II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM
2. Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch
2.4. Phân kỳ đầu tư
Phân kì đầu tư cũng là một vấn đề quan trọng để đạt hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng CSHDL. Mỗi giai đoạn có điều kiện khác nhau nên việc lựa chọn đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào cũng có sự khác nhau. Đối với Phú Thọ là một tỉnh đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư phát triển ngành du lịch, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, xem xét các yếu tố về điều kiện CSHT phát triển du lịch, điều kiện về nguồn lực phát triển thì cần phận thành hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 2010 và giai đoạn từ 2010 đến 2020.
2.4.1. Giai đoạn trước 2010:
- Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội. Để phát triển bất cứ ngành nào thì việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để thực hiện mục tiêu của giai đoạn sau thì ngay trong giai đoạn trước 2010, tỉnh Phú Thọ cần tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản như đường giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc,..đây là những điều kiện thiết yếu để có thể tiến hành khai thác và thu hút đầu tư vào du lịch. Trọng điểm đầu tư là hệ thống hạ tầng đô thị khu vực thành phố Việt Trì, khu du lịch Đền Hùng và khu du lịch Văn Lang.
- Bước đầu đầu tư cho một số khu, điểm du lịch trọng điểm như khu du lịch. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ bản, tỉnh Phú Thọ cần từng bước đầu tư cho một số điểm du lịch trọng điểm, đặc biệt là Đền Hùng và Văn Lang. Thực hiện việc này là để cơ sở hạ tầng điểm du lịch không quá lạc hậu so với kết cấu hạ tầng xã hội. Sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho việc đưa các điểm du lịch vào khai thác có hiệu quả.
- Đầu tư bảo vệ môi trường và các tài nguyên du lịch. Hiện nay Phú Thọ vẫn chưa có một bộ tiêu chí nào để đánh giá chất lượng môi trường du lịch. Vì vây,
thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, xây dựng tiêu chuẩn môi trường du lịch. Bên cạnh đó, phải đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung cho từng khu du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường đầu tư các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn và thùng rác tại nhiều nơi trong khu du lịch; đặt các biển cảnh báo để nâng cao ý thức của khách. Thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường…
- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Hiện nay, nhân lực cho ngành du lịch Phú Thọ còn rất hiếm, hầu hết là chưa quan đào tạo. Do vậy, để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải đầu tư đào tạo nguồn nhân lực ngay từ bây giờ. Trong giai đoạn tới cần phải mở thêm các khóa về du lịch như quản lý khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, kinh tế du lịch,..Trước hết cần mở thêm các khoa trong các trường trên địa bàn tỉnh (Đại học Hùng Vương, trường Cao Đẳng kinh tế Phú Thọ, trường Dân tộc nội trú Trung ương, các trường dạy nghề,…bên cạnh đó phải liên kết với các trường đại học của tỉnh khác như Đai học du lịch, Đại học kinh tế quốc dân,…mở thêm các lớp đào tạo từ xa về nghiệp vụ du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền du lịch: tiếp tục thực hiện mối liên kết du lịch với các tỉnh Yên Bái và Lào Cai, thường xuyên tổ chức các sự kiện du lịch, xây dựng các chương trình truyền hình trực tiếp trên truyền hình, các phim tài liệu giới thiệu về tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ,…nhằm thu hút khách du lịch cũng như những nhà đầu tư từ bên ngoài.
2.4.2. Giai đoạn 2010-2020
- Đầu tư hoàn thiện các điểm, khu du lịch trọng điểm. Giai đoạn này là giai đoạn sau khi đã có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, cần phải tập trung đầu tư quy mô lớn vào các điểm du lịch trọng điểm để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhanh chóng đưa các khu du lịch vào khai thác. Đặc biệt cần quan tâm đầu tư hoàn
thành dự án khu du lịch Đền Lạc Long Quân thuộc cụm khu du lịch Đền Hùng, dự án công viên Văn Lang thuộc khu du lịch Văn Lang, dự án khu du lịch Đầm Ao Châu, nước nóng Thanh Thủy,…Đây là những điểm du lịch trọng điểm, đã được khai thác bước đầu và có thể đưa vào khai thác hiệu quả ngay sau khi hoàn thành.
- Tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực phải được thực hiện thường xuyên. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực được thể hiện thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các cơ sở đào tạo, tổ chức các cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi, có quỹ học bổng xứng đáng giành cho những thí sinh xuất sắc,…
Để xây dựng được thương hiệu trong lĩnh vực du lịch, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ cần đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch có tính đặc trưng riêng. Trong giai đoạn này, cần phải xây dựng các dự án đầu tư cơ sở vật chất và thuê các chuyên gia về nghiên cứu, khôi phục, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống, trùng tu các công trình kiến trúc cổ nhưng không được làm mất đi tính nguyên sơ của công trình (Một số công trình kiến trúc cổ phải tiến hành trùng tu ngay là Đền Thượng thuộc khu di tích Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa,..); tiếp tục đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống với các sản phẩm đặc trưng của vùng đất trung du miền núi như làng nghề mây tre đan Đỗ Xuyên, làng nghề nón là Sơn Nga, ủ ấm Sơn Vi, làng mộc Minh Đức,..
Một hướng đầu tư quan trọng làm đa dạng sản phẩm du lịch là đầu tư nâng cấp và hình thành các khu, điểm du lịch. Các khu, điểm du lịch là nơi cung cấp các sản phẩm du lịch đa dạng, có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của du khách nên có sức hút mạnh và khả năng tăng thu nhập cao. Do đó, ngành du lịch cần tham mưu cho tỉnh thiết lập các dự án quy hoạch chi tiết làm cơ sở lập các dự án đầu tư cụ thể kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.
- Đầu tư mạnh cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các công trình dịch vụ. Để khai thác tài nguyên du lịch không thể không cần tới hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch. Một hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, tiện nghi đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng sẽ có sức hấp dẫn với du khách, giúp thu hút được nhiều khách du lịch cũng như kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của họ. Thời