II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM
2. Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch
2.5. Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch. Một số giải pháp định hướng như sau:
+ Tiếp tục khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác có liên quan như dịch vụ vận chuyển, tư vấn du lịch, vui chơi, giải trí,… Cần công khai các thông tin về dự báo lượng khách du lịch và quy hoạch phát triển các điểm, khu, tuyến du lịch để thu hút đầu tư của tư nhân vào các điểm du lịch trọng điểm.
+Sơ Thương mại – Du lịch có thể làm chủ đầu tư xây dựng các dự án khu du lịch – vui chơi giải trí, ăn uống tại một vài điểm du lịch như dự án xây dựng hệ thống nhà nghỉ, bể bơi, ăn uống, nghỉ dưỡng tại điểm du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, hay dự án khách sạn 3, 4 sao tại thành phố Việt Trì,….những dự án này nếu hoạt động tốt sẽ là sức hút đối với hoạt động đầu tư của các khu vực khác.
2.5. Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. đầu tư.
Để thực hiện quan điểm phát triển du lịch bền vững thì một yêu cầu được đặt ra đối với tỉnh Phú Thọ là từng bước phải giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời nâng cao năng lực nội tại của bản thân tỉnh nhà. Trong cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho du lịch của Phú Thọ hiện mới chỉ có 2 nguồn chính là nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và nguồn thứ hai là từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ của địa phương với các Bộ, ngành nên không có tính chất ổn định, bền vững trong giai đoạn dài. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách của địa phương trọng giai đoạn hiện nay có quy mô quá nhỏ, chưa thể chủ động trong việc đầu tư cho phát triển ngành du lịch. Chính vì thế, việc tăng cường huy động nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn tới. Bên
cạnh việc gia tăng quy mô nguồn vốn thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển. Một số định hướng đối với các nguồn vốn cụ thể như sau:
2.5.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
- Vốn XDCB tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí vốn đối ứng, các dự án hạ tầng tạo khả năng thu hút vốn cho các dự án phát triển sản xuất có tỷ lệ thu ngân sách cao. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách cấp huyện, xã (nguồn thu tiền sử dụng đất được để lại theo phân cấp);
- Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA): Tập trung cho các dự án giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, trạm y tế xã; nước sinh hoạt cho đô thị và nông thôn; xử lý nước thải, chất thải rắn, vệ sinh môi trường; phát triển lưới điện nông thôn, các khu vực vùng sâu vùng xa; phát triển hạ tầng đô thị; đầu tư cho các trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề, dân tộc nội trú... nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nói riêng, tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.
Rà soát, đánh giá các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25- 30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn sau năm 2010.
- Đối với vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách Nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các chương trình, dự án đang thực hiện như chương trình giao thông vành đai các khu du lịch rừng quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch đầm Ao Châu, Đền Mẫu Âu
Cơ,.. đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì, tập trung hoàn thành khu vực công viên Văn Lang...
Đối với những dự án quan trọng về giao thông, hạ tầng đô thị có khả năng thu hồi vốn như: sử dụng quỹ đất hoặc công trình tạo vốn hoàn trả nguồn vốn vay cần có cơ chế tài chính đặc thù (cụ thể đối với từng dự án) để vay vốn trong và ngoài nước lãi suất thấp, hoặc vay vốn nhàn rỗi Kho bạc nhà nước để đầu tư. Thực hiện chính sách tiết kiệm chi, giành 50% nguồn vượt thu từ ngân sách tỉnh hàng năm để bổ sung vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng.
- Đối với nguồn vốn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần được tính trước một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về giao thông, các dự án thuỷ lợi, điện v.v...
2.5.2. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh):
Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng dịch vụ, du lịch; hạ tầng các khu đô thị, vệ sinh môi trường; các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao... theo chính sách xã hội hóa và quy hoạch phát triển du lịch. Tiếp tục huy động các nguồn lực từ dân cư để thực hiện các chương trình: Giao thông nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo; trùng tu, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử, góp phần gìn giữ cảnh quan các khu du lịch và vệ sinh môi trường.
2.5.3. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hướng trọng tâm là thu hút đầu tư hạ tầng vào các cụm, khu du lịch và điểm du lịch; thực hiện các biện pháp ưu đãi về tài chính như cho vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế khi đầu tư vào các khu vực trọng điểm,…và các chính sách ưu đãi khác như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ trong việc quảng bá thương hiệu,.. hoặc liên doanh thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (của các tập đoàn kinh tế, tài
chính) nhất là với các dự án giao thông đô thị, các khu đô thị mới, hạ tầng du lịch, dịch vụ...