Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 56 - 60)

Chi nhánh NHNT Hà Nội hiện đang thực hiện thí điểm cho vay theo Quy trình cho vay mới do NHNT Việt Nam xây dựng. Mà Quy trình cho vay này xây dựng để áp dụng thống nhất chung cho mọi đối tượng khách hàng cũng như việc thực hiện ở các Chi nhánh có địa bàn hoàn toàn khác nhau, không phân biệt thế mạnh đặc điểm, điều kiện kinh doanh của từng Chi nhánh. Vì vậy, nếu NHNT Hà Nội cứ thực hiện cứng nhắc theo các nguyên tắc trong Quy trình cho vay mới mà không xem xét đến hoàn cảnh, tình hình hoạt động kinh doanh của mình, sẽ gây ra tình trạng phức tạp, phiền hà, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh thu hút khách hàng. Ngược lại nếu không tuân thủ đúng theo những nguyên tắc của Quy trình mới thì Ngân hàng có thể gặp những rủi ro gây tổn thất mà hậu quả khó lường được. Vấn đề trên đã gây không ít khó khăn cho Ngân hàng và doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay.

Bên cạnh đó, Về mặt khách quan, Ngân hàng khi áp dụng thí điểm quy trình cho vay mới. Sự đổi mới này đem lại không ít khó khăn cho Ngân hàng. Mô hình tổ chức của Ngân hàng phải đổi mới để phù hợp với Quy trình. Việc làm quen với những công việc mới mất khá nhiều thời gian và công sức của CBTD, phải tiến hành hướng dẫn lại CBTD những vấn đề cần thiết…Và còn nhiều hạn chế nữa mà một Quy trình cho vay mới khách quan đem lại.

Về thủ tục cho vay

Với Quy trình cho vay mới, mỗi đơn xin vay vốn phải trải qua rất nhiều giai đoạn kiểm tra thẩm định khác nhau. Thủ tục cho vay rất rườm rà, khách hàng và Ngân hàng phải thực hiện nhiều thủ tục giấy tờ không cần thiết. Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải trải qua qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là Phòng QHKH rồi đến phòng quản lý rủi ro cho vay và phòng QLN. Trong mỗi phòng, hồ sơ xin vay sẽ được kiểm tra ở nhiều khía cạnh khác nhau, qua nhiều ý kiến của cấp có thẩm quyền. Quá trình này tuy có đảm bảo hơn tín an toàn và hiệu quả của món vay nhưng lại gây mất quá nhiều thời gian cho Ngân hàng và khách hàng. Hơn thế nữa, theo quy định, mỗi khoản vay nếu ở giai đoạn kiểm tra nào chưa phù hợp thì khách hàng cùng với CBTD tiến hành điều chỉnh hồ sơ vay vốn, lập Báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng và gửi lên cấp trên. Báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng lại được phê duyệt theo đúng trình tự như Báo cáo đề xuất cho vay. Quy trình xét duyệt cho vay bị kéo dài. Gây mất nhiều thời gian cho Ngân hàng và khách hàng, làm cho khách hàng có thể từ bỏ quan hệ cho vay với Ngân hàng, làm mất cơ hội kinh doanh của Ngân hàng.

Về công tác thẩm định trước khi cho vay

Chất lượng thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh đúng thực tế khả năng tài chính của khách

hàng cũng như hiệu quả thực sự của dự án vay. Thông tin số liệu thẩm định phần lớn do khách hàng cung cấp, làm cho kết quả thẩm định không còn khách quan, phản ánh không đầy đủ, chính xác vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án vay. Công tác thẩm định chưa được chú trọng đúng mức, đôi khi ỷ lại vào tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, vì thế yếu tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định. Vấn đề này ảnh hưởng không chỉ đến một dự án mà lâu dài với mọi dự án khi CBTD không nắm rõ được thực chất của khoản vay.

Về tài sản đảm bảo

Cho vay không có tài sản đảm bảo vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Việc thẩm định điều kiện cho vay không có tài sản đảm bảo còn sơ sài, còn mang nhiều cảm tính. Đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo thì điều kiện quan trọng nhất là hiệu quả của món vay phải cao, mang tính chắc chắn. Nhưng thẩm định hiệu quả của món vay còn là vấn đề cần phải được cải thiện nhiều. Có những khách hàng mà điều kiện tỷ lệ vốn chủ tham gia vào dự án vay không đủ nhưng vẫn được thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, làm mất đi động lực sử dụng vốn vay hiệu quả của khách hàng, gây rủi ro không thu hồi được vốn cho Ngân hàng.

Việc đánh giá giá trị tài sản còn mang tính chủ quan quyết định bởi Ngân hàng. Việc xác định giá trị tài sản là chưa có tiêu thức cụ thể nào đề thực hiện, tài sản thế chấp, cầm cố luôn được định giá thấp hơn giá trị thực của nó, gây bất lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó, các thủ tục, hợp đồng về đảm bảo vốn vay còn rờm rà về mặt giấy tờ, quá trình đánh giá tài sản đảm bảo lâu gây mất thời gian cho khách hàng, chậm trễ trong việc cho vay, bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay của Ngân hàng và cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng chưa được đầy đủ. Một mặt, đây là công việc hết sức khó khăn do kết quả của việc kiểm tra, kiểm soát phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí hợp tác của khách hàng. Nếu khách hàng không có thiện chí thì Ngân hàng rất khó có thể nắm bắt được tình hình thực tế, việc sử dụng vốn của khách hàng như thế nào, có đúng mục đích và phù hợp với hợp đồng đã cam kết hay không. Việc nắm bắt kịp thời hoạt động của khách hàng rất khó nên đôi khi hoạt động kiểm soát không theo kịp sự thay đổi của khách hàng.

Về phương tiện, nguồn lực thực hiện Quy trình cho vay mới

Do quy trình mới áp dụng chưa lâu, phương tiện máy móc hỗ trợ lại chưa có những thay đổi kịp thời để phù hợp với những công việc mới, CBTD còn chưa quen với những thiết bị mới làm cho hoạt động của Ngân hàng nhiều khi ngưng trệ, gây mất thời gian, công sức của CBTD và ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Do phải làm việc với Quy trình mới, CBTD không tránh khỏi những bỡ ngỡ, vướng mắc trong kỹ năng làm việc, gây ra sự sáo trộn lớn trong công việc, Theo phương châm “Vừa làm vừa rút kinh nghiệm” tránh cho Ngân hàng khỏi những rủi ro không đáng có, nhưng phương châm đó cũng làm cho Ngân hàng mất rất nhiều thời gian để mò mẫm, tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Những bước đi cụ thể đó sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian cho Ngân hàng. Ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 56 - 60)