Theo hệ thống Luật thuế của Việt Nam hiện nay thì quy trình khiếu nại được xử lý như sau:
- Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, Cơ quan Thuế thi hành không đúng Luật thuế. Đơn khiếu nại được gửi đến Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế hoặc quyết định xử lý trong thời hạn (quy định trong Luật) là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, Cơ quan Thuế.
- Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý Cơ quan Thuế.
- Cơ quan Thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan để xem xét trong thời hạn 15 ngày hoặc đến 30 ngày đối với các vụ việc phức tạp.
- Cơ quan Thuế phải hoàn trả tiền thuế hoặc tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp thuế, hoặc truy thu tiền thuế, tiền phạt nếu phát hiện có sự khai man trốn thuế.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến Toà án theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không khởi kiện ra toà thì quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.
Sơ đồ 5 :Quy trình khiếu nại về thuế
Nói chung, việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại về thuế đã được bảo đảm kịp thời, đúng thời gian quy định, không có đơn thư khiếu tố tồn đọng hoặc quá hạn.
Trong kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp, việc xử lý khiếu nại về thuế đóng vai trò quan trọng. Qua việc xử lý khiếu nại, kiểm soát thu thuế có thể thu thập thông tin về tình hình thực hiện chính sách thuế của các doanh nghiệp, về những vướng mắc của các văn bản pháp luật về thuế. Đặc biệt, việc xử lý khiếu nại thuế có thể phát hiện những trường hợp khai man, trốn thuế, tránh thuế của đối tượng nộp thuế. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị giảm thuế, Luật Thuế
Đối tượng nộp thuế
Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý hoặc Quyết định xử lý Thuế
(Cục Thuế, Chi cục Thuế)
Cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp
(Cục Thuế, Tổng cục Thuế)
Toà án hành chính
GTGT trong quá trình thực hiện chưa bảo đảm công bằng, trung lập thì việc giải quyết khiếu nại thuế lại càng trở nên bức xúc.
Tuy vậy, trong thời gian qua việc giải quyết khiếu nại về thuế có một số điểm lưu ý là:
- Hầu hết các trường hợp khiếu nại đều do Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý hoặc Cơ quan Thuế cấp trên giải quyết. Rất ít trường hợp khiếu nại lên Bộ Tài chính hoặc khởi kiện ra toà.
- Số lượng đơn khiếu nại tập trung nhiều ở khu vực các doanh nghiệp tư nhân do hiểu biết về pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế còn hạn chế.
- Chưa có một tổ chức giải quyết khiếu nại về thuế riêng. Hiện nay, Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng về thuế chịu trách nhiệm giúp Thủ trưởng Cơ quan Thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế. Do vậy, thời gian và nhân lực bố trí cho việc này còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết khiếu nại về thuế.
Thực trạng trên làm cho Cơ quan Thuế chưa được nhận thức đúng đắn là một cơ quan quản lý Nhà nước độc lập, mang nặng tính áp đặt, quyền hành. Nhiều doanh nghiệp có vướng mắc về thuế nhưng không muốn khiếu nại mà tìm cách lách Luật để kinh doanh. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, để giải quyết khiếu nại về thuế có một hệ thống toà án thuế thực hiện và hệ thống này được tổ chức theo ngành dọc. ở địa phương, Toà án thuế được tổ chức độc lập với Cơ quan Thuế, ở Trung ương có Toà án thuế quốc gia trực thuộc Tổng cục Thuế. Quy trình khiếu nại có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 6 :Quy trình xử khiếu nại về Thuế theo kinh nghiệm của Nhật bản
Mô hình tổ chức khiếu nại trên có ưu điểm rõ nét là bảo đảm sự độc lập của Cơ quan Thuế ở địa phương với Toà án thuế địa phương, do đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia khiếu nại về thuế, bảo đảm công bằng trong xã hội.
ở Việt Nam, theo tác giả về lâu dài cũng cần thành lập một Toà án chuyên giải quyết khiếu nại thuế ở địa phương. Đồng thời, pháp luật cũng cho phép Cơ quan Thuế có quyền khởi tố các đối tượng nộp thuế vi phạm nghiêm trọng Luật thuế lên Toà án hành chính (như ở Nga đã thành lập bộ phận cảnh sát thuế). Trong thời gian trước mắt, cần có tổ chức thực hiện việc giải quyết khiếu nại về thuế riêng, đó là một Phòng độc lập trực thuộc Cục thuế địa phương. Bên cạnh việc tổ chức bộ phận khiếu nại thuế, cũng cần đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên trách giải quyết khiếu nại về thuế, bảo đảm lợi ích của các đối tượng nộp thuế cũng như lợi ích của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Đối tượng nộp thuế
Toà án Thuế địa phương
Toà án Thuế quốc gia