Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 93)

Răng.

Ngân cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp, để có thể cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những tính toán, lượng hoá rủi ro lãi suất vì hiện nay ngân hàng chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn… ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn… Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu

Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất vì phần lớn cán bộ nhân viên Ngân hàng điều chưa được trang bị những kiến thức này. Có thể phải nên thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất.

Đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế.

Ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc về bên tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ (ở bên nguồn vốn) và để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.

Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên nguồn vốn với tài sản. Xác định mức độ ổn định của nguồn vốn ngắn hạn để có thể sửd ụng một tỷ lệ nhất định an toàn cho đầu tư dài hạn.

Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tường xứng, hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi.

Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai do không cân xứng nguồn vốn và tài sản; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất.

Cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể sử dụng các công cụ tài chính hiện đại, ứng dụng các nghiệp vụ phát sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chẳng hạn, một trong những điều kiện quy định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro” thì cần được xúc tiến tại ngân hàng trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 93)