BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 101 - 106)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS

BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG

Giai đoạn Phương pháp tích cực Phương pháp thụđộng

1.Chuẩn bị

Thầy và trò chuẩn bị cho dạy và học (thu thập tài liệu, đọc trước bài học, soạn bài,...).

Thầy chuẩn bị bài, trò không có sự

chuẩn bị, hoặc chuẩn bị sơ sài 2.Quá trình dạy học trên lớp - Thầy hướng dẫn tổ chức, trò tìm kiếm kiến thức; - Thầy nêu vấn đề, trò thảo luận phát hiện kiến thức; - Thấy hỏi, trò trả lời có quan điểm riêng;

- Hệ thống câu hỏi được phân loại có cấp độ, có độ mở; - Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm; - Thầy giảng (độc thoại), trò thụ động nghe, ghi chép; - Thầy áp đặt kiến thức, trò ghi nhớ máy móc; - Thầy hỏi, trò trả lời theo mẫu duy nhất; - Câu hỏi, không có các cấp độ và không có độ mở; - Hoạt động cá nhân không có kết hợp nhóm;

- Đánh giá của thầy kết hợp với tự đánh giá của trò;

- Thầy nói vừa đủ, trò phải được làm việc nhiều, nói nhiều;

- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học, tiết học;

- Vận dụng linh hoạt trong dạy học;

- Thầy quan tâm từng cá nhân học sinh;

- Thầy luôn tìm ra tình huống có vấn đề để nêu ra thảo luận .

- Chỉ có thầy được quyền đánh giá cho điểm;

- Thầy nói nhiều, trò ít được trả

lời;

- Hình thức dạy học đơn điệu, không tích hợp được nhiều hình thức;

- Phương pháp dạy học đơn điệu, không tích hợp được nhiều phương pháp;

- Vận dụng cứng nhắc trong dạy học;

- Thầy chỉ quan tâm chung;

- Không chú trọng tình huống có vấn đề trong dạy học 3.Sau Tiết học - Thầy hướng dẫn hoạt động tiếp theo;

- Thầy hướng dẫn chuẩn bị bài và làm bài tập;

- Theo dõi kết quả của trò trong cả quá trình.

- Thầy không hướng dẫn hoạt

động tiếp theo;

- Thầy giao bài tập không có hướng dẫn;

- Chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), [ 5, tr. 52] Về phương pháp dạy – học Tiếng cấp THCS, luận văn dựa vào quan điểm của sách giáo khoa hiện hành và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004- 2007) của Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trên cơ sở các quan điểm về phương pháp dạy học của bộ môn Ngữ văn, luận văn sẽ có một vài đề xuất về việc vận dụng phương pháp dạy Tiếng để nâng cao

hiệu quả việc dạy và học Tiếng, trong đó chú ý việc phát triển vốn từ vựng cho học sinh – đối tượng đang học lớp 9; có thểđể giáo viên tham khảo. Những đề xuất này mang tính thực tiễn dựa trên cơ sở những lần bản thân tác giả luận văn dự giờ của các giáo viên, hoặc qua hội thảo của các đơn vị và qua phong trào hội giảng của tỉnh Tây Ninh,...

Dạy học từ ngữ ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chung của dạy học Tiếng Việt còn phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù của ngôn ngữ nói chung, của từ ngữ nói riêng.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Ngữ văn [6, tr. 86 – 88] đưa ra một số nguyên tắc về việc dạy học từ

ngữ:

Nguyên tắc trực quan

Nguyên tắc này thường được hiểu là dùng các phương tiện trực quan như

tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, mẫu vật...Nhưng theo tài liệu thì trong giờ dạy học từ

ngữ của giáo viên và học sinh cũng là những phương tiện trực quan quan trọng. Giáo viên không có quyền nói, viết sai từ ngữ và đồng thời phải uốn nắn kịp thời các lỗi về sử dụng từ ngữ của học sinh trong giờ học Tiếng Việt và các môn học khác.

Nguyên tắc chức năng

Ngôn ngữ là một hệ thống hành chức, trong đó từ ngữ chỉ là một đơn vị cơ

bản. Vì thế, dạy học từ ngữ phải gắn với môi trường hành chức, tức là từ ngữ phải

được đặt trong hoạt động chứ không phải tồn tại ở trạng thái tĩnh tại trong hệ thống ngôn ngữ.

Nguyên tắc hệ thống

Từ ngữ là một hệ thống chịu sự chi phối của hệ thống ngôn ngữ. Có nghĩa là giáo viên phải biết đặt nhiệm vụ phát triển vốn từ cho học sinh trong một hệ thống từ ngữ của cấp học, từ lớp dưới lên; có sự liên hệ, kế thừa của bài học trước.

Nguyên tắc lịch sử

Giúp học sinh nắm được nguồn gốc của từ ngữ tiếng Việt (từ mượn, đặc biệt là từ Hán Việt, quá trình biến đổi về mặt âm thanh và cả ý nghĩa)

Ví dụ: từkinh tế ngày nay có nguồn gốc từ từkinh bang tế thế.

Phương pháp dạy học hiệu quả nhất, mới nhất, có tác dụng giúp cho người học phát triển được tư duy, năng động khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới...chính là phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủđộng, tích cực của người học. Cho nên người học phải biết phương pháp tự học.

Có thể nêu tinh thần, đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực nói chung là:

- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của học sinh; - Dạy học gắn với rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học; - Dạy học chú trọng cá thể và thiết lập các mối quan hệ tương tác;

- Tích hợp nhiều hình thức, phương pháp dạy học trong tiết học, bài học; - Kết hợp đánh giá của thầy với tựđánh giá của trò.

Dạy tiếng nói chung, dạy từ ngữ nói riêng phải đặt các yêu cầu cơ bản:

+ Mở rộng vốn từ ngữ cơ bản cho học sinh theo lớp, theo cấp học. Ví dụ cùng chỉ cái “chết”, ở mỗi cấp học sẽ dùng khác nhau. Càng lên lớp trên, từđược thay đổi về hình thức nhưng hàm ý vẫn như nghĩa của từ gốc, ở mức độ cao hơn :

Từ Cấp Tiểu học Cấp THCS

chết chết, mất, không còn, tắt thở, bỏ

mạng,...

hi sinh, đi, về, quy tiên, băng hà, từ

trần, chầu trời, tiêu,...

+ Giúp học sinh hiểu sâu các nấc nghĩa, tầng nghĩa của từ ngữ, trong đó

đặc biệt chú ý đến loại nghĩa cụ thể, nghĩa trừu tượng, nghĩa khái quát, nghĩa gốc và nghĩa phái sinh;

+ Trên cơ sở mở rộng và đào sâu hiểu biết về từ ngữ, việc dạy và học từ

ngữ cho học sinh có ý thức và có khả năng ứng dụng từ ngữ trong giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) chính xác và đạt giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm cao, đa nghĩa, sâu sắc hơn, phù hợp với từng hoàn cảnh.

Bàn về phương pháp dạy tiếng trong luận văn thực ra là tập trung bàn về biện pháp để phát triển vốn từ cho học sinh.

Theo Nguyễn Văn Dung [11, tr.14-15] cơ sở để phát triển vốn từ cho học sinh là:

- Cơ sở ngôn ngữ; - Cơ sở phi ngôn ngữ;

- Cơ sởđặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi; - Cơ sở môi trường hoạt động ngôn ngữ.

Lê Xuân Thại [36, tr.28] cũng trình bày quan niệm của mình một cách chặt chẽ, thuyết phục là muốn phát triển vốn từ cho học sinh, giáo viên dạy Ngữ văn cần phải lưu ý một số yêu cầu :

- Vốn từđã có trong mỗi học sinh:

Đây chính là cơ sở ngôn ngữ (Nguyễn Văn Dung đã đề cập tới). Phải xác

định vốn từ ngữ cần cung cấp trên cơ sở vốn từ các em đã có. - Phân loại đối tượng học sinh:

Việc phân loại học sinh theo những đặc điểm như: + Tâm sinh lí lứa tuổi;

+ Thể trạng, năng lực tiếp nhận;

+ Học sinh bệnh tật, kể cả học sinh dân tộc (Tây Ninh chưa có trường dân tộc nội trú nên các em còn học rải rác ở các trường).

- Điều kiện, môi trường học tập:

Giáo viên phải căn cứ vào các yếu tố môi trường khi đề ra giải pháp phát triển vốn từ. Như luận văn đã trình bày, môi trường là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến vốn từ của học sinh.

Theo chúng tôi, môi trường bao gồm:

+ Môi trường xã hội (địa bàn trường, yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội, dân trí, các mối quan hệ của học sinh…);

+ Môi trường nhà trường (các hoạt động tập thể, các điều kiện, các hoạt động vui chơi giải trí,…);

+ Môi trường gia đình (nơi sinh sống, thành phần gia đình…)

Các yếu tố môi trường trên phải được quan tâm đồng bộ. Giáo viên khéo léo có giải pháp học sinh từng bước khắc phục và phát triển vốn từ.

- Phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả:

Đó là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn nhưng không áp đặt. Đối với phân môn Tiếng Việt giáo viên càng không được buộc học sinh học những gì do thầy truyền thụ, khám phá thay cho trò, mà học những gì chính bản thân học sinh chiếm lĩnh, thủđắc. Giờ học như thế sẽđạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)