Xác định khả năng đáp ứng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 93 - 95)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM

2. Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch

2.2. Xác định khả năng đáp ứng vốn đầu tư

2.2.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã xác định nguồn từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch Phú Thọ chiếm khoảng 45% tổng nguồn vốn cho giai đoạn sau năm 2010 (đầu tư cho các lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch). Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần :

- Tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển du lịch. Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, do đó có thể duy trì được trong tương lai. Tuy nhiên do điều kiện sống trung bình của tỉnh còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn rất cần sự đầu tư của tỉnh nên việc thực hiện tiết kiệm chi ngân sách cho đầu tư phát triển du lịch là khó thực hiện được giai đoạn trước năm 2010.

- Kêu gọi trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, công trình du lịch trọng điểm quốc gia như cụm khu du lịch Đền Hùng, Bến Gót, rừng quốc gia Xuân Sơn,…

- Xây dựng các dự án có căn cứ rõ ràng để tranh thủ các nguồn lực thông qua các chương trình lớn của Nhà nước, của ngành du lịch và các tổ chức quốc tế.

- Tạo nguồn vốn từ quỹ đất (đấu thầu quyền sử dụng đất) là một trong những hướng đi được một số tỉnh áp dụng thành công, nếu áp dụng tốt chính sách này sẽ tạo nguồn thu quan trọng của tỉnh, góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống thất thu thuế từ các doanh nghiệp và các hộ tư nhân. Tiết kiệm các khoản chi không cần thiết, tăng cường liên doanh với các địa phương khác để phát triển du lịch.

2.2.2. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp

Nguồn vốn từ các doanh nghiệp gồm vốn do bản thân các doanh nghiệp đóng góp, vốn liên doanh và các nguồn vốn khác do doanh nghiệp huy động được. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch thì đây là nguồn vốn rất quan trọng, đáp ứng 40% nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn sau 2010. Để tăng nguồn vốn này cần:

- Thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tạo sự thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh du lịch.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi (giá cho thuê đất và chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc giữa các bên…) cho các nhà đầu tư vào Phú Thọ.

- Kết hợp nhiều hình thức liên doanh kể cả 100% vốn nước ngoài; chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận và lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có năng lực tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác đầu tư.

2.2.3. Nguồn vốn đầu tư của dân cư

Đây là một nguồn vốn quan trọng cần phải tăng cường khai thác do lượng vốn nhàn rỗi trong dân còn nhiều. Nguồn vốn của dân cư đóng góp khoảng 15% nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch giai đoạn sau 2010. Để huy động có hiệu quả nguồn vốn này cần khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường tài chính tin cậy, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay, mở rộng các nguồn thu; thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực như giáo dục, y tế,…và khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng.

Phú Thọ có điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần khẩn trương xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm,…mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư. Đơn giản hóa các thủ tục giấy phép đầu tư, nghiên cứu việc phân cấp, giao quyền xét, cáp giấy phép đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w