Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 40 - 42)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.1.2.2. Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm (Le monologue interieur) xuất hiện khá sớm, ngay từ thời văn học Cổ đại Hy La, đặc biệt phát huy cao ở kịch Shakespeare.

Độc thoại nội tâm là ngôn ngữ của thế giới bên trong nhân vật. Nó cho thấy những trăn trở đắn đo của con người.

Lại Nguyên An, trong 150 thuật ngữ văn học, đã cho rằng: Độc thoại nội tâm là “phát ngôn

của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại

thầm (hoặc “lẩm bẩm”), mô phỏng hoạt động suy nghĩ-xúc cảm của con người trong dòng chảy

trực tiếp của nó”.

Như vậy, độc thoại nội tâm là khái niệm thuộc phạm vi ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm. Nhưng khi tiến hành nghiên cứu, phân tích ngôn ngữ của nhân vật trong tiểu thuyết Đắm thuyền, chúng tôi nhận ra một hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật nhưng được thể hiện dưới dạng lời dẫn dắt của người kể chuyện. Ngôn ngữđộc thoại ởđây mang tính chất giao tiếp có hướng,

tức là hướng vào thế giới bên trong của nhân vật, thực hiện cuộc đối thoại thầm với nhân vật. Chúng tôi gọi đó là lối độc thoại nội tâm – đối thoại thầm của người trần thuật.

Lối độc thoại nội tâm – đối thoại thầm của người trần thuật là hình thức độc thoại gián tiếp của nhân vật. Nội dung của nó là những trăn trở, suy tư của nhân vật nhưng được diễn đạt bằng lớp vỏ ngôn ngữ của người kể chuyện.

Cách kể của nhân vật trần thuật theo lối độc thoại nội tâm – đối thoại thầm là thế mạnh rất lớn của Tagore. Nhà văn có biệt tài phân tích, khai thác và đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật. Những mâu thuẫn nội tâm trong tác phẩm, một phần, được nhân diện nhờ lời độc thoại của nhân vật, nhưng phần lớn được khắc họa bởi lối độc thoại nội tâm – đối thoại thầm của người kể chuyện.

Khi đối thoại thầm với nhân vật, người kể thường đặt ra hàng loạt những câu hỏi tự vấn, sử dụng cấu trúc điệp, cấu trúc câu trái nghĩa.

Khi biết Kamala không phải là cô dâu của mình, lòng Ramesh hoang mang, anh không biết phải hành động ra sao: “Xã hội sẽ tiếp nhận nàng ra sao nếu biết suốt lúc này đây nàng sống như vợ

chồng với một người đàn ông khác? Nàng có thể tìm đâu nơi nương náu? Cho dù người chồng của

nàng còn sống thì liệu ông ta có muốn hay đảm nhận nàng về không?” [6, 29]. Câu hỏi nối tiếp câu

hỏi, dồn dập, căng thẳng, người kể đã cho thấy sự xáo trộn dữ dội, bất ngờđang diễn ra trong tâm trạng của Ramesh. Kiểu câu hỏi độc thoại rất thường được người kểđặt ra sau khi nhân vật gặp biến cố hay khi đối diện với chính mình. Không chỉ thể hiện qua những kiểu câu nghi vấn, độc thoại nội tâm còn được thể hiện qua cấu trúc điệp.

Mình(Kamala) không thể trông nom anh ấy mãi được vì trời đã tước mất của mình bất cứ

quyền nào như thế. Mình phải chuẩn bị tinh thần từ bỏ anh ấy. Còn gì nữa đâu ngoài những cơ hội

nhỏ nhặt mìnhđược chăm sóc anh ấy, cho nên mình sẽ cố gắng hết sức mà giữ lấy [57, 330].

Nếu câu hỏi nghi vấn có tác dụng cho thấy những băn khoăn, bế tắc của nhân vật thì cấu trúc điệp lại góp phần nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi đau nội tâm con người. Trong dòng chảy nội tâm, các nhân vật không thôi trằn trọc. Nỗi dằn vặt cơ hồ cứa đứt tim gan họ. Nhắc đi nhắc lại một hình ảnh, rõ ràng, nhân vật đang thật sự vật lộn và tranh đấu với cảm xúc của chính mình. Lặp đi lặp lại một hình ảnh đã thể hiện cái lẩn quẩn bế tắc trong u phiền của nhân vật.

Tagore cũng khai thác triệt kiểu độc thoại nội tâm trong cấu trúc mang tính tương phản:

“Anh không th gi nàng vi mình bt c cương v nào, tr cương v người v, song anh

không thể giao nàng cho bất kì ai khác; Tuy nhiên anh và nàng không th sng vi nhau như v

chng [6, 29].

Những hình ảnh tương phản, trái chiều đã đặt nhân vật vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Chọn lựa hay không chọn lựa đều không thể thỏa mãn. Lí trí, tình cảm đều có tiếng nói riêng. Khó

khăn thay, hai tiếng nói ấy lại mâu thuẫn và cùng lúc cất lên tiếng đòi quyền lợi. Theo lý trí hay theo tình cảm, đó là một câu hỏi không dễ tìm được câu trả lời trọn vẹn.

Độc thoại nội tâm mang tính chất gián tiếp đã mở ra cuộc đối thoại thầm giữa người kể và nhân vật trong tác phẩm. Những cuộc trao đổi trong thinh lặng này lại toát lên nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Đắm thuyền không hẳn là câu chuyện tình yêu thuần túy, cũng không phải là một thuyết minh cho

những quan niệm triết học An Độ. Tác phẩm là câu chuyện của những người trẻđi tìm hạnh phúc. Họ là những con người hành động. Dù đứng trước bao nhiêu thực tại khó khăn, họ cũng chưa bao giờ ngừng tranh đấu. Như giáo lý nhà Phật đã từng nói: Kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình, cho nên, các nhân vật luôn đấu tranh với thế giới nội tâm bên trong.

Một trong những mục đích chủ đạo của người trần thuật là khám phá những cung bậc tâm trạng của nhân vật. Kiểu độc thoại nội tâm gián tiếp trong phương thức kể chuyện của tác phẩm đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục đích này. Đồng thời, nhờ lối kể chuyện trên, khoảng cách giữa người kể và nhân vật, giữa nhân vật và độc giảđã được thu ngắn nhất.

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)