Phương tiện dạy học trong giờ dạy– học Tiến gở trường THCS

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 114 - 116)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS

3.5. Phương tiện dạy học trong giờ dạy– học Tiến gở trường THCS

Trong chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cứ mỗi năm học đều yêu cầu giáo viên lên lớp phải sử dụng đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, vấn đề thiết bị dạy học vẫn là nỗi lo đối với các trường phổ thông hiện nay, nhất là môn Ngữ văn chịu thiệt thòi nhiều nhất, vì số lượng thiết bị thì ít, chỉ lèo tèo vài cái tranh cho phân môn Văn, đĩa hình (nhưng ở Tây Ninh thì không phải trường nào cũng có đầu đĩa CD),.v.v...

Điều đó cho chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với hoạt động dạy và học, nhất là nó gắn chặt với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu của mục tiêu đào tạo trong nhà trường phổ thông hiện nay, chống lối dạy chay, học chay, học không đi đôi với hành, thiếu tính thực tiễn ứng dụng .Cho nên ngành giáo dục tăng cường thiết bi dạy học là vấn đề cần

thiết đối với giáo viên nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, nhất là trong các giờ dạy tiếng cho học sinh lớp 9. Các thiết bị dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và là phương tiện nhận thức của học sinh để thực hiện nhiệm vụ

học tập.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo quan niệm trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn THCS: “Phương tiện dạy học có tác dụng chính sau :

- Hỗ trợ triển khai bài học;

- Làm tường minh các khái niệm trừu tượng, giúp quá trình lĩnh hội của học sinh nhanh và hiệu quả;

- Tạo môi trường trực quan sinh động trong dạy học.” [6, tr.7] Tài liệu đã liệt kê ra những thiết bị dạy của môn Ngữ văn như : - Tranh ảnh trong sách giáo khoa;

- Tranh ảnh ngoài sách giáo khoa (do Bộ cung cấp hoặc do giáo viên tự làm); - Băng hình, băng tiếng;

- Biểu đồ, bảng;

- Một số thiết bị hiện đại như: máy chiếu overhead – OHV và bản giấy trong (phôli); máy đa năng (Projector).

Theo luận văn, ngoài ra giáo viên còn sử dụng được cả phần mềm như

Powerpoint để dạy tiếng Việt cũng rất phù hợp và hiệu quả.

Đề sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả đối với trong giờ dạy tiếng, giáo viên Ngữ văn phải xác định những thiết bị dạy học cần để sử dụng, mục đích sư

phạm, tính năng của từng loại thiết bị dạy học để sử dụng, hoặc có thể kết hợp, ví dụ sử dụng bảng tổng hợp, sơ đồ (dùng phim trong), trình bày bằng máy chiếu overhead, hoặc dùng máy chiếu projector để biểu diễn hoạt động biến hoá của từ, sự

chuyển nghĩa của từ, sự cấu tạo từ mới, bảng ghép chữ, bẻ chữ, gắn chữ vào cho thích hợp, điền vào chỗ trống; phân loại từ toàn dân, từđịa phương, .v.v…

Nói chung, trong xu thế phát triển của giáo dục, người giáo viên phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của việc dạy

tiếng, phát triển vốn từ cho học sinh bản ngữ. Như thế sẽ đạt hiệu quả hơn, kích thích sự ham thích phân môn tiếng Việt, giáo dục biết yêu quý tiếng Việt, tự hào về

dân tộc.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)