ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36)

HÀNG QUA 3 NĂM 2005, 2006, 2007 VÀ QUÍ 3 NĂM 2008.

Mặt dù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn do giá cả biến động không ngừng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn, từ đó có tác động tiêu cực đến công tác huy động vốn và cả quá trình thu nợ của Ngân hàng, nhưng nhờ sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đạt được những bước tiến đáng kể.

0 5000 10000 15000 20000 25000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quí 3/2008 Thời gian Triệu đồng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005,2006,2007 và 3 quí đầu năm 2008

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian So sánh 2005 2006 2007 Quí 3/2008 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 15.928 20.467 22.735 20.583 4.539 28,50 2.268 11,08 Thu từ hoạt động tín dụng 15.773 20.321 21.315 17.387 4.548 28,83 994 4,89 Thu từ hoạt động dịch vụ 55 83 105 147 28 50,91 22 26,51 Thu từ hoạt động KD ngoại hối 2 3 4 8 1 50,00 1 33,33 Thu nhập khác 98 60 1.311 3.041 -38 -38,78 1.251 2085,00 Chi phí 10.100 13.134 15.758 17.494 3.034 30,04 2.624 19,98 Chi phí hoạt động tín dụng 8.254 10.184 10.350 13.200 1.930 23,38 166 1,63 Chi phí hoạt động dịch vụ 151 201 194 117 50 33,11 -7 -3,48

Chi phí kinh doanh

ngọai hối 0 0 4 3 0 0 4 _

Chi phí khác 1.695 2.749 5.210 4.174 1.054 62,18 2.461 89,52

Lợi nhuận 5.828 7.333 6.977 3.089 1.505 25,82 -356 -4,85

cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng: năm 2005 và năm 2006 chiếm trên 99% sang năm 2007 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 93,75% trên tổng thu nhập, đây là một tỷ trọng rất lớn, chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là cho vay, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng chưa được biết đến nhiều. Theo chiến lược chung của các NHTM Việt Nam, Ngân hàng đang cố gắng giảm dần tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khác. Sang quí 3 năm 2008 tỷ trọng thu từ tín dụng của Ngân hàng trong tổng thu giảm còn 84,5%. Thu từ dịch vụ tăng mạnh chiếm trên 7% tổng thu.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng cũng tăng trưởng nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2008 đến nay Ngân hàng hạn chế cho vay hộ mới nên dư nợ cho vay giảm và chỉ cho vay lại ngắn hạn lãi suất thấp hơn cho vay trung hạn. Dẫn đến thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng giảm làm giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập. Mặt khác, Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Quận theo hướng tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, từ đó tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh: thanh toán hộ, chuyển tiền… nên đã làm tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập.

Năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008, thu nhập khác của Ngân hàng tăng đột biến chủ yếu là do hoạt động thu nợ đã xử lý rủi ro đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân do Cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn chú trọng công tác thu hồi nợ, Bên cạnh đó, trong thời gian này những hộ không có khả năng trả nợ trước đây nằm trong diện đền bù giải tỏa đã nhận được tiền bồi hoàn khi các công trình, dự án khu dân cư được triển khai. Nên họ có nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

3.3.2. Về chi phí.

Nhìn vào hình chúng ta dễ dàng nhận thấy tổng chi phí của Ngân hàng liên tục tăng năm 2006 tăng 3.034 triệu đồng tương đương 30,04% so với năm 2005, năm 2007 tăng 2.624 triệu đồng tương đương 19.98% so năm 2006. Ta thấy tốc độ tăng của chi phí phù hợp với tốc độ tăng của thu nhập, tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005. Do hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng nên kéo theo việc tăng chi phí của ngân hàng, Ngân hàng tập trung huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay

cho khách hàng nên phải tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội qua nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… Việc tập trung huy động vốn đã là tăng chi phí trã lãi của Ngân hàng.

Chi phí khác của ngân hàng tăng cao trong năm 2007, tăng 89,52% so với năm 2006 là do trong năm này Quỹ chi lương của Ngân hàng tăng do lương cơ bản của Nhà nước tăng, Ngân hàng có thêm nhân viên mới. Bên cạnh quỹ lương tăng chi phí bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng tăng cao vì theo qui định từ năm 2007 Ngân hàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Với chính sách tập trung huy động vốn đã là tăng lượng tiền gửi dẫn đến chi phí bảo hiểm bảo toàn tiền gửi tăng theo.

Sự tăng trưởng của chi phí thể hiện rõ nhất vào quí 3 năm 2008, chỉ 3 quí đầu năm mà chi phí của Ngân hàng đã vượt tổng chi phí năm 2007 một lượng khá lớn 1.736 triệu đồng. Sự tăng chi phí đột ngột này là do chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng tăng đột biến, do từ đầu năm 2008 đến tháng 9 nặm 2008, NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,5%/năm, 12% năm rồi đến 14% năm. Từ đó làm cho lãi suất thị trường tăng nhanh chóng và luôn giữ ở mức cao, Ngân hàng muốn huy động được vốn phải tăng lãi suất, dẫn đến chi phí trả lãi tăng mạnh.

3.3.3. Về lợi nhuận.

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nên lợi nhuận của Ngân hàng luôn là một số dương. Tuy nhiên, Ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng giảm rõ rệt, nếu năm 2006 lợi nhuận tăng 1.505 triệu đồng tương đương 25,82% thì sang năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng đã giảm 356 triệu đồng tức là giảm khoảng 4,85% so với 2006. Năm 2008 có dấu hiệu lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục giảm, 9 tháng đầu năm mà lợi nhuận của Ngân hàng đạt được chưa bằng 50% lợi nhuận năm 2007. Nguyên nhân do hoạt động tín dụng không còn đem lại lợi nhuận cao như trước đây, chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào ngày càng bị rút ngắn. Để huy động được vốn Ngân hàng phải có lãi suât huy động ngày càng

cao, trong khi lãi suất cho vay thì không thể tăng quá cao vì người đi vay chủ yếu là nông dân, hộ sản xuất nhỏ không thể tiếp cận vốn khi lãi suất quá cao. Từ đó, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đạt lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ đối với một số món vay cũ với lãi suất cho vay thấp hơn mức lãi suất huy động vốn hiện tại.

Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực là nếu như trong 3 năm 2005, 2006, 2007 hoạt động dịch vụ của Ngân hàng luôn bị lỗ thì sang năm 2008 hoạt động dịch vụ bắt đầu có lợi nhuận. Do sang năm 2008 việc phân bổ chi phí của Ngân hàng đã hợp lý hơn trước đây, các chi phí kiểm đếm tiền, vận chuyển tiền, bảo vệ tiền cho hoạt động tín dụng không còn hạch toán vào tài khoản chi phí của hoạt động dịch vụ như trước đây nữa, đã có sự tách biệt rõ ràng hơn giữa chi phí phục vụ cho hoạt động tín dụng và phục vụ cho hoạt động dịch vụ. Từ đó làm giảm chi phí của hoạt động dịch vụ, trong khi xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại hình dịch vụ ngân hàng trên địa bàn đã làm thu nhập từ hoạt động dịch vụ lại tăng nhanh. Từ đó, hoạt động dịch vụ của Ngân hàng bắt đầu bước vào giai đoạn thu lợi nhuận.

 Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn có lợi nhuận, nhưng do tình hình thị trường có nhiều biến động nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng có khuynh hướng đi xuống. Để có thể đứng vững trong xu thế hội nhập, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị mới, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế….Ngân hàng cần phải phấn đấu không ngừng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

3.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG. CỦA NGÂN HÀNG.

3.4.1. Thuận lợi.

Thời gian qua chính phủ đã điều chỉnh bổ sung và ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp vơi điều kiện thực tiễn, tạo môi trường hoạt động thông thoáng, tạo ra môi trường kinh doanh ít rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là sự tăng trưởng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng.

Chi nhánh đã tạo được niềm tin với khách hàng về khả năng cung ứng vốn.

Thu hút được nhiều khách hàng, các DN, công ty lớn làm ăn hiệu quả. Các quy chế, quy trình được chuyển hóa dần thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi nhánh trong hoạt động.

Chất lượng hoạt động đang được củng cố, các biện pháp kiểm soát chất lượng bước đầu phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hướng diễn biến tích cực.

Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại hóa phát triển khá nhanh, Ngân hàng đã đưa vào vận hành giao dịch trên phần mềm mới IPCAS đây là phần mềm giao dịch hiện đại, tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý Ngân hàng và khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.

Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho kinh tế địa phương. Công tác đào tạo cán bộ luôn được chú trọng và đang chuẩn hóa dần.

3.4.2. Khó khăn.

Cán bộ lãnh đạo của NH cũng như các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế.

Tình hình xuất nhập khẩu nông – thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều doanh nghiêp là khách hàng của chi nhánh, làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Thị trường trong nước ngày càng mở rộng theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Chính sách bảo đảm tiền vay: thế chấp, tín chấp... chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh khi ra quyết định cho vay.

Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các hộ dân và các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh của họ phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả thị trường, những biến động khác. Từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Bước sang năm 2008, chi nhánh NHNo&PTNT Quận Cái Răng xác định rằng còn gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế và sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn, song Ngân hàng vẫn rất lạc quan đặt chỉ tiêu cho năm sau cao hơn năm trước, tích cực huy đống vốn tại địa phương để phục vụ cho nhu cầu vốn ở tại địa phương. Ðẩy mạnh việc huy động tiền gửi của khách hàng, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, đẩy mạnh công tác đầu tư, kinh doanh tiền tệ có hiệu quả.

Nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng cấp trên. Trên cơ sở triển khai đầy đủ, kịp thời, chính xác và thông suốt trong nội bộ về chính sách, chế độ, nguyên tắc của ngành.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động của Ngân hàng, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm, giữ vững kỷ luật kỷ cương của ngành và pháp luật Nhà nước.

Tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn, để đến cuối năm hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 2%, hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới.

Chú trọng đầu tư ngành Thương mại, dịch vụ, chủ động khai thác các khu chợ ở nông thôn.

Rà soát và tiếp cận những hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đầu tư kịp thời.

Ðồng thời Ngân hàng chú trọng đến đầu tư mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng mở rộng quy mô. Ðáp ứng nhu cầu vốn cho địa phương.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

QUẬN CÁI RĂNG

4.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG.

4.1.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của ngân hàng.

Ngày nay nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dụng khác. Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại kết quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào.

Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng được hình thành chủ yếu từ nguồn nào, biến động qua các năm ra sao, cơ cấu thay đổi như thế nào, chúng ta cùng xem xét bảng số liệu sau.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2005 2006 2007 Quí 3/2008 Thời gian Triệu đồng 2. Vốn tài trợ, UTĐT 4. Vốn và các quỹ 3. Vốn điều chuyển 1. Vốn huy động Tổng nguồn vốn

Bảng 2: Tình hình nguồn vồn của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian So sánh 2005 2006 2007 Quí 3/2008 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 138.908 151.984 171.975 182.253 13.076 9,41 19.991 13,15 2. Vốn tài trợ, UTĐT 18 0 0 0 -18 -100,00 0 0,00 3. Vốn điều chuyển 35.643 11.414 5.033 0 -24.229 -67,98 -6.381 -55,91 4. Vốn và các quỹ 5.829 7.881 6.977 4.135 2.052 35,20 -904 -11,47 Tổng nguồn vốn 180.398 171.279 183.985 186.388 -9.119 -5,05 12.706 7,42

(Nguồn: phòng kinh doanh , năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008) Chú thích:

UTĐT: ủy thác đầu tư.

Hình 3: Biểu đồ biểu hiện tình hình biến động nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2005,2006, 2007 và quí 3/2008

(Nguồn:phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008 )

Ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm có sự biến động, nguồn vốn của ngân hàng giảm trong năm 2006, sau đó tăng lên trong năm 2007 và tiếp tục tăng đến quí 3 năm 2008. Năm 2006, tổng nguồn vốn của ngân hàng giảm là do nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng giảm nhanh chóng, và bắt đầu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)