Chiến lược phát triển của ngành DượcViệt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình (Trang 51 - 53)

THANH BÌNH

3.1.1.Chiến lược phát triển của ngành DượcViệt Nam

Chiến lược phát triển ngành Dược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/QĐ-TTG ngày 15/8/2002 có nêu: “Phát triển ngành dược

thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội: mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12 - 15 USD/người/ năm”.

Các mục tiêu cụ thể mà chiến lược đề ra là:

1. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị và quản lý, thực hiện các thực hành tốt (Good Practice)

2. Xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, hóa dược và sản xuất nguyên liệu thế mạnh từ dược liệu

3. Cung ứng đủ và thường xuyên thuốc thiết yếu 4. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả

5. Vào năm 2010, thuốc sản xuất trong nước bảo đảm 60% nhu cầu thuốc, mức tiêu dùng thuốc bình quân 12-15 USD/người/năm và có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân.

Trong 5 mục tiêu cụ thể CLPTD, có đến 4 mục tiêu có đạt được hay không phụ thuộc vào sự phát triển của công nghiệp dược (mục tiêu 1, 2, 3, 5). Vì vậy, phát triển công nghiệp dược nội địa luôn luôn là mối quan tâm của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, trong đó không ngoại trừ Việt Nam. Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với các mục tiêu:

- Phát triển sản xuất nguyên liệu hóa dược để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

- Tăng tỷ trọng thuốc generic sản xuất trong nước có tần suất sử dụng lớn trên thị trường phải nhập ngoại.

- Tăng cường quản lý nhà thuốc trong các cơ sở y tế công lập bằng việc ban hành quy chế quản lý nhà thuốc bệnh viện để bảo đảm quản lý nguồn thuốc đầu vào có nguồn gốc rõ ràng với giá cả thấp hơn giá thị trường.

- Tăng cường quản lý giá thuốc nhập khẩu (giá CIF) phù hợp với mặt bằng chung giá thuốc của các nước trong khu vực;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá thuốc… Đồng thời tiếp tục triển khai việc sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc để giảm thiểu tối đa các tầng nấc phân phối trung gian…

3.1.2. Dự báo sự phát triển của ngành Dược Việt Nam

Theo Cục Quản lý Dược, dự báo tình hình thị trường dược phẩm năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng mặc dù liên tục giảm nhưng vẫn đứng ở mức cao, đặc biệt những khó khăn trong năm 2008 sẽ làm hạn chế hoạt động mở rộng đầu tư của doanh nghiệp dược phẩm trong năm 2009.

Dự kiến trong năm 2009, số lượng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thuốc sẽ tăng trên 60%. Đặc biệt giá trị sử dụng tiền thuốc bình quân của người dân cũng sẽ tăng lên, khoảng 18 USD/người/năm. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dược trong nước, hạn chế phụ thuộc vào

nguồn nhập khẩu, ngành dược dự kiến tăng mạnh số lượng các nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP – WHO( Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản xuất) lên hơn 55%. Đồng thời tập trung phát triển, xây dựng những nhà máy chuyên sản xuất nguyên liệu, kháng sinh để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Kế hoạch ngành dược đặt ra vào năm 2010 giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 60%, và tăng lên 80% vào năm 2015.

Đặc biệt, đại diện một số doanh nghiệp dược trong nước cho biết, rất có thể sẽ có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau để hình thành nên những tập đoàn dược phẩm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, mảng sản xuất có phần bất lợi bởi những khó khăn từ năm 2008 làm hạn chế hoạt động mở rộng đầu tư của doanh nghiệp và xu hướng tăng giá đối với một số loại hàng hóa đầu vào như điện, than, dầu, ... cũng như việc thị trường thuốc nhập khẩu đang loại bỏ yếu tố độc quyền. Như vậy, lợi thế nghiêng về các doanh nghiệp lớn, có hệ thống phân phối rộng khắp. Dự đoán lợi nhuận của ngành sẽ có những bước sụt giảm nhẹ. Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng, dự kiến sớm nhất cũng phải đến đầu quý 3 năm 2009 mới có thể có dấu hiệu phục hồi. Trong tâm lý đó, thị trường chứng khoán sẽ chưa thể khả quan sớm. Chính vì vậy, ngành dược chỉ nên là sự lựa chọn trong quyết định đầu tư dài hạn

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình (Trang 51 - 53)