Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

II. THỰC TRẠNG CSHTDL PHÚ THỌ

4.Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch

4.1. Hệ thống giao thông đường bộ

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc và được phân bổ tương đối đều, hợp lý. Mật độ đường ô tô đạt 1,09km/km2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0,62km/km2)

Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài 11.483km; trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262km, 39 tuyến đường tỉnh với chiều dài 724km (13 tuyến chính và 26 tuyến nhánh), 94 tuyến huyện lộ dài 639km, 95km đường đô thị, 44km đường chuyên dùng, 1.722,6km đường xã và liên xã,…Ngoài ra còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.

- Quốc lộ: có 5 quốc lộ nằm trên địa bàn tỉnh (quốc lộ 2, 32, 32B, 32C, 70) với tổng chiều dài 262km đã được vào cấp và rải mặt đường nhựa từ cấpV đến cấp III. Có 104 cây cầu với tổng chiều dài 1.502m; 883 cống các loại và 5 bến phà.

- Đường tỉnh: Mạng lưới đường tỉnh được bố trí khá hoàn hảo, chiếm tỷ lệ lớn về số đầu tuyến và chiều dài. Toàn tỉnh có 13 tuyến chính và 26 tuyến nhánh, mang số hiệu từ ĐT 313 – 325 với tổng chiều dài 724km. Tuy nhiên, các tuyến đường tỉnh hiện nay đã bị xuống cấp rất nhiều, mặt đường hẹp và nhiều đoạn rất khó đi.

- Đường đô thị: Gồm các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ với tổng chiều dài 95km. Nhìn chung các đoạn đường đô thị đều được tu sửa liên tục nên chất lượng tốt.

- Đường giao thông nông thôn: Gồm các đường huyện, đường xã, đường thôn, xóm và đường lên đồi ra đồng với tổng chiều dài là 10.358km, trong đó, đường bê tông xi măng 1.043km (chiếm 10,06%), đường nhựa 352km (chiếm 3,39%), đường đá dăm, cấp phối 1.157km (chiếm 15,03%) và đường đất 4.406km (chiếm tới 70,98%).

4.2. Giao thông đường sắt

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội – Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy với tổng chiều dài 89,5km.

Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 74,9km. Giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hóa, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh cũng nhử xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng. Đây là tuyến đường sắt nôi trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, từ đó có thể thông sang Trung Quốc. Ba tuyến nhánh đi qua các khu công nghiệp, nhà máy với tổng chiều dài 14,6km.

Toàn tuyến Hà Nội – Lào Cai có 38 ga và trạm, các ga đều ở dạng vĩnh cửu, 27 ga đã bị xuống cấp hư hỏng. Đường ga dùng ray P34-P30-P24. Hệ thống tín hiệu trong các ga đa phần dùng dây trần, chất lượng đàm thoại kém, tín hiệu yếu, chạy tàu bằng thẻ đường, máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 8 ga, trong đó chỉ có một ga hàng hóa là ga Tiên Kiên; khoảng cách trung bình giữa các ga là 8,5km.

4.3. Giao thông đường sông

Tỉnh Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Lô, sông Đà. 3 con sông này gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra còn một số sông nhánh như: sông Chảy, sông Bứa. Hầu hết các huyện, thị đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thủy thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế. Tổng chiều dài đừng sông trên 3 sông chính của Phú Thọ là 227km với 595 phương tiện vận tải từ 50 tấn trở lên hoạt động.

Tỉnh có 2 cảng được quy hoạch và xây dựng khá hoàn chỉnh và đang khai thác hiệu quả:

- Cảng Việt Trì: là cảng đầu mối do Trung ương quản lý với công suất thiết kế là 800.000 tấn/năm, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác được trên 50% công suất.

- Cảng An Đạo: là cảng chuyên dùng của nhà máy giấy Bãi Bằng, có công suất 350.000 tấn/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)