Phân tích tình hình biến động thu nhập lãi của Ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 69)

Cùng với sự gia tăng trong chi phí trả lãi của Ngân hàng, thì thu nhập lãi của Ngân hàng cũng tăng theo. Tương tự như chi phí trả lãi, thu nhập lãi của Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chính, đó là số tiền mà Ngân hàng sử dụng để đầu tư và lãi suất đầu tư của Ngân hàng.

Cụ thể thu nhập lãi Ngân hàng nhận được trong thời gian qua như sau:

Thu nhập lãi của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 thu nhập lãi của Ngân hàng tăng 1.780 tiệu đồng trong khi tổng tài sản sinh lãi giảm 402 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong thời gian này lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng so với năm 2005. Trong đó, hoạt động cho vay ngắn hạn mặc dù giảm về số tiền nhưng do lãi suất cho vay tăng nên thu nhập lãi từ cho vay ngắn hạn vẫn tăng. Khoản mục có lãi suất cố định của Ngân hàng mà chủ yếu là cho vay trung hạn tăng lên do đó thu nhập lãi từ bộ phận này tăng cũng đã góp phần làm tăng thu nhập lãi của ngân hàng so với năm 2005.

Sang năm 2007, mặt dù khoản mục đầu tư chứng khoán của Ngân hàng có giảm so với năm 2006, nhưng do hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển, dư nợ cho vay ngắn hạn trong khoản mục nhạy cảm lãi suất và dư nợ cho vay trung hạn của Ngân hàng trong khoản mục có lãi suất cố định đều tăng. Đây là giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao nhất của ngành ngân hàng Việt Nam. Và được

Bảng 10: Thu nhập từ lãi của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quí 3/2008

Số tiền Thu nhập Số tiền Thu nhập Số tiền Thu nhập Số tiền Thu nhập Cho vay ngắn hạn 94.186 12.602 88.880 12.888 92.664 15.290 94.034 17.396 Đầu tư CK ngắn hạn 600 50 600 50 400 34 400 34 Tổng khoản mục NCLS 94.786 12.652 89.480 12.937 93.064 15.324 94.434 17.430 Tổng khoản mục có LSCĐ 48.948 6.853 53.852 8.347 56.823 10.512 47.623 9.286 TỔNG 143.734 19.504 143.332 21.284 149.887 25.836 142.057 26.717

mức tăng trưởng tín dụng cao, trong đó có NHNo&PTNT quận Cái Răng, tổng tài sản sinh lãi của ngân hàng tăng 6.555 triệu đồng so năm 2006. Bên cạnh sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng tăng so với năm 2006 nên thu nhập lãi của Ngân hàng trong năm 2007 tăng cao so với năm 2006, tăng 4.552 triệu đồng.

Đến ba quí đầu năm 2008, với khoản mục đầu tư chứng khoán không đổi, nhưng tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng có xu hướng giảm, nguyên nhân là do ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng theo chính sách của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao, nên tổng tài sản sinh lời của Ngân hàng giảm. Trong đó, hoạt động cho vay trung hạn được hạn chế tối đa nhằm tránh rủi ro lãi suất cho ngân hàng khi lãi suất thị trường tiếp tục tăng, hoạt động cho vay ngắn hạn có tăng chút ít, nhưng do cho vay ngắn hạn lãi suất thấp hơn cho vay trung hạn nên khi lãi suất trong thời gian này tăng cao thì thu nhập lãi của Ngân hàng cũng tăng theo nhưng tăng không nhiều nếu so với tốc độ tăng của chi phí trong giai đoạn này.

Nhìn chung, chi phí trả lãi và thu nhập lãi của Ngân hàng qua các năm đều tăng, và tốc độ tăng của chi phí lãi và thu nhập lãi có mối tương quan nhất định với nhau từ năm 2005 đến 2007. Nhưng sang năm 2008, thì chi phí lãi đặc biệt tăng cao so với tốc độ tăng trong thu nhập lãi của Ngân hàng, vì lãi suất huy động trong 3 quí đầu năm 2008 tăng đột biến theo sự tăng trưởng của lãi suất cơ bản mà NHNN công bố và tốc độ lạm phát của nền kinh tế, trong khi nếu lãi suất cho vay tăng đột biến như vậy thì các thành phần kinh tế thiếu hụt vốn tạm thời không thể tiếp cận với vốn Ngân hàng được vì không có khả năng trả lãi cho Ngân hàng. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập thuần từ lãi của Ngân hàng. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến thu nhập lãi thuần của Ngân hàng trong phần sau.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 69)