Tính [+động] của VTCK

Một phần của tài liệu VỊ TỪ CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 35 - 37)

Các vị từ hành động cĩ đặc điểm chung là biểu hiện một hành động xảy ra trong một khơng gian, thời gian, theo một phương thức nào đĩ. Hành động mà vị từ biểu thị cĩ thể là hành động chuyển tác hay hành động vơ tác. Ví dụ: (31) Mẹ nấu một bữa ăn thật ngon đãi cả nhà.

(32) Chị nhìn em chăm chú.

Một hành động tất nhiên phải cĩ chủ thể thực hiện hành động đĩ. Nếu là hành động chuyển tác, sự tác động của chủ thể đến đối tượng cĩ thể trên các phương diện sau:

i. Tác động để tạo lập đối tượng, ii. Tác động để hủy diệt đối tượng,

iii.Tác động làm thay đổi trạng thái của đối tượng, iv. Tác động làm thay đổi vị trí của đối tượng, v. Tác động nhằm yêu cầu, điều khiển đối tượng.

Nếu đối tượng là một vật vơ tri, tác động đĩ cĩ thể làm thay đổi về tính chất hay trạng thái vật lý, thay đổi về vị trí khơng gian, làm cho mất đi hoặc tạo ra đối tượng mới. Nếu đối tượng đĩ là một động vật hay con người, ngồi những tác động trên cịn cĩ thể tạo ra sự thay đổi về cảm giác, về tri giác,v.v.

Ví dụ:

(33) Anh ta bẻ gãy bĩ đũa.

(34) Bé vẽ bơng hồng.

(35) Chị ấy cho tơi một chiếc khăn.

Như vậy, các hành động theo hướng i -> iv phải là những hành động cĩ diễn biến, cĩ tốc độ, cĩ quá trình, liên quan đến một sự biến đổi tức thì của đối tượng bị tác động. Những hành động này cĩ khởi đầu, cĩ kết thúc, tạo ra một cái gì khác trước khi tác động. Kết quả là những gì hiện hữu, cụ thể cĩ thể thấy ngay tùy theo mức độ của lực tác động, cách thức và phương tiện tác động. Đây là loại hành động vt lý.

Kết quả của hành động trong các ví dụ trên cĩ thể thấy như sau:

Ví dụ Tình trạng ban đầu Hành động Kết quả

(33) Bĩ đũa nguyên vẹn bẻ Bĩ đũa bị gãy (34) Chưa cĩ hình bơng hồng vẽ Cĩ hình bơng hồng (35) Chiếc khăn của chị cho Chiếc khăn của tơi (36) Lịng người khơng cảm xúc làm Lịng người xúc động

Bảng 2: Kết quả của loại hành động vật lý

Nhưng đối với vị từ cầu khiến, tính [+ động] lại rất khác, rất đặc biệt. Hành động cầu khiến tác động đến đối tượng khơng phải bằng một sự đụng chạm, sờ nắm cụ thể, khơng cĩ các phương thức, phương tiện vật chất bên ngồi hỗ trợ mà nĩ tác động đến đối tượng bằng chính nội dung của điều cầu khiến. Đây là loại hành động bng li. Hành động ở VTCK chỉ mới là mệnh lệnh, mệnh lệnh này cĩ được đối thể tiếp nhận, thực hiện hay khơng lại là chuyện khác. Nĩi cách khác, kết quả của một hành động cầu khiến khơng thể cĩ ngay được. Ví dụ: (37) Tơi yêu cầu Nam mở cửa ra!

Khi phát ngơn câu nĩi trên, người nĩi đồng thời đã thực hiện xong hành động “yêu cầu”, nhưng kết quả của hành động này là việc “mở cửa ra” thì chưa thành hiện thực ngay được.

Tuy khơng trực tiếp tạo ra sự thay đổi tức thì của đối tượng nhưng hành động cầu khiến lại là khởi đầu cho một hành động khác do đối tượng được yêu cầu thực hiện. Hành động “yêu cầu” trong ví dụ trên sẽ kéo theo hành động

“mở cửa” của đối tượng “Nam”.

Giá trị của sự tác động này trước hết là tác động đến nhận thức để người nghe tự hành động theo nội dung được yêu cầu. Cĩ thể hình dung trong mơ hình sau:

Mơ hình 1: Mơ tả một hành động cầu khiến

Một điều hết sức đặc biệt nữa là nếu ở các vị từ khác, tính [+động] đặt chủ thể vào cương vị tự mình chịu trách nhiệm về hành động thực hiện thì ở VTCK, hành động cầu khiến đặt cả chủ thể phát ngơn lẫn người tiếp nhận vào trách nhiệm đối với điều được nêu ra: người nĩi đương nhiên chỉ cĩ thể yêu cầu điều mà người nghe cĩ khả năng thực hiện được. Người ta khơng thể yêu cầu một người nào đĩ thực hiện cái điều đại loại như:

(38) *Tơi đề nghị anh thơi làm người!

hoặc như:

(39) Xin đừng làm tan vỡ trái tim em!

(Tên dịch của bài hát Unbreak my heart!)

Khơng thể đề nghị một ai đĩ “thơi làm người”, chẳng qua cĩ thể đây là một cách nĩi ví von nhằm chê bai hành vi khơng phải người của một người nào đĩ. Cũng như vậy, khơng thể làm tan vỡ thật sự một trái tim, đây cũng chỉ là một cách nĩi tu từ mà ta cĩ thể hiểu là: đừng đánh mất tình yêu của em, đừng làm em đau khổ,v.v.

Một phần của tài liệu VỊ TỪ CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)