Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 62)

Về phía Ngân hàng: Thông tin Ngân hàng nhận được không đầy đủ

và chính xác, CBTD do thiếu năng lực đôi khi chỉ dựa vào thông tin khách hàng đưa ra để quyết định việc cho vay. Việc kiểm nghiệm tính chính xác của những thông tin đôi khi rất khó và tốn kém. Công tác thẩm định khách hàng chỉ làm để lấy lệ mà không đem lại hiệu quả thực sự, chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến hiệu quả thực tế của món vay.

Một số CBTD còn có nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, công tác đạo tạo không được tổ chức thường xuyên, không kịp thời làm cho trình độ hiểu biết của CBTD không phù hợp với tình hình hiện tại. Mặt khác Ngân hàng chưa có chính sách cụ thể khuyến khích CBTD học hỏi, đề xuất những ý kiến hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Về phía các doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam

đều có vấn đề trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn không đầy đủ và không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, nhất là khi báo cáo đó được xây dựng để phục vụ cho việc vay vốn của doanh nghiệp. Lúc đó báo cáo không còn phản ánh đúng thực tế năng lực tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nữa mà là của một “doanh nghiệp khác” rồi.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất nhiều hạn chế về năng lực họat động kinh doanh, nguồn vốn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng trở nên mạo hiểm hơn. Đặc biệt khi các doanh nghiệp hoat động không theo pháp luật thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định rõ khách hàng của mình.

Tóm tắt chương II

Chương II đã nêu lên tổng quan về NHNT Hà Nội, về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây, về những ưu điểm và hạn chế của hoạt động cho vay khi tiến hành theo một quy trình nhất định đặc biệt khi Quy trình này vừa mới áp dụng trong tám tháng năm 2005. Từ việc xác định những nguyên nhân gây nên những hạn chế ở Ngân hàng. Nhiệm vụ của Ngân hàng là phải có biện pháp cụ thể cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUY TRÌNH CHO VAY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI

THƯƠNG HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 3.1.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp

Đối với nền kinh tế Việt Nam hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, Doanh nghiệp là thành phần đóng vai trò quyết định nhất trong mọi lĩnh vực, mọi phương diện kinh tế. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không ngừng phát triển đa dạng về hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh và đóng góp gần như vào toàn bộ GDP của một nền kinh tế bất kỳ. Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và thực trạng điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đến năm 2010, Nhà nước đã có kế hoạch xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Những công việc đó là:

Hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý, tiến tới áp dụng thống nhất hệ thống pháp luật đối với mọi loại hình doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Nhà nước trong thời gian tới sẽ tạo môi trường thông thoáng hơn để kích thích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong tình hình kinh tế chính trị trên thế giới có nhiều biến động thì Việt Nam được đánh giá là nơi ổn định nhất trong khu vực, tốc độ phát triển

kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và ổn định qua các năm, đảm bảo các điều kiện làm ăn ổn định lâu dài. Chính vì vậy, có nhiều khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển dịch đầu tư từ các nước kém an toàn hơn sang Việt Nam. Thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài hệ thống Pháp luật trong nước, với xu thế quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới đây, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sự điều chỉnh nhiều hơn những quy định và thông lệ quốc tế. Những vụ kiện về bản quyền tác giả và về việc bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài trong những năm vừa qua đối với doanh nghiệp Việt Nam đã đem lại rất nhiều bài học quý giá, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chuyển biến mới trong hoạt động kinh doanh phù hợp hơn với môi trường kinh doanh quốc tế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, với xu thế phát triển hiện nay của đất nước, các doanh nghiệp ra được thành lập ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vốn vừa và nhỏ. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đa dạng hơn, sẽ ít phụ thuộc vào đặc điểm loại hình sở hữu của nó. Các doanh nghiệp tư nhân có nhiều cơ hội làm ăn hơn trong việc tham gia đầu tư vào những ngành mà trước đây chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được hoạt động như sản xuất điện, viễn thông, truyền hình, tham gia xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia.

Đặc biệt, với chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, tư nhân hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây mà Nhà nước quản lý, Hình thức sở hữu của các doanh nghiệp sẽ thay đổi nhanh chóng và đa dạng trong thời gian tới. Cơ cấu thành phần kinh tế sẽ thay đổi. Dự đoán trong thời gian tới thành phần kinh tế tư nhân sẽ dần dần chiếm tỷ trọng cao hơn. Chủ trương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của

các DN có vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng giao dịch với nhóm doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, du dịch, xuất nhập khẩu sẽ đứng trước những cơ hội lớn để kinh doanh. Sự thay đổi này sẽ tạo nên một luồng khí mới, tạo ra một sự đổi mới trong hoạt động quản lý, trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc trở thành thành viên chính thức của WTO và việc đó ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các Doanh nghiệp Việt Nam làm ăn đặc biệt trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, các ngành dệt may, da giày, xuất khẩu hải sản…Với chính sách mở cửa kinh tế của Nhà nước, môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, các tập đoàn kinh tế nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam. Tạo một môi trường kinh doanh ở đó, những doanh nghiệp làm ăn kém sẽ bị phá sản, chỉ có những doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển.

Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn.

Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, điện lực, viễn thông đều đang triển khai các dự án lớn, nhu cầu vốn của mỗi ngành đều tăng lên.

Do môi trường kinh doanh được cải thiện nên thành phần kinh tế tư nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra yên tâm hơn trong đầu tư. Vì thế nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên nhanh chóng.

Những thay đổi và xu hướng phát triển tất yếu của các Doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ làm thay đổi mối quan hệ cho vay của Ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng cần phải xem xét, phân tích xu hướng thay đổi này để đưa ra những chính sách, chương trình hoạt động kinh

doanh phù hợp, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp của NHNT Hà Nội nghiệp của NHNT Hà Nội

Theo xu thế phát triển ngày càng cao trong quá trình hội nhập, Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của NHNN và NHNT Việt Nam. Với mục tiêu an toàn và nâng cao chất lượng cho vay, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển hoạt động cho vay của mình đến năm 2010: Thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của NHNT Việt Nam, phát triển toàn diện các loại hình cho vay, nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay, khai thác tối đa nguồn vốn huy động bằng việc mở rộng hình thức và đối tượng cho vay. Giải quyết các khoản nợ tồn đọng. Phấn đấu đảm bảo an toàn và nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay. Cụ thể:

Về hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng là

cơ sở để Ngân hàng tiến hành hoạt động cho vay, vì vậy để đảm bảo quy mô các khoản cho vay trong thời gian tới, Ngân hàng phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huy động 20% mỗi năm, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Chi nhánh tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ và uy tín thương hiệu của một Ngân hàng đối ngoại trên địa bàn Thủ đô, đồng thời kết hợp với đa dạng hóa các hình thức, các công cụ huy động vốn như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phát triển các sản phẩm Ngân hàng điện đại, tích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn…để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và hiện đại hơn đến khách hàng, nâng cao tỷ trọng tiền giửi doanh nghiệp trên tổng huy động vốn từ khách hàng từ 16% năm 2005 lên 20% năm 2006.

Về công tác cho vay: Bước sang năm kế hoạch 2006, Chi nhánh

NHNT Việt Nam và duy trì việc sử dụng vốn qua hai kênh đầu tư cho vay trực tiếp, đồng cho vay và điều chuyển vốn nội bộ trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và có hiệu quả, cân đối tỷ trọng cho vay ngoại tệ ở mức 55% tổng dư nợ, tận dụng thế mạnh của Chi nhánh trong công tác huy động vốn ngoại tệ (Nguồn vốn ngoại tệ chiếm 55% tổng nguồn vốn). Mức dư nợ cho vay dự kiến đến hết năm 2006 là 4.160 tỷ đồng, tăng 17.2% so với năm 2005.

Phấn đấu tăng trưởng cho vay vững chắc an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục chọn lọc phân loại khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau để có chính sách riêng đối với các khách hàng tiềm năng và khách hàng lớn. Kiên quyết rút dần dư nợ đối với những khoản vay kém an toàn, không để nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan. Đồng thời phấn đấu thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay đối vớic các doanh nghiệp, giảm nợ quá hạn xuống mức dưới 1%.

Phấn đấu tích cực giải quyết nợ tồn đọng, thu nợ treo. Tích cực triển khai các biện pháp để hoàn thành kế hoạch sử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng. Quan tâm đến chất lượng các lại hình cho vay mới để đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời giảm lãi suất cho vay, thực hiện các chương trình khuyến mại để khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng.

Thường xuyên kiểm tra giám sát hơn nữa hoạt động sử dụng vốn của khách hàng, tránh những hiện tượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế rủi ro cho vay.

Từng bước cải tiến phương pháp thẩm định, đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh cũng như năng lực tài chính của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và hiệu quả của món vay. Đây là vấn đề Ngân hàng hết sức coi trọng vì nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của món vay mà Ngân hàng thực hiện.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cho vay, mở rộng thêm các loại hình cho vay mới. Phát triển những hình thức cho vay có tiềm năng trong

thời gian tới như hình thức cho vay du học, cho vay tiêu dùng, cho vay xuất nhập khẩu.

Về Quy trình cho vay: Thực hiện chủ trương chỉ đạo của NHNT Việt

Nam triển khai, tổ chức lại hệ thống quản lý Chi nhánh theo mô hình mới trong chương trình cơ cấu lại hoạt động của NHNT theo kiến nghị của tư vấn nước ngoài.

Về đội ngũ CBTD: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của CBTD, cán bộ kiểm tra, tạo điều kiện cử đi học các lớp cao học, đại học, các lớp bỗi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo của Ngân hàng tổ chức, đào tạo trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ bằng hiều hình thức, với nội dung kiểm tra cụ thể và chặt chẽ nhằm nâng cao ý thức chấp hành các thể lệ, chế độ quy định, đặc biệt khâu kiểm tra công tác cho vay tại Chi nhánh.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI TIẾN QUY TRÌNH CHO VAY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH CHO VAY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

3.2.1. Giải pháp cụ thể cải tiến Quy trình cho vay

Việc thực hiện hoạt động cho vay theo một quy trình cho vay chung do NHNT Việt Nam xây dựng ở NHNT Hà Nội đã tạo ra không ít khó khăn bất cập cho Ngân hàng, làm hoạt động cho vay của Chi nhánh trở nên cứng nhắc hơn, bỏ qua nhiều cơ hội cho vay. Đặc biệt Quy trình cho vay chung này mới được xây dựng và áp dụng thí điểm tại Ngân hàng. Quy trình mới này đã buộc lộ những nhược điểm mà bản chất khi áp dụng một quy trình mới tất yếu phải có. Vấ đề đặt ra cho NHNT Hà Nội trong những năm tới là phải khắc phục, sữa chữa những hạn chế đó, Tổ chức lại hệ thống, xây dựng chính sách cho vay phù hợp hơn với Quy trình mới. Cụ thể:

Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn

Tìm hiểu thông tin nhiều phía khác nhau về khách hàng để nhận biết khách hàng có phải là đối tượng đủ điều kiện vay vốn hay không. Phân tích đánh giá khách hàng trên những tiêu chí: Năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý của khách hàng trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng. Đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng, khả năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong thời gian tới. Những yếu tố này sẽ quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy Ngân hàng phải biết rõ những đặc điểm đó của Ngân hàng để đảm bảo món vay được cho vay đúng đối tượng và có hiệu quả.

Nâng cao công tác thẩm định

Trong hoạt động cho vay, thẩm định là khâu quan trọng nhất, được thực hiện xuyên suốt trong quá trình cho vay, quyết định đến hiệu quả của món vay. Nâng cao hiệu quả thẩm định sẽ giúp cho Ngân hàng thuận lợi trong việc tham gia tư vấn, nhận biết rõ tình hình thực tế khách hàng, từ

Một phần của tài liệu Giải pháp cải tiến quy trình cho vay để nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w