Vai trò của người thầy trong giờ dạy Tiến gở trường THCS

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 106 - 112)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS

3.3. Vai trò của người thầy trong giờ dạy Tiến gở trường THCS

Từ những điều có liên quan đến việc dạy học đã được nêu trong Luật Giáo dục, người thầy giáo nói chung phải ra sức phấn đấu rèn luyện bản thân để đáp ứng yêu cầu của công việc đứng lớp hàng ngày, trong đó giáo viên dạy môn Tiếng Việt phải lãnh một trong trách là dạy tiếng cho người bản ngữ để giúp các em yêu quý tiếng mẹđẻ, biết bảo vệ và làm trong sáng tiếng Việt, có cơ sở để tiếp thu các môn học khác.

Trong giờ dạy Tiếng, người thầy giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định

đến hiệu quả đối với hoạt động học, đó là sự khám phá, tiếp nhận kiến thức của người học. Chúng ta kiên quyết không cung cấp những kết luận có sẵn cho học sinh như cách cũ mà tổ chức dẫn dắt học sinh đi lại con đường của nhà nghiên cứu, từ sự

kiện ngôn ngữ thực tế thông qua văn bản mà tìm hiểu, phát hiện ra vấn đề, mà khám phá, xem xét để rút ra những kết luận cần thiết. Đây chính là cách dạy của phương pháp nêu vấn đề.

Bàn đến phương pháp dạy học không thể tách rời vấn đề nội dung kiến thức. Hai vấn đề này luôn gắn bó với nhau. Không phải nội dung nào cũng sử dụng phương pháp tùy tiện. Người dạy cần phải nắm vững các yêu cầu cần thiết như:

+ Cần phải nghiên cứu, xem xét nội dung kiến thức trong sách giáo khoa; + Chọn phương pháp thích hợp để tổ chức hoạt động, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc;

+ Linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp các phương pháp;

+ Thậm chí điều chỉnh kịp thời cách tổ chức hoạt động cho phù hợp với đối tượng cụ thể;

+ Các kĩ năng giao tiếp cần được thực hiện bằng hình thức hoạt động tích cực của học sinh;

+ Xây dựng môi trường giao tiếp một cách tích cực, môi trường đó phải thực sự dân chủ, tránh áp đặt, gò bó học sinh trong môi trường thụ động. Điều này sẽ

phản tác dụng, kém hiệu quảđối với giờ học tiếng Việt;

+ Qua môi trường hoạt động, người thầy tích cực chú ý điều chỉnh và phát triển vốn từ cho học sinh bằng nhiều mối quan hệ như: học sinhhọc sinh, học sinh

giáo viên, học sinhsách giáo khoa,…;

+ Thông qua việc dạy Tiếng Việt, giáo viên cũng cần chú ý đến vấn đề giáo dục đạo đức, tình cảm và nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Đây chính là lí do, là tinh thần của việc thực hiện nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai. Đó là phương pháp dạy học mới- phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, người thầy giữ vai trò là người tổ chức cho học sinh hoạt động. Mỗi học sinh đều hoạt động với sự điều hành của giáo viên. Mỗi hoạt động đều phù hợp với nội dung, mục đích kiến thức mà học sinh cần phải chiếm lĩnh và làm chủ. Chỉ có chủ động, chỉ có hoạt động một cách tự giác và tích cực thì mới tiếp nhận lượng kiến thức cho bản thân người học một cách vững chắc; - Kiểm tra học sinh. Mục đích kiểm tra là để xem học sinh đáp ứng yêu cầu

được tỉ lệ bao nhiêu, những ưu điểm, sai sót cần điều chỉnh; mức độ thông hiểu, vận dụng đến đâu; giáo viên trao đổi những thắc mắc của học sinh. Người dạy phải khuyến khích người học phát biểu, trình bày những suy nghĩ của mình về những kiến thức đang tìm hiểu;

- Tổ chức cho người học báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức sinh

động, linh hoạt, kích thích người học ham thích tham gia, mạnh dạn báo cáo kết quả

nhóm, hoặc tham gia phản biện qua kết quả của các cá nhân khác, hoặc qua kết quả

làm việc của nhóm khác, tùy theo hình thức hoạt động.

- Chuẩn bị cho học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình bằng nhiều cách sau : bằng miệng, bằng bảng con, bằng bảng của lớp, bằng phiếu học tập, bằng giấy cứng, bằng phim trong, bằng đèn chiếu,…;

- Để không khí giờ học sôi nổi, sinh động, tinh thần học tập tích cực, giáo viên có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm, hoặc cá nhân;

- Tổ chức đánh giá bằng nhiều hình thức như: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trước lớp (dùng tập thể lớp đánh giá, rất hạn chế dùng ý kiến của giáo viên); chú ý khen, biểu dương, hạn chế chê, nêu sai sót trầm trọng, phải thật khéo léo, mang tính sư phạm cao; cho điểm đúng, khách quan, có động viện, khích lệ học sinh tiến bộ, có tinh thần cố gắng vươn lên;

- Một vấn đề quan trọng đối với giáo viên dạy Tiếng Việt cần nhớ phải nắm vững và thực hiện chương trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp: tích hợp ngang, tích hợp dọc để tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho việc dạy học.

Những vấn đề cần lưu ý

Từ những lưu ý về phương pháp, về vai trò của người thầy, đến đây chúng tôi bàn đến những vấn đề cụ thể về từ nhằm phát triển tích cực vốn từ cho học sinh.

Đối với từ đơn và từ phức, cần chú ý một số từ ghép nhưng có vẻ

ngoài giống như từ láy. Giáo viên cần phải căn cứ vào nghĩa của hai yếu tố và nghĩa chung để nhận diện, xác định đâu là từ ghép.

Ví dụ: các từ: giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bèo bọt, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn

Trong những năm gần đây, nhiều từ mới đã xuất hiện trên các diễn đàn công luận của các nhà báo, các nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, các nhà khoa học,...

- “Tuy ta không thể nhìn thấy và sờ thấy giấc mơ khi ta tỉnh thức nhưng giấc mơ vẫn còn đó.”

(Linh Thoại (01/4/2007), “Nhà văn Nhật Chiêu:Chơi cùng giấc mơ”, Tuổi trẻ

online)

Từ tỉnh thức là từ ghép của hai từ tỉnh thức chỉ hai trạng thái gần giống nhau, đó là chỉ con người trong trạng thái không ngủ. Tuy nhiên nếu phân tích nghĩa của hai từ ta sẽ thấy có sự khác biệt. Trạng thái tỉnh làm rõ cho trạng thái thức. Trạng thái thức là trạng thái xảy ra sau giấc ngủ và tác giả khẳng định rõ thêm là con người ấy trong trạng thái tỉnh, có nghĩa con người ấy cảm nhận được, hiểu ra

được vấn đềđó là có thực, vừa mới xảy ra - giấc mơ.

- “Đối với tôi, giấc mơ là rất thật và tôi muốn cho cái thật đó trình hiện”.

(Linh Thoại (01/4/2007), “Nhà văn Nhật Chiêu:Chơi cùng giấc mơ”, Tuổi trẻ

online)

Ở ví dụ này, tác giả lại một lần nữa ghép hai từ đơn lại thành một từ ghép

trình hiện. Hai từđơn có cùng nghĩa: đang hiện hữu, đang xuất hiện.

Đối với Từ trái nghĩa, cần chú ý những cặp từ trái nghĩa. Ví dụ các cặp từ :

+ chẵn – lẻ, đực – cái, chiến tranh – hòa bình, xấu- đẹp, xa- gần, rộng- hẹp, yêu -ghét, già - trẻ, cao - thấp, nông- sâu, giàu - nghèo…(từ trái nghĩa).

+ ông- bà, voi - chuột (đầu voi đuôi chuột là thành ngữ chỉ sự tương phản về

nghĩa to – nhỏ).

Đối với việc dạy học về phương ngữ, chú ý giúp học sinh phân biệt

đâu là từ địa phương, đâu là từ toàn dân để các em dùng từ chính xác; những từ

cùng chỉ một sự vật, xưng hô nhưng lại viết khác nhau . Ví dụ :

Từ chỉ “ mẹ”, người sinh ra ta.

- Bầm, u, bu, đẻ(miền Bắc); mạ, mệ(miền Trung);(miền Nam),... Từ chỉ “bố”, người có công sinh ra ta.

Trên quan điểm hệ thống phát triển vốn từ, hay phát triển nghĩa của từ có thể tăng số lượng từ bằng cách cấu tạo từ mới, có nghĩa là lấy một từ gốc Việt để kết hợp với một từ khác sẽ cho ra một từ mới

Vì dụ: từchuột (chỉ loài gặm nhấm)

+ Kết hợp với từdưa = dưa chuột (chỉ một loại dưa);

+ Kết hợp với từcon =con chuột (chỉ con chuột dùng trong máy vi tính) (ở đây cũng cần kết hợp với việc phân biệt ngữ cảnh để xác định từ, hiểu cho đúng nghĩa)

Đối với sự phát triển của từ vựng, giáo viên cần giúp cho học sinh nắm được sự phát triển của từ vựng là quy luật tất yếu của mọi ngôn ngữ, tiếng Việt của chúng ta không nằm ngoài quy luật đó. Phát triển vốn từ là nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Khi xã hội phát triển, các ngành, nghề phát triển, tiến bộ, có sự tiếp xúc, chuyển nhận từ các nền công nghệ phát triển khác thì sự phát triển từ vựng là một tất yếu, hợp với quy luật khách quan. Có hai phương thức để phát triển nghĩa của từ là :

- Phương thức ẩn dụ; - Phương thức hoán dụ. Ví dụ: từchân

+ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Từchân trong ví dụ trên được dùng với nghĩa ẩn dụ

+ Cậu Công Vinh có chân trong đội tuyển bóng đá quốc gia Từchân trong ví dụ này thì lại được dùng với nghĩa hoán dụ

Từ nghĩa gốc của từchân mà từđã chuyển thành nhiều nghĩa. Ta gọi đó là sự

phát triển nghĩa của từ vựng.

Nghĩa của từ, giáo viên giúp học sinh nắm được nghĩa của từ, đặc biệt là biết cách sử dụng đúng nghĩa của từ, giải thích được nghĩa của một số yếu tố

Hán Việt để hiểu nghĩa của từ Hán Việt; cho học sinh phân biệt được những từđồng nghĩa và hiện tượng đa nghĩa của từ.

Từ Hán – Việt

Giáo viên giúp học sinh biết cách tra tự điển các từ Hán – Việt xuất hiện trong quá trình học tập tại lớp và tự học. Cuối mỗi cuốn sách giáo khoa của các lớp 6,7,8,9 đều có in Bảng tra yếu tố Hán – Việt gồm có 50 yếu tố. Đây là điểm rất mới so với chương trình cải cách giáo dục năm 2000.

Đề cao vai trò quan trọng của giáo viên, Nguyễn Quang Uẩn [57, tr.109] khẳng định rằng: “Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được. Mối quan hệ không tách rời của tư duy và ngôn ngữ được thể hiện trong ý nghĩa của các từ.”

Chính tầm quan trọng của việc nhận thức, nắm bắt nghĩa của từ mà có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của học sinh. Điều này càng đề cao vai trò của người thầy trong giờ dạy học tiếng Việt.

Bên cạnh yêu cầu của người dạy Ngữ văn chú ý đến yếu tố tâm sinh lí của học sinh, mục tiêu cấp học, không thể không quan tâm đến cơ sở tâm lí ngôn ngữ

học.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo quan niệm: “ Thủ đắc ngôn ngữ nói chung và từ ngữ nói riêng phải thông qua hoạt động. Giao tiếp chính là môi trường để thủđắc từ ngữ. Mặt khác, mục đích của việc dạy học từ

ngữ cũng như học bất kì một ngôn ngữ nào là để tham gia vào hoạt động giao tiếp.”[6, tr.86]

Muốn việc phát triển vốn từ cho học sinh lớp 9 có hiệu quả thực sự, giáo viên cần phải chú ý đến yếu tố tâm sinh lí của lứa tuổi 14 này. Năng lực từ ngữ là một nội dung, một vấn đề quan trọng đối với học sinh trong giờ học tiếng. Năng lực từ ngữ chính là kết quả của quá trình trau dồi vốn từ vựng của bản thân người học.

Đó là:

- Vốn từ của cá nhân: là vốn từđược hình thành bằng cách học tự nhiên của người bản ngữ..., vốn từ cá nhân có những đặc điểm:

+ Vốn từ vựng của một ngôn ngữ và vốn từ của cá nhân sử dụng có quan hệ

bao hàm. Vốn từ của cá nhân chính là bộ phận của vốn từ vựng chung.

Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng vốn từ cá nhân và vốn từ chung có một khoảng giao, khoảng giao đó chính là khoảng chung. Chính vốn từ trong khoảng giao này là vốn từ rất quan trọng mang tính toàn dân, mang tính phổ biến, thống nhất cao, giúp học sinh, giúp cho mỗi cá nhân có thể giao tiếp được ở bất kì một vùng nào. Do đó, việc phát triển vốn từ cho học sinh là rất quan trọng.

Vậy ta cũng hiều rằng vốn từ của cá nhân luôn là hệ thống mở, luôn luôn biến động, phát triển theo tuổi tác, theo môi trường sống và những hoạt động của cá nhân ấy. Vốn từ cá nhân chính là vốn từ ngữ của mỗi người đang sở hữu trong thời

điểm nhất định. Theo một quan niệm phổ biến nên khó lượng hoá vốn từ của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, theo chúng tôi, giáo viên dạy Ngữ văn THCS cũng nên tham khảo và đề ra giải pháp phát triển vốn từ cho học sinh lớp 9 trên cơ sở vốn từ ngữ của các em có được từ cấp tiểu học. Muốn như vậy, giáo viên phải kiểm tra vốn từ của các em thông qua các hình thức như hoạt động theo chủ đề (hoạt động tập thể), hoạt

động giao tiếp trong phạm vi hẹp (học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên). Có thể

vốn từ của mỗi học sinh có được từ tiểu học mang theo lên cấp THCS sẽ dần trở

thành từ tiêu cực và phải được thay thế một vốn từ khác phù hợp với môi trường,

đối tượng, nội dung giao tiếp mới hơn, cấp độ cao hơn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)