Từ địa phương

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 87 - 88)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH LỚP 9 – THCS

2.3.8. Từ địa phương

+ Từ : tui, ưa, coi, kêu, ngán, chán ngán , bứt (ngắt), biểu (bảo), na (la), giữ

(dữ), mắc cỡ (xấu hổ), tụi em (chúng em), lũ học trò (các học trò),.v.v...

+ Câu :

(1) Khi lên nhà, anh đã chạy ra sau bứt một bó hoa để tặng cho cô gái. Anh

biểu cô gái cứ lấy bao nhiêu cũng được; (2) Con làm gì mà na giữ vậy?

(3) Em thấy mắc cỡ vì hành động quay bài của mình; (4) Thầy cảm ơn tụi em nhiều lắm;

(5) Thầy không sao chỉ cảm lạnh một chút thôi mà, chỉ cần thấy học trò nhỏ của thầy đến thì cảm thấy vui và chóng khoẻ ngay mà.

+ Nhận xét

Do chưa phân biệt được từ toàn dân và từđịa phương, đồng thời do phát âm

địa phương nên viết sai, dùng từ sai, lẫn lộn giữa văn nói và viết.

+ Cách sửa

(1) Dùng từ sai do từ địa phương Nam bộ “bứt”(từ toàn dân: ngắt) , “ biểu” (từ toàn dân: bảo). Nên sửa lại câu như sau :

Khi lên nhà, anh đã chạy ra sau ngắt mấy cành hoa để tặng cho cô gái. Anh nói với (bảo)cô gái cứ lấy bao nhiêu cũng được.

(2) Học sinh đã mắc phải 2 lỗi : do phát âm địa phương Bắc bộ nên viết sai phụ âm l thành n, viết sai chính tả phụ âm đầu d thành g của từ “dữ ”. Câu được sửa lại là :

Con làm gì mà la dữ vậy ?

(3) Từ mắc cỡ là từ địa phương. Ta có thể thay thế từ toàn dân “hỗ thẹn ” hoặc “ xấu hổ”.

Em thấy hỗ thẹn vì hành động quay bài của mình; Hoặc Em thấy xấu hổvì hành động quay bài của mình.

(4) Từđịa phương “tui” chỉ dùng trong giao tiếp bằng lời đối với đối tượng ngang nhau. Trong văn viết của bài kiểm tra thì không nên dùng quá nhiều từ địa phương.

Thầy cảm ơn chúng em nhiều lắm.

(5) Cũng tương tự trên, dùng từđịa phương “”để chỉ đối tượng dưới mình. Từ “lũ”được thay vào bằng từ “các”. Câu được sửa lại là :

Thầy không sao chỉ cảm lạnh một chút thôi mà, chỉ cần thấy các học trò nhỏ

của thầy đến thì cảm thấy vui và chóng khoẻ ngay.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)