Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và

Một phần của tài liệu Giải pháp cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 81 - 88)

NHNT Việt Nam

Những giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay trên của Ngân hàng muốn có hiệu quả cao, một mặt phải đạt đựợc sự nhất trí phối hợp hoạt động của mọi cán bộ trong Ngân hàng. Đồng thời phải có sự ủng hộ của các cơ quan chức năng. Theo đó để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động cho vay hiện nay của Ngân hàng. NHNT Hà Nội cần có những kiến nghị phù hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo sự nhất trí và ủng hộ đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng mình.

Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước Kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất: Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế thuận lợi nhất cho

hoạt động của Ngân hàng. Môi trường kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng cho vay của Ngân hàng. Theo đó Chính phủ với chức năng điều tiết toàn bộ hoạt động của nền kinh tế bằng những công cụ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và những điều chỉnh trong hệ thống pháp luật. Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp cụ thể tạo môi trường kinh tế lành mạnh như: Chỉ đạo các ban ngành có liên quan trong việc điều hành chính sách quản lý ngoại hối, nhằm thu hút một lượng lớn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, bổ sung quỹ dữ trữ quốc gia, đảm bảo khả

năng thanh toán với nước ngoài về nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. Chủ động kiểm soát được tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do và trên thị trường liên Ngân hàng. Khuyến khích cơ quan phòng chống buôn lậu thực hiện vai trò của mình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất ở nước ngoài, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa và lưu thông phát triển. Gián tiếp cải thiện tích cực mối quan hệ cho vay giữa Ngân hàng và khách hàng.

Thứ hai: Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của các

đơn vị kinh tế nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. Một trong những khó khăn của hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề tài sản thế chấp. hầu hết các doanh nghiệp có tài sản thế chất giá trị thấp và tính pháp lý không rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này cùng với các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cần có những chỉ đạo hướng dẫn sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan để việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mại tài sản khi món vay có vấn đề được diễn ra hợp lý, theo đúng trình tự pháp luật. Nhà nước cần sớm ban hành Luật phát mại tài sản để đưa vào sử dụng rộng rãi vì hiện nay việc xử lý các tài sản thế chấp của Ngân hàng gặp nhiều khó. Khi muốn phát mại các tài sản thế chấp, Ngân hàng phải trải qua các cơ quan trung gian gây mất thời gian và chi phí tốn kém, đôi khi làm giảm uy tín của Ngân hàng.

Ràng buộc quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên cơ sở văn bản pháp lý quy định về các giao dịch kinh tế, về hợp đồng cho vay, có các biện pháp phát triển các hình thức thanh toán sao cho mọi quan hệ cho vay đều được điều chỉnh bởi pháp luật một cách rõ ràng công bằng và nghiêm minh. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp. Xây dựng các khung xử lý với những quan hệ trái pháp luật và đưa thông tin sai lệch cho Ngân hàng và đối tác.

Thứ ba: Nhà nước cần đẩy nhanh Chương trình thực hiện chiến lược

cải cách hệ thống Thuế đến năm 2010.(2) Theo đó, hệ thống thuế phải được đơn giản hóa nhưng vẫn bao trùm hết mọi nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Giảm nhanh tình trạng trốn thuế, tránh thuế (Nổi bật nhất như hiện tượng Chuyển giá của các Doanh nghiệp có vốn nước ngoài). Tạo môi trường kinh tế lành mạnh và ổn định.

Thứ tư: Chính phủ cần xây dựng những trung tâm thông tin kinh tế để

hỗ trợ cho hoạt động tìm kiếm thông tin của Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Các Ngân hàng có thể tìm kiếm những thông tin về ngành, về xu hướng phát triển của các ngành liên quan đến khách hàng vay vốn. Về tình hình kinh tế trong tương lai, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động cho vay và những thông tin kinh tế khác liên quan đến khách hàng và quyết định cho vay của Ngân hàng. Tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng khi quyết định cho vay.

Thứ năm: Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra,

kiểm soát buộc các doanh nghiệp phải hạch toán theo phương pháp hạch toán thống kê đảm bảo các số liệu tài chính được kiểm tra chính xác và bắt buộc. Giúp cho Ngân hàng có được những thông tin tài chính trung thực hỗ trợ cho việc thẩm định chính xác khách hàng.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: NHNN phải xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất,

chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc cho vay. Trước hết cần chấn chỉnh lại Trung tâm thông tin tín dụng để nó họat động hiệu quả hơn, hình thành nên các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của hoạt động kinh tế. Để NHTM nắm chắc tình hình thực tế các doanh nghiệp. Chỉ đạo các NHTM chuẩn hóa các sản phẩm tín dụng cũng như xây dựng Sổ tay tín dụng.

Thứ hai: Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy đối

với hoạt động tín dụng. Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành một cách sâu rộng hơn.

Thứ ba: Qua một số những hiện tượng như CBTD lợi dụng khe hở

trong Ngân hàng tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luât, quy định của Ngân hàng. Một số Ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh không được phép như bán ngoại tệ ra nước ngoài. Những hiện tượng trên cho thấy sự lỏng lẽo trong quản lý của NHNN đối với các NHTM. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về quy mô và chất lượng, đảm bảo có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm soát độ an toàn của hệ thống Ngân hàng.

Việc thanh tra Ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên, tránh làm theo đợt, thành cao trào vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, không hiệu quả vừa gây sáo trộn, ảnh hưởng uy tín của các NHTM. NHNN cần có chương trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý các cá nhân tổ chức vi phạm quy chế cho vay, bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ quy chế cho vay, các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay. Giải quyết các tồn tại và nâng cao năng lực, tính ổn định trong hoạt động cho vay của các NHTM.

Kiến nghị đối với NHNT Việt Nam

Thứ nhất: NHNT Việt Nam cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa đối với hoạt động cho vay. NHNT Việt Nam hiện tại đã có những văn bản hướng dẫn việc thực hiện Quy trình cho vay mới. Tuy nhiên một số quy định cụ thể về từng loại hình tín dụng lại chưa đầy đủ. Do đó, để giúp các CBTD nắm bắt công việc được nhanh chóng, đầu tư cho vay có hiệu quả thì NHNT Việt Nam nên xây dựng những văn bản cụ thể hơn, tránh những mâu thuẫn chồng chéo với những quy định chung của NHNN.

NHNT Việt Nam cần dự thảo quy chế tính và phân bổ dự phòng rủi ro, tham khảo ý kiến của các Chi nhánh để ban hành quy định cho phù hợp với thực tế. Việc tính dự phòng thực tế nên căn cứ vào từng món nợ phát sinh trong năm kế hoạch để tránh việc trùng lắp như cách căn cứ vào số dư nợ của từng nhóm mà trích dự phòng như hiện nay.

Thứ hai: Phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương

trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin giúp các Chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Thư ba: Do tính chất phức tạp của công tác cho vay. NHNT Việt Nam

cần nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ CBTD. Có chính sách ưu đãi đối với CBTD về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn lao động. NHNT Việt Nam cần có chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ CBTD đồng thời khuyến khích học tâp, khen thưởng trong công việc. Những chính sách như vậy có thực hiện mới đảm bảo được chất lượng cho vay của Ngân hàng.

Thứ tư: Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn

hệ thống NHNT Việt Nam nhằm chấn chỉnh, điều chỉnh kịp thời hoạt động cho vay của các Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, hoạt động kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được trước xu thế toàn cầu hóa như hiện nay đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như các Ngân hàng qua việc cung cấp nguồn vốn vay tạo động lực phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Để làm được điều đó, NHNT Hà Nội đã rất cố gắng xây dựng cho mình một Quy trình cho vay riêng trên cơ sở Quy trình chung của NHNT Việt Nam. Một mặt tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng. Mặt khác để nâng cao hiệu quả cho vay, đảm bảo chất lượng cho vay của Ngân hàng.

Cải tiến Quy trình cho vay nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp là một vấn đề rất lớn, đòi hỏi rất nhiều nguồn nhân lực và vật lực đồng thời cũng không thể thực hiện chỉ một sớm một chiều. Những nghiên cứu trên đây của em chỉ là một phần nhỏ với mong muốn có thể góp phần nào đó hoàn thiện hơn Quy trình cho vay hiện tại của NHNT Hà Nội, qua đó đảm bảo và nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng. Trong thời gian có hạn. Bên cạnh đó trình độ lý luận và kiến thức thực tế của em còn chưa đầy đủ. Bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, em mong nhận được sự quan tâm góp ý chân thành của các thầy cô giáo Khoa Ngân hàng - Tài chính để đề tài của em có thể được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Ngân hàng Thương mại - Đại học Kinh Tế Quốc Dân Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp - Đại học Kinh Tế Quốc Dân Thẩm Định Tài Chính Dự Án - Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Giáo trình Tín dụng Ngân hàng - Học Viện Ngân hàng

Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính – Tác giả Frederic S. Mishkin

Quản trị Ngân hàng Thương mại – Tác giả Peter S. Rose

Luật các Tổ chức Tín dụng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2002, 2003, 2004, 2005.

Quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam về việc ban hành Quy trình Tín dụng tạm thời đối với khách hàng là doanh nghiệp ngày 05/08/2005.

Đề án đổi mới hoạt động Tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp – Nhóm Quản lý Rủi ro, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Cải cách Ngân hàng Thương mại, góp phần phát triển kinh tế ở Nước ta và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế - PGS.TS. Nguyễn Đình Tự - Tạp chí Ngân hàng số tháng 1, 2 năm 2006.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w