Tình hình thay đổi lãi suất trong thời gian qua tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 74 - 78)

Trong thời gian qua lãi suất thị trường có nhiều biến động, lãi suất tăng liên tục kéo theo sự gia tăng của lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Ngân hàng. Sự gia tăng của lãi suất đầu vào và đầu ra của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua hai bảng số liệu sau:

Bảng 12: Biến động lãi suất huy động tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/ 2008 Đvt:% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quí 3/2008 Tốc độ 2006/2005 2007/2006

1. Tiền gửi KKH của

TCKT 2,50 3,00 3,50 4,00 20,00 16,67 2. Tiền gửi TK 7,12 7,35 7,50 10,18 3,23 2,04 Tiền gửi TK KKH 4,00 4,50 5,00 6,00 12,50 11,11 Tiền gửi TK CKH < 12T 7,25 7,40 7,60 10,25 2,07 2,70 Tiền gửi TK CKH = 12T 8,00 8,65 8,75 9,25 8,13 1,16 TK bậc thang ngắn hạn 8,05 8,50 8,80 9,50 5,59 3,53 3. GTCG ngắn hạn 8,25 8,50 8,75 10,90 3,03 2,94 4. Vốn điều chuyển 8,00 8,50 8,75 9,00 6,25 2,94 Tổng khoản mục NCLS 5,45 5,79 6,27 8,87 6,24 8,29 Tổng khoản mục LSCĐ 8,40 8,75 9,25 12,90 4,17 5,71

Lãi suất trung bình 5,84 6,26 6,81 9,22 7,19 8,79

(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007, quí 3/2008)

Ta thấy, lãi suất của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua các năm có xu hướng tăng dần, cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đều tăng. Cụ thể, lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 2,5%/năm (năm 2005) lên 3,0%/năm và 3,5%/năm trong hai năm tiếp theo 2006 và 2007. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng theo. Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng có lãi suất tăng từ

Bảng 13: Biến động lãi suất cho vay tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008

Đvt:%

Chỉ tiêu Năm

2005 Năm 2006 Năm 2007 3/2008Quí

Tốc độ 2006/2005 2007/2006 Cho vay ngắn hạn 13,38 14,50 16,50 18,50 13,50 15,50 Đầu tư CK ngắn hạn 8,33 8,33 8,50 8,50 7,33 7,50 Tổng khoản mục NCLS 13,35 14,46 16,47 18,46 13,46 15,47 Tổng khoản mục LSCĐ 14,00 15,50 18,50 19,50 14,50 17,50

Lãi suất trung bình 13,57 14,85 17,24 18,81 13,85 16,24

5,84 6,26 6,81 9,22 13,57 14,85 17,24 18,81 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lãi suất (%/năm)

Lãi suất huy động trung bình Lãi suất cho vay trung bình

7,25%/năm (năm 2005) lên 7,4%/năm (năm 2006), 7,6%/năm (2007). Các hình thức huy động khác cũng có lãi suất ngày càng cao. Cùng với sự gia tăng trong lãi suất huy động vốn của Ngân hàng, thì lãi suất vốn điều chuyển nhận từ trên xuống cũng tăng theo. Bên cạnh đó, lãi suất của các khoản mục đầu tư tín dụng và chứng khoán của ngân hàng cũng không ngừng gia tăng. Năm 2006 tăng 13,85% so với năm 2005, năm 2007 tăng 16,24% so với năm 2006.

Hình 8: Biến động lãi suất huy động và cho vay của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008

(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007)

Nguyên nhân làm cho lãi suất của Ngân hàng liên tục tăng trong thời gian từ năm 2005 đến 2007 là do kết quả của cuộc đua cạnh tranh huy động vốn diễn ra ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng, do tình trạng thị trường tiền tệ nóng lên,

chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trong thời gian qua, lãi suất huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng từ 0,3% - 1,5%/năm tùy theo từng kỳ hạn, từng loại hình huy dộng và các chương trình khuyến mãi của từng ngân hàng…

Nhìn chung lãi suất huy động của các NHTMCP kỳ hạn 12 tháng dao động từ 12,6% - 14,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng từ 16,5% - 17,5%/năm, cho vay trung và dài hạn từ 17,8% - 19,5%/năm. Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng còn cạnh tranh huy động vốn bằng các hình thức khuyến mãi…. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất khiến các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữ khách, nếu không khách hàng sẽ rút tiền đi gửi ngân hàng khác, thực ra việc tăng lãi suất huy động trong thời gian này không hoàn toàn do nhu cầu vốn tăng. Lãi suất huy động liên tục tăng, kéo theo lãi suất cho vay cũng liên tục tăng theo lãi suất huy động. Ta thấy, từ năm 2005 dến 2007, lãi suất cho vay của Ngân hàng có phần tăng nhanh hơn so với lãi suất huy động, nguyên nhân là do ngoài tăng lãi suất huy động Ngân hàng còn sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi nên lãi suất hiệu dụng tăng lên. Chính vì thế, lãi suất cho vay phải tăng cao hơn lãi suất huy động mới đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác, vào thời điểm năm 2005, 2006 lãi suất cho vay mặt dù có tăng nhưng vẫn còn trong khả năng chấp nhận của người cần vốn nên Ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay tăng khá cao so với lãi suất huy động trong năm 2007.

Sang năm 2008, lãi suất tăng nhanh đột biến, nguyên nhân là do thực hiện chủ trương kìm chế lạm phát của Chính Phủ, NHNN thắt chặc cung tiền, liên tục tăng lãi suất cơ bản nên lãi suất huy động của Ngân hàng tăng theo và liên tục tăng nhanh, lãi suất huy động tăng nên lãi suất cho vay tăng theo. Nhưng ta thấy trong 3 quí đầu năm 2008, lãi suất cho vay lại tăng chậm hơn lãi suất huy động và chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra bị thu hẹp lại, do cuối năm 2007 lãi suất cho vay của Ngân hàng đã ở mức cao nếu tiếp tục tăng theo mức độ tăng của lãi suất huy động thì người dân không thể nào tiếp cận được vốn ngân hàng vì không có khả năng trả lãi. Bên cạnh đó theo qui định của bộ luật dân sự thì lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất huy động nên Ngân hàng dù có tăng lãi suất cho vay thì cũng phải thấp hơn 21%/năm.

Việt Nam chỉ mới áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận mà bản chất là cho các ngân hàng tự quyết định lãi suất huy động và cho vay từ năm 2002, đó là một thời gian chưa dài. Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Trước việc tăng lãi suất huy động khá nhanh thời gian vừa qua, là một vấn đề đáng lo ngại, vì sự tác động của nó tới lãi suất cho vay, gây ảnh hưởng không tốt tới đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Còn nếu ngân hàng tăng lãi suất huy động mà không tăng lãi suất cho vay thì khoảng cách lãi suất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận giảm và không trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn ngân hàng đến hậu quả tương tự khi người vay vốn gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 74 - 78)