Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 79)

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN

2. Những hạn chế tồn tại

2.1. Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành. đủ nhu cầu phát triển của ngành.

Theo tính toàn của Sở Thương mại và Du lịch Phú Thọ trong dự án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 thì nhu cầu vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch (không tính đến xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội) năm 2008 là khoảng 1.960 tỷ đồng, tuy nhiên thực tế chỉ đạt được gần 1250 tỷ đồng, bằng 64% nhu cầu. Sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư làm cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ diễn ra tương đối chậm hơn so với các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hòa Bình.

2.2. Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối

Trong tổng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thì tỷ trọng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch còn thấp, đặc biệt là lĩnh vực vui chơi giải trí, cơ sở ăn uống, lưu trú, là những yếu tố giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Hình 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHTDL theo nội dung đầu tư

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)

Hình 2.10 cho thấy sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội chiếm tỷ lệ quá lớn, thường xuyên ở mức trên 65% trong khi vốn đầu tư cho những cơ sở vật chất kỹ thuật của bàn thân ngành du lịch quá nhỏ: cơ sở vui chơi, giải trí chỉ có 1-2%, cơ sở ăn uống, lưu trú chỉ chiếm khoảng 15%. Kết quả là hiện nay, cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho du lịch đã tương đối hoàn thiện, hệ thống đường giao thông, nhất là đường bộ đã khá đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, hệ thống điện, nước cung cấp đủ cho sinh hoạt và kinh doanh, hầu hết các xã, thôn đã có điện và nước sạch để dùng,…trong khi đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật khác như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí lại quá thiếu.

- Về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng: sự mất cân đối thể hiện rất rõ trong cơ cấu vốn đầu tư theo địa bàn (xem hình 2.5). Sự tập trung nguồn vốn vào thành phố Việt Trì khiến cho các huyện khác khó có khả năng phát triển, không thể khai thác được lợi thế và các tiềm năng khác của địa phương. Một số huyện khó khăn, do không có điều kiện phát triển du lịch nên cơ sở hạ tầng không được đầu tư, hiện đang rất khó có cơ hội thoát nghèo.

- Theo nguồn hình thành: Giai đoạn 2001-2008, mặc dù tỷ lệ đóng góp của khu vực tư nhân có tăng còn rất hạn chế. Hiện nay, tỷ lệ đóng góp của tư nhân mới chiếm trung bình khoảng 17,5% trong tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL và ngành du lịch của tỉnh còn phục thuộc rất nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước, đặc biệt là nguồn hỗ trợ của trung ương. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của chính quyền tỉnh trong việc quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư cho du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.3. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHTDL còn nhiều yếu kém, bất cập

- Công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa được nhanh chóng và hiệu quả, mang tính chắp vá, thụ động và còn mang nhiều yếu tố chủ quan. Công tác điều tra xác định giá còn mang tính thống kê đặc trưng.

- Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều tồn tại kể từ khâu hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu đến việc tiến hành đấu thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu còn mang tính chủ quan, khép kín.

- Công tác giám sát và đánh giá đầu tư còn thiếu chặt chẽ, chất lượng công tác thẩm định còn thấp nên khi đưa một số dự án vào triển khai hiệu quả không đạt được như mong muốn.

- Các chính sách thu hút đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch chưa đạt có sức hấp dẫn, các chính sách

ưu tiên chưa cụ thể, rõ ràng, tạo tâm lý e ngại cho nhà đầu tư, đã khiến một số nhà đầu tư phải rút lui sau khi đã có ý định đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh.

- Việc quản lý vốn đầu tư phát triển đặc biệt là vốn NSNN cho việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém gây tình trạng thất thoát và lãng phí vốn, kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý, vốn đầu tư dàn trải theo kiểu chia phần nên việc đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Tóm lại, một số hạn chế tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHTDL tỉnh Phú Thọ là: Quy mô vốn huy động còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành; sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHTDL; công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng CSHTDL còn nhiều yếu kém.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w