyết. Dưới lớp vỏ ngôn ngữ là lời của người kể, nhưng nội dung lại là tâm trạng dằn xé của nhân vật, người đọc nhận ra sự nhập tâm của người kể trong mỗi lần đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật: “Trí óc anh (Ramesh) mụ mẫm vì những câu hỏi day dứt. Lúc này đây, Jogendra

đã nói gì với Hemnalini? Nghe tin đó, thái độ của Hemnalini ra sao? Anh có thể giải thích cho nàng

thế nào về thực chất sự việc?Anh có thể chịu đựng như thế nào sự xa cách vĩnh viễn với

Hemnalini?” [19, 89]. Nói hộ trạng thái rối bời và bế tắc của nhân vật, người trần thuật đã giúp độc

giả khám phá đời sống tinh thần của các nhân vật trong truyện. Như vậy, nhập cuộc tâm tình là kiểu xuất hiện rất phù hợp với tiểu thuyết thiên về tâm lý nhưĐắm thuyền.

Sự thấu suốt và nhập cuộc tâm tình là một cách kể khá nổi bật trong tác phẩm của Tagore nói chung và Đắm thuyền nói riêng. Người trần thuật với kiểu xuất hiện nhập cuộc tâm tình và thấu suốt, đã chia sẻ cùng nhân vật mọi vấn đề cuộc sống. Nhờ kiểu xuất hiện đồng hiện thấu suốt và nhập cuộc tâm tình của người kể chuyện những mảnh đời trong tác phẩm, những nỗi niềm sâu kín của từng nhân vật được tái hiện một cách sống động, cụ thể như chính cuộc sống thực. Lời dẫn dắt của người kể thực sự lay động tâm hồn, thúc giục những trăn trở, khơi gợi niềm suy tư của người đọc đối với bi kịch cuộc đời nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 36 - 38)