PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

Các số liệu dùng đề phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp, được thu thập từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh, biểu lãi suất huy động và cho vay, bảng cân đối tài khoản tổng hợp và cân đối tài khoản chi tiết của ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 và 3 quí đầu năm 2008, các văn bản pháp qui, định hướng phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhá quận Cái Răng. Ngoài ra, có một số số liệu về thông tin thị trường được thu thập trên các tạp chí ngân hàng, tạp chí tiền tệ và sách báo có liên quan đến đề tài phân tích.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu chủ yếu sau:

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và 3 quí đầu năm 2008.

Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

Δy : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y1 Δy = Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Xem xét tình hình tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng có biến động không, nếu có thì mức độ biến động là như thế nào. Từ đó có đánh giá chung về tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng và nguyên nhân của biến động đó qua ba năm 2005, 2006, 2007 và 3 quí đầu năm 2008.

Mục tiêu 2: phân tích sự thay đổi của thu nhập và chi phí lãi của ngân hàng của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và 3 quí đầu năm 2008.

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, đánh giá tình hình biến động và mức độ biến động thu nhập và chi phí lãi của ngân hàng, sau đó xác định nguyên nhân tạo ra sự biến động đó.

Mục tiêu 3: Lượng hóa mức độ rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

Dùng Mô hình Định giá lại, sau khi phân tích kỳ hạn của các khoản mục nhạy cảm lãi suất của nguồn vốn và tài sản. Tiến hành tính toán giá trị của GAP

GAP = TSNC - NVNC

Từ kết quả của GAP ta có thể xác định được trạng thái nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng (nếu có). Bên cạnh giá trị GAP, tính thêm các chỉ số: hệ số chênh lệch lãi (NIM), hệ số nhạy cảm, hệ số độ lệch. Từ các giá trị tính được ta có thể kết luận về mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng.

y0

Mục tiêu 4: Phân tích sự tác động của việc lãi suất thay đổi đến thu nhập của ngân hàng.

Dùng mô hình Định giá lại, dựa vào giá trị GAP tiến hành phân tích sự thay đổi thu nhập của Ngân hàng khi lãi suất thay đổi, xét xem nếu các mức lãi suất đột nhiên tăng hoặc giảm x %, thì ngân hàng sẽ tăng thêm hay mất đi một khoản thu nhập lãi là bao nhiêu, bằng cách sử dụng chỉ số:

Thay đổi trong thu nhập lãi = Thay đổi trong lãi suất x GAP

Mục tiêu 5: Đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

Tổng hợp các vấn đề đã phân tích, từ những nguyên nhân đã phân tích tiến hành đề ra các giải pháp phù hợp, nhằm thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG.

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Từ khi được thành lập đến nay NHNo & PTNT quận Cái Răng đã qua bốn lần đổi tên.

Được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), Ngân hàng có tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành theo Quyết định số 400/ HĐBT.

Ngày 25 tháng 1 năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, là một trong 7 chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ, thuộc sự quản lý và điều hành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành có chi nhánh trực thuộc tại chợ Cái tắc, huyện Châu thành, tỉnh Cần Thơ.

Ngày 25 tháng 3 năm 2004, Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng. Có trụ sở đặt tại số 106/4, đương Võ tánh, Quận Cái Răng, thành phố Cần thơ. Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng là một trong 8 chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ gồm: Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triển Nông thôn quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn, Quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và huyện Thốt Nốt.

Với phương châm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nguồn lực với 3 nội dung chính là nhân lực, công nghệ và tài chính. Từ khi chia tách đến nay, mặc dù có nhiều thay đổi về nhân sự và địa bàn hoạt động nhưng Ngân hàng không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu đáng kể, giữu vững danh hiệu đơn vị tiên tiến trong thời kỳ mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Quận ngày càng giàu mạnh.

3.1.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh.

Ðịa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Quận Cái Răng thuộc địa giới quản lý hành chính của UBND Quận Cái Răng. Theo đó Ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong quận, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng cho nông dân vay vốn ngắn, trung hạn làm chi phí sản xuất, cải tạo trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đưa kinh tế Quận phát triển.

Ngân hàng đã xác định được đắc điểm khách hàng của mình là hộ nông dân cá thể, hộ kinh tế nhỏ, yêu cấu về vốn không lớn, đặc biệt là hộ nông dân nghèo, hộ chính sách nên việc cho vay và thu hồi nợ luôn có những khó khăn nhất định. Chính vì thế Ngân hàng đã đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư, đặc biệt là các nguồn vốn từ hoạt động đền bù giải tỏa trên địa bàn quận.

Các chương trình vay vốn của Ngân hàng chủ yếu hướng vào các thành phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế xã hội của quận. Mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Nhờ vào những nỗ lực của Ngân hàng cùng với sự phấn đấu từ bản thân các hộ nông dân, đến nay các phong trào sinh hoạt tổ nhóm được thúc đẩy mạnh mẽ, đã có nhiều hộ nông dân thoát khỏi khó khăn, đói nghèo, vươn lên làm giàu, đời sống được nâng cao, phương tiện sinh hoạt gia đình được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới sâu sắc.

Hiện nay, NHNo&PTNT quận Cái Răng đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết trong quá trình phát triển kinh tế quận theo hướng công nghiệp

hóa hiện đại hóa. Khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Ngân hàng trên địa bàn.

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN. 3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. 3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT quận Cái Răng.

(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2008) Chú thích: P: Phòng.

BP:Bộ phận.

3.2.2. Chức năng các phòng ban.3.2.2.1. Ban Giám đốc. 3.2.2.1. Ban Giám đốc.

Gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc phụ trách chung. Giám đốc.

- Là người điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng cũng là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh.

- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương hoặc trừ lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

Giám đốc

BP. Tổ chức

hành chính BP. Kiểm soát Phó giám đốc

BP. Kinh doanh BP. Kế hoạch

P. Kế toán -

BP. Kho quỹ BP. Kế toán

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc.

- Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.

- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành chi nhánh mà giám đốc giao cho, là người thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng theo sự ủy quyền của Giám đốc.

3.2.2.2. Phòng Kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gồm 1 trưởng phòng và 8 cán bộ tín dụng

Chức năng: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: nhận đơn xin vay, thẩm định duyệt cho vay để trình lên Ban giám đốc, thực hiện công tác giải ngân hồ sơ vay, thu lãi và nợ gốc khi đến hạn, chịu trách nhiệm trong việc quản lý vốn cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm về các công việc

- Phân công cán bộ tín dụng, phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ cho vay đã quyết định.

- Đưa ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, đề xuất của các nhân viên..

Cán bộ tín dụng: Có nhiệm vụ tiếp đơn xin vay của khách hàng, xem xét, thẩm định, giải ngân hồ sơ vay, thu lãi vay, thu nợ, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, có quyền đề nghị thu hồi vốn nếu xét thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, thu hồi nợ quá hạn. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho cấp trên dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của từng địa bàn phụ trách.

3.2.2.3. Phòng Kế toán.

Gồm 1 trưởng phòng và các kế toán viên.  Bộ phận kế toán:

- Trực tiếp hạch toán và kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.

- Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.

- Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi kho phát sinh.

- Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. - Nhận tiền chuyển đi theo nhu cầu của khách hàng.

Bộ phận kho quỹ: bộ phận kho quỹ có trách nhiệm với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu (nếu có sai sót) đồng thời giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay những món lớn theo qui định của Ngân hàng, tổ chức quản lý tài sản của đơn vị.

3.2.2.4. Bộ phận Kiểm soát.

Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn.

3.2.2.5. Bộ phận Tổ chức hành chính.

Bộ phận này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: cung cấp phương tiện, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, văn thư, giữ gìn bảo vệ an ninh trật tự cho ngân hàng.

3.2.3. Các nghiệp vụ kinh doanh và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Ngân hàng. hàng.

3.2.3.1. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng.

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ của mọi cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp.

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ sản xuất.

- Nhận làm dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union cho mọi cá nhân và các tổ chức có yêu cầu.

- Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.

- Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. - Nhận làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.

- Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ: cho vay hỗ trợ ngành nông nghiệp.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Thu phí bảo hiểm, làm Đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt, Groupamar.

3.2.3.2. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thương mại dịch vụ. - Khách sạn, Nhà hàng.

- Công nghiệp chế biến Thủy sản, Lương thực thực phẩm. - Nuôi trồng thủy sản.

- Sản xuất, kinh doanh, thương mại…

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005, 2006, 2007 VÀ QUÍ 3 NĂM 2008. HÀNG QUA 3 NĂM 2005, 2006, 2007 VÀ QUÍ 3 NĂM 2008.

Mặt dù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn do giá cả biến động không ngừng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn, từ đó có tác động tiêu cực đến công tác huy động vốn và cả quá trình thu nợ của Ngân hàng, nhưng nhờ sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đạt được những bước tiến đáng kể.

0 5000 10000 15000 20000 25000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quí 3/2008 Thời gian Triệu đồng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005,2006,2007 và 3 quí đầu năm 2008

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian So sánh 2005 2006 2007 Quí 3/2008 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 15.928 20.467 22.735 20.583 4.539 28,50 2.268 11,08

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28)