Hoạt động của người học trong giờ học Tiến gở trường THCS

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 112 - 114)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS

3.4. Hoạt động của người học trong giờ học Tiến gở trường THCS

Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến hoạt động dạy, tức là chỉ chú trọng người thầy mà bỏ quên, hoặc xem nhẹ hoạt động học của học sinh. Chính vì thế đã dẫn

đến một cơ chế hoạt động thiếu tính dân chủ trong giờ học.

Theo chương trình mới hiện hành trong nhà trường THCS thì người học

được chú ý đặc biệt hơn, được xem là nhân vật trung tâm của giờ học. Luận văn chấp nhận và trình bày những quan điểm, những biện pháp liên quan đến hoạt động của học sinh theo tài liệu bồi dưỡng thường cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hoạt động của học sinh trong một tiết học nói chung là hoạt động mang tính

động, nhưng ở đây đã có sự thay đổi hẳn so với hoạt động học trước đây. Hoạt động ngày nay hiểu theo nghĩa tích cực, tính chủđộng của người học.

Hoạt động của học sinh trong một giờ Tiếng Việt có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau :

- Học sinh làm việc độc lập; - Học sinh làm việc theo nhóm; - Học sinh làm việc theo lớp;

Vận dụng các kiểu loại nhóm : - Chia theo số lượng :

+ Nhóm nhỏ; + Nhóm lớn; - Chia theo tính chất + Nhóm ngẫu nhiên; + Nhóm tình bạn; + Nhóm kinh nghiệm; + Nhóm hỗn hợp; + Nhóm gần nhau.

Cách thức chia nhóm trong tài liệu của Vụ Giáo dục trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày, theo luận văn muốn vận dụng cho phù hợp với tình hình của tỉnh Tây Ninh (bàn ghế, thiết bị dạy học, năng lực tiếp nhận của học sinh, sự chênh lệch giữ các vùng giáo dục) thì giáo viên nên linh hoạt trong tổ chức nhóm hoạt

động sao cho đạt hiệu quả. Đối với Tây Ninh thì chỉ có thể áp dụng cách chia nhóm nhỏ (2,3,4 em) hoặc nhóm lớn (5,6 em), tuỳ theo yêu cầu công việc, còn nhóm gần nhau là loại nhóm được sử dụng thường xuyên, rất phù hợp với Tây Ninh.

Nhóm này có vài ưu điểm và hạn chế sau: - Ưu điểm :

+ Các em chỉ hoạt động theo nhóm học sinh bàn trên bàn dưới đấu mặt lại nhau;

+ Tổ chức hoạt động này thì đơn giản, không di chuyển chỗ ngồi, hoặc dịch chuyển bàn ghế như thế sẽ làm ảnh hưởng thời gian của tiết học.

- Hạn chế :

+ Cách tổ chức theo nhóm này chỉ phù hợp một số hoạt động, không phù hợp với hình thức hoạt động mang tính quy mô;

+ Tổ chức nhóm này duy trì quá lâu sẽ dễ gây cho học sinh tâm lí nhàm chán;

+ Duy trì quá lâu nhóm này sẽ thiếu đi sự giao lưu, trao đổi với các học sinh khác.

Xét ở góc độ tâm lí học, theo Nguyễn Quang Uẩn [57, tr.110]: “Kí hiệu từ

ngữ cũng tác động vào hoạt động, làm thay đổi hoạt động, nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong của con người, nó hướng vào và làm trung gian hoá cho các hoạt động tâm lí cấp cao của con người như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.v.v…”

Theo tâm lí học hành vi, hoạt động của con người bao gồm : - Học không chủđịnh;

- Học có chủđịnh hay là hoạt động học, loại hoạt động tích cực mà giáo dục hướng đến là loại hoạt động thứ 2

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)