Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 91)

I. QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ

2.Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

2.1. Quan điểm phát triển

Quán triệt tinh thần của Nghị quyết 01-NQ/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình 987/Ctr-UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, chiến lược phát triển du lịch của cả nước; để phù hợp với đặc điểm, tình hình trong giai đoạn mới, các quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ là:

- Đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có; phát triển du lịch làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị và toàn thể cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Phát triển du lịch bền vững đặt trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước; phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa đói giảm nghèo; có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm hỗ trợ, tác động lẫn nhau phát triển.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa vùng Đất Tổ Hùng Vương.

2.2. Mục tiêu phát triển

Trên cơ sở quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, dựa trên Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc, quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội thực tế của tỉnh Phú Thọ và dự báo tình hình trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ đã đưa ra các mục tiêu cụ thể phát triển ngành du lịch của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2008-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2020

Tổng lượt khách đến Ngàn người 4.551 7.615

Tổng số khách lưu trú, trong đó : - Khách quốc tế

- Khách nội địa Ngàn người

451 5,3 445,7 1.215 15 1.200 Tổng thu nhập từ du lịch

- Thu từ khách tham quan

- Thu từ khách lưu trú Ngàn USD

47.571,2 32.800 14.771,2 195.200 108.800 86.400 Tổng GDP ngành du lịch Ngàn USD 33.300 140.544 Tỷ lệ GDP du lịch so với ngành dịch vụ % 13,3 17,3 Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch %/năm 26,7 14,5

Cơ sở lưu trú Phòng 1.845 5.690

Nhu cầu lao động Người 10.625 36.416

(Nguồn : Dự án Quy hoạch Điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020)

3.Những định hướng chính trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở chiến lược đầu tư phát triển của ngành du lịch Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế, và định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, những định hướng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ bao gồm:

3.1. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ

Hệ thống các cơ sở lưu trú và dịch vụ là một phần quan trọng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. Một loại hình cơ sở lưu trú mới được đưa vào khai thác tương đối thành công và được khách du lịch ưa thích đó là nhà dân có phòng cho thuê. Loại hình này vừa tiết kiệm cho ngành do không phải đầu tư cơ sở vật chất, vừa phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên cần được nghiên cứu triển khai, tuy nhiên ngành du lịch cần hướng dẫn và hỗ trợ người dân những kiến thức về du lịch (giao tiếp, ứng xử, cách thức phục vụ), đồng thời phải tăng cường công tác quản lý để đảm bảo chất lượng phục vụ và an ninh an toàn cho khách du lịch.

Bên cạnh việc đầu tư vào các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ kể trên, để hấp dẫn giữ được khách du lịch lưu trú dài ngày cần phải triển khai các khu vui chơi giải trí. Khi đời sống của người lao động được cải thiện, quỹ thời gian nhàn rỗi cũng như thu nhập ngày càng tăng, điều kiện đi lại dễ dang thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng tăng mạnh. Thực tế hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực vui chơi giải trí tại nhiều địa phương như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hướng phát triển này.

3.2. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù lịch đặc thù

Du lịch là ngành kinh tế mang tính định hướng tài nguyên. Phát triển du lịch cần dựa vào đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch để xác định sản phẩm đặc trưng. Vì vậy, để khai thác lâu dài cần có chính sách phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch, đầu tư tôn tạo các danh lam thắng cản, di tích văn hóa lịch sử, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Bên cạnh đó, Phú Thọ cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn của riêng mình, vì nếu phát triển những sản phẩm tương tự như các tỉnh khác trong khu vực thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong thu hút khách du lịch đến tỉnh.

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan có thể xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Thọ là du lịch văn hóa; du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu,…Những sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm:

* Tham quan các giá trị văn hóa Việt Nam, tham gia lễ hội hành hương, hướng về cội nguồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là di tích lịch sử Đền Hùng.

+ Các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.

+ Tham quan các di tích lịch sử cách mạng.

+ Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc thiểu số.

+ Các làng nghề truyền thống.

* Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học.

+ Vườn quốc gia Xuân Sơn + Đầm Ao Châu

+ Ao Giời – Suối Tiên

3.3. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch đến và trong các khu, điểm du lịch

Để thưởng thức các sản phẩm du lịch, khách du lịch cần phải tới những nơi có tài nguyên du lịch, tuy nhiên các điểm này lại thường nằm cách xa trung tâm đô thị và hạ tầng còn yếu kém. Để có thể khai thác các giá trị tài nguyên ở các khu du lịch thì một trong những vấn đề hàng đầu là nhanh chóng cải thiện hệ thống giao thông, tạo nên sự lưu thông thuận tiện đến các khu du lịch đó, bước tiếp theo đầu tư tiếp vào các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng như cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường.

Tổng kết công tác thực hiện đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2005 trên phạm vi toàn quốc của Tổng cục du lịch cho thấy đầu tư hạ tầng du lịch đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, tác động tích cực tới đầu tư du lịch, góp phần tăng khả năng đón khách du lịch. Nhà nước đã có kế hoạch đầu tư cho hạ tầng du lịch tỉnh Phú Thọ thông qua Tổng cụ du lịch trong giai đoạn 2006-2010 với tổng nguồn vốn Ngân sách là 205 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn này còn quá nhỏ bé, chưa đủ cho nhu cầu thực thế và cần huy động thêm từ nhiều nguồn khác.

3.4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Do đặc thù của ngành du lịch là sử dụng một lượng lớn lao động, kể cả lao động ngoài xã hội cho các hoạt động dịch vụ. Chất lượng dịch vụ du lịch, ngoài sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, sự tiện lợi của kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành và các tiện nghi khác còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, thái độ phục vụ của độ ngũ lao động. Vì vậy nếu không có sự đầu tư phát triển nhân lực sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch.

Để có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp cần tiến hành rà soát đánh giá trình độ, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện có, kể cả cán bộ quản lý lẫn lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành; xác định lượng lao động, trình độ chuyên môn phù hợp cần có trong các giai đoạn phát triển tiếp theo để có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động của ngành. Tăng cường phố hợp với các viện nghiên cứu, các trường Đai học, trường nghiệp vụ và các chuyên gia đầu ngành, với các tỉnh bạn trong bồi dưỡng, đào tạo nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 91)