Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngành Dược

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình (Trang 46 - 47)

2.3.1.1. Thuận lợi

Theo nghiên cứu gần đây, thị trường Dược trong nước có tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh thương mại đơn thuần. Ngành dược của Việt Nam đang có mức tăng trưởng rất tốt, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ theo đà tăng trưởng thu nhập của người dân trong bối cảnh kinh tế nước nhà ngày càng đi lên.

Nước ta mới ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, vì vậy ngành dược Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển đó là chúng ta sẽ có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn; được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng. Chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ. Khi gia nhập WTO, các nước thành viên sẽ được giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực (trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thông hàng hóa.

2.3.1.2. Khó khăn

Trong nền cơ chế thị trường hiện nay, công ty dược phẩm thành lập rất nhiều dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về gía cả, khách hàng. Thị trường trong nước bị chi phối bởi các công ty phân phối, trong khi năng lực sản xuất của ngành còn

nhiều hạn chế, quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu, việc quản lý kinh doanh lại mang nặng tính địa phương, điều này cũng ảnh hưởng xấu đến công ty.

Bên cạnh những thuận lợi cho ngành Dược khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngành dược trong nước cũng đã bắt đầu phải chuẩn bị để đối diện với những thách thức khó khăn. Năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ, do chúng ta còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh còn yếu kém ... là những bất lợi của ngành dược VN khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên dễ dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần, thị trường; nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu . Các DN phải đối mặt trực tiếp với DN nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi hầu hết các “hàng rào” thuế quan bị hạ thấp. Không dừng lại ở việc giảm thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nước ngoài ở Việt Nam còn được phép trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm từ ngày 1-1-2009. Với những cam kết cần phải thực hiện, cùng với tiềm năng to lớn của thị trường (doanh số 1,432 tỷ USD vào năm 2005), nhiều chuyên gia dự đoán trong thời gian đầu các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tập trung vào phát triển hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam. Và như vậy, ngành dược Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần, thị trường do năng lực cạnh tranh thấp.

Trước những thuận lợi và khó khăn, công ty phải có những chính sách, chiến lược hợp lý để công ty ngày càng phát triển, tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường, tạo dựng thương hiệu, uy tín trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình (Trang 46 - 47)