Ðức Kitô Chiên Con, Ðấng của hy vọng

Một phần của tài liệu Ðức Giêsu Kitô là ai ? (Trang 47 - 51)

- Ta sẽ làThiên Chúa của người ấy, người ấy sẽ là con Ta (Kh 21,7)

4. 4 Ðức Giêsu Chiên Con

4.4.3/ Ðức Kitô Chiên Con, Ðấng của hy vọng

Trong Khải huyền, Thiên Chúa và vương quốc của Người được phô bày bằng nhiều bức tranh kỳ lạ.

"Mt ngai đã đt trên tri và có mt Ðng ng trên ngai. Ðng ng đó trông ging ngc thch và xích não, chung quanh ngai có cu vng trông ging như bích ngc" (Kh 4,2-3). Ðấng ngự trên ngai không được mô tả như thế nào, chỉ có vinh

quang của người tỏ rạng mà thôi. Ðấng ấy được Kinh Thánh gọi bằng tước hiệu ng đã có, đang có và s đến" (Kh 4,8). Ðấng ấy không lệ thuộc vào thời gian và không gian, nhưng lại can thiệp và hiện hữu trong thời gian và không gian. Ðấng ấy là Chủ tể của vũ trụ và lịch sử.

Bên cạnh ngai có bảy đèn cháy lửa, tức bảy Thần khí của Thiên Chúa. Ðó là sự nóng sốt hiện diện của Thánh Linh trong sự toàn diện, tuyệt hảo của Người, luôn linh động và như ngọn lửa. Quanh ngai có bốn sinh vật hình bò tơ, sư tử, mặt người và phụng hoàng, trước sau đầy những mắt là mắt. Khải huyền sử dụng hình ảnh quen thuộc trong Cựu Ước trích từ ngôn sứ Êzêkiel để biểu trưng cho bốn hướng của vũ trụ, thế giới : ý chỉ mọi tạo vật của Thiên Chúa

Thêm vào đó, có sự hiện diện của 24 vị lão công. Họ vận áo trắng (phẩm phục của tư tế), đầu đội triều thiên vàng (biểu hiện của vương đế ). Họ là những nhân vật tiêu biểu cho 12 chi tộc con cái Israel trong Cựu Ước và 12 Tông đồ trong Tân

Ước. Trong bức tranh này còn thiếu một nhân vật quan trọng và còn thiếu sự hiện diện của nhân loại. Thánh nhân đã đau khổ và "khóc nc n" (Kh 4,5). Trước tình

trạng đó, một vị lão công đã trấn an và giới thiệu vị anh hùng chiến thắng là "sư t

h Giu-đa, chi lc Ða-vít" (Kh 5,5).

Vị anh hùng chiến thắng này xuất hiện dưới tước hiệu "Chiên Con đng như đã b sát tế" (Kh 5,6). Chiên Con này đầy sức mạnh (7sừng) và đầy Thánh Linh thông hiểu mọi sự (7mắt). Hình ảnh "Con Chiên đng như đã b sát tế" với nguồn gốc là "sư t h Giu-đa, chi lc Ða-vít" chính là khuôn mặt của Ðức Giêsu Kitô phục

sinh (đứng thẳng) còn mang trên mình dấu vết cuộc khổ nạn và tử nạn (đã bị sát tế).

Rồi cùng với sự xuất hiện của Chiên Con, Vương Quốc Thiên Chúa được chan hoà "hương tthơm" và vang lừng âm điệu của bài ca mới, bài ca của "mi dòng h, tiếng nói và mi dân nước" (Kh 5,9) - (nhân loại được cứu độ). Trong Vương quốc đó, Khải huyền cho thấy Ðức Giêsu Kitô chiến thắng nhưng vẫn còn mang vết của cuộc xung đột, giao tranh. Vì thế, trong suốt cuộc hành trình đầy gian khổ của Hội Thánh tiến về Vương quốc của Thiên Chúa, nơi có Ðấng ngự trên ngai toà sáng vinh quang. Hình ảnh "Con Chiên đng như đã b sát tế" đã thực sự trở nên niềm hy vọng cho toàn thể Dân Người.

Giáo Hội trên con đường đầy bóng thập giá, đặt trọn niềm hy vọng vào niềm xác tín này : Thiên Chúa đã tỏ bày cho chúng ta biết Người trong Ðức Kitô, Người Con Một để ai tin vào Người Con Một này thì được cứu rỗi, được hạnh phúc vĩnh tồn. Chính Người là Ðấng đã bị đóng đinh thập giá (Kh 11,8), là Con Chiên đã bị sát tế (Kh 1,5 ; 5,9), đã chết và đã sống lại khải hoàn (Kh 2,8). Hiện nay Người đang ngự bên Cha Người với quyền năng của Ðấng Thiên Sai chiến thắng để điều khiển lịch sử nhân loại cho đến tận cùng, lúc Người sẽ đến trong vinh quang để phán xét (Kh 20,11-18) và thiết lập trời mới đất mới (Kh 21,1-7), như Hội Thánh là hiền thê đang thiết tha mong đợi (Kh 22,20).

Tóm lại, tác giả sách Khải huyền kín múc nguồn cảm hứng từ truyền thống Kitô học của thánh Gioan, để khuyến khích tín hữu tin tưởng vững mạnh nơi Ðức Giêsu Kitô. Lời đề nghị này đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh tín hữu bị bách hại, khổ đau và xung khắc với thế giới bên ngoài của ý thức hệ tôn thờ thần giả. Ðức Giêsu Kitô bị đóng đinh và tử nạn nhưng đã phục sinh mới chính là Ðấng hướng dẫn lịch sử cuộc chiến giữa sự thiện và sự ác. Người sẽ mặc khải cho tín hữu biết ý nghĩa của lịch sử và với chiến thắng của Người trên sự chết, Ðức Giêsu Kitô trở thành nền tảng của hy vọng và lòng kiên trung của các vị tử đạo Kitô.

Chiều kích Kitô học trên đây tỏ hiện rõ ràng trong hai thị kiến : thị kiến mở đầu trong đó Ðức Giêsu Kitô giao cho Gioan là người đã cùng gánh chịu các khổ đau trong cuộc bách hại các tín hữu, nhiệm vụ gửi bảy sứ điệp cho bảy giáo đoàn tức toàn Hội Thánh của Chúa (Kh 1,9-20) ; trong thị kiến từ chương 4,1-5,14, các hình ảnh dùng để diễn tả Ðức Giêsu Kitô được soạn giả lấy lại từ truyền thống Kinh thánh, truyền thống Ngôn sứ và truyền thống Gioan. Ðức Giêsu được giới thiệu như là "Ðng là Ðu và là Cui, Ðng Hng Sng" (Kh 1,17) và là Chiên Con của

Thiên Chúa, bị sát tế, nhưng đã phục sinh (Kh 5,6). Người là Ðấng được Thiên Chúa trao ban quyền bính trên mọi loài mọi vật và nắm vận mệnh của thế giới trong tay. Ðức Giêsu Kitô Chiên Con cũng là Ðấng duy nhất có thể tháo mở bảy ấn niêm phong cuốn sách sự sống chứa đựng mọi thực tại liên quan tới vận mệnh nhân loại và vận mệnh thế giới. Người là "Ðng Trung Thành và Chân Tht", là

"Li ca Thiên Chúa", Ðấng thực hiện cuộc phán xét chiến thắng trên mọi quyền

lực lịch sử cám dỗ con người khước từ và chống lại Thiên Chúa (Kh 19,11.13). Trời mới và đất mới mà Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa, đem lại cho nhân loại ghi dấu ngày lịch sử thế giới và lịch sử loài người thành toàn viên mãn (Kh 21-22).

V - KẾT LUẬN

Sách Khải huyền là cuốn sách "mc khi ca Ðc Kitô", về các việc "sp phi xy đến" (Kh 1,1). Vì thế Khải huyền chính là mặc khải, là vén bức màn lên, là thực

hiện việc bóc trần ra những điều trước kia vẫn được dấu kín. Thực tại mà Hội Thánh đang sống được mô tả nơi sách Khải huyền là một thực tại đầy khủng hoảng trong sinh hoạt tôn giáo do các biến cố lịch sử đương thời tạo nên, những lo âu khắc khoải, bối rối về niềm tin, bị bách hại bên ngoài và chia rẽ bất hoà bên trong.

Trước những lo âu khắc khoải đó, sách Khải huyền đã hướng con người đặt trọng tâm của mình vào mầu nhiệm Ðức Giêsu Kitô, Người là trọng tâm của niềm hy vọng của Hội Thánh trong cuộc lữ hành này, Người là lẽ sống vĩnh cửu của Hội Thánh. Sách Khải huyền bày tỏ cho Hội Thánh thấy tương lai huy hoàng đang chờ đón những người đã đặt niềm tin và lòng yêu mến của mình nơi Ðức Giêsu Kitô, cũng như tương lai xán lạn của nhân loại và của cả vũ trụ. Vì các lý do đó, sách Khải huyền đã đặt trọng tâm nơi Ðức Giêsu Kitô, Người là nền tảng vững chắc cho lịch sử lâu dài của dân Thiên Chúa đang tiến về vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa là Trời mới-Ðất mới.

Sách Khải huyền còn nhấn mạnh quyền năng của Ðức Kitô vượt trên mọi quyền lực thế gian. Ðức Kitô là vị Chúa đích thực, nắm trong tay sự toàn năng. Người là Ðấng thu hoạch mùa màng, là Người chiến thắng, là Ðấng phán xét, là Ðấng hoàn tất. Hiện giờ Người còn ẩn khuất, nhưng khi mọi sự qua đi, Người lại xuất

hiện. Khi còn trong không gian và thời gian, Người yếu đuối và phải chết. Nhưng bên kia cái chết, khi đến giờ, Người sẽ bày tỏ quyền năng và thi hành công lý. Sách Khải huyền không hứa hẹn một sự can thiệp trong lịch sử của Chúa Kitô khi có nhu cầu đòi hỏi, nhưng cho thấy ý nghĩa cuộc sống trần thế : mọi biến cố chỉ là "th thách", một điều chóng qua, một chớp mắt, mọi quyền năng thế gian này

chỉ là một cơn gió thoảng.

Sách Khải huyền dùng nhiều biểu tượng, tước hiệu và hình ảnh chỉ về Chúa Kitô. Nhưng hình ảnh quan trọng hơn cả là "Chiên Con" bị giết nhưng đang sống. Chiên Con, có bị sát tế, nhưng tràn đầy quyền năng kỳ diệu. Chiên Con có bảy sừng, bảy mắt. Chiên Con nhìn mọi sự, thấy mọi sự. Chiên Con ấy là Ðấng duy nhất và tất cả. Người cầm sách, mở ấn, và mọi sự hoàn tất.

Ðức Kitô là Ðấng "hôm qua, hôm nay và mãi mãi". Mọi sự đều qua đi, chỉ Người "hin hu" và "ch đi". Ngài thinh lặng, điều đáng sợ nhất là sự thinh lặng của

Thiên Chúa. Thiên Chúa để cho làm, con người có thể hành động trong một lúc, như là có quyền và làm chủ. Cho đến khi thế giới kết thúc, và cõi hằng sống xuất hiện, Chân lý được bày tỏ .

Tất cả những gì chống lại Thiên Chúa sẽ chấm dứt và bị lên án. Nhưng ai được Thiên Chúa yêu thương, sẽ được công chính hóa và sống đời đời. Những giới hạn thời gian và không gian, sự tách rời giữa sự vật với sự vật, sự chia lìa bản thân với những người khác sẽ chấm dứt.

Ðức Kitô không còn bị ràng buộc bởi những giới hạn của không gian và sự vật.Người "bước đi" từ thế giới tự do của Thần Khí. Ngài không cố định trong

kích thước của thực tại trần thế, trong tập quán và sự hiểu biết . Ngài luôn "vượt lên", và chính Người xác định chân dung của mình. Người là vị thầy quê Nazareth,

đồng thời Người cũng là Ðấng Ðầu tiên và Cuối cùng.

Ðức Kitô ấy vừa là niềm an ủi, vừa là lời cảnh tỉnh. Người là Chúa, là Chân Lý, nhưng cũng là Quyền Năng. Người là Ý Nghĩa, nhưng cũng là Thực Tại.Người vẫn tồn tại, khi mọi sự trần gian qua đi Người sẽ chiến thắng, phán xử và hoàn

Có nhiều quyền lực đang tác động trong thế gian : nhỏ, lớn, thiện, ác, hiếu hòa hay hiếu chiến. Kitô hữu sống giữa những quyền lực ấy, tùy thuộc vào chúng, được chúng khuyến khích hay đàn áp. Nhưng quyền năng đích thực là Ðức Kitô. Người cầm đèn sáng của các môn đệ, số phận của họ, Người giữ thần khí của họ trong tay Người.

Ðức Kitô biết tất cả thực tế đời Kitô hữu. Người hiểu và phán xử không

sai.Người có quyền thực hiện bản án. Bảy Thần Khí chính là bảy mắt, bảy sừng của Chiên Con : là cái nhìn và là hành động của Người. Bên phải Ðấng ngự trên ngai, có quyển sách sự sống niêm ấn. Sách ấy ghi ý nghĩa cuộc đời, ý nghĩa biến cố, số phận tương lai của con người, và những thực tại cuối cùng. Chiên Con đến và mở sách. Người là Chúa vượt trên mọi lẽ sống, lý do là Người đã chịu chết vì yêu chúng ta. Giải đáp nằm trong Người, chứ không phải trong một giáo thuyết nào. Khi Người mở quyển sách, mọi người đều quỳ xuống trước nhan Người và chúc tụng Người, vì Người là Thần linh.

Ðức Kitô là Ðấng chiến đấu chống lại những kẻ thù của Thiên Chúa, và là Người chiến thắng. Khí giới Người dùng để chiến đấu, lưỡi gươm từ miệng Người là "Li ca Thiên Chúa". Lời Người chứa đựng Chân Lý vô hạn. Hiện nay, trong thời

gian thử thách, Chân Lý ấy không đi liền với sức mạnh. Lời yếu đuối. Mọi quyền lực thế gian đều có thể chống lại. Nhưng một ngày kia, Lời sẽ toàn thắng, vì Lời là Chân Lý.

Ðức Kitô không chỉ là Ðấng Toàn Năng, Người còn là Ðấng ban cho mọi sự ý nghĩa cuối cùng : Người là Ðấng hoàn tất. Hình ảnh của sự hoàn tất là Thành

Giêrusalem Thiên quốc huy hoàng. Mọi sự đều đổi mới : trời mới đất mới. Mọi điều cũ qua đi, và đây một tạo dựng mới. Giêrusalem mới là Tân Nương. Cả thế giới là Tân Nương. Ðây là mầu nhiệm tình yêu bất tận, mầu nhiệm "hip nht"

với Ðức Kitô. Người là Ðấng làm bừng cháy mọi sự trong sức nóng Thần

linh. Người là Ðấng mà tình yêu mọi Người hướng tới, nơi tình yêu hoàn tất và trở nên vĩnh cửu. Người là Ðấng đáp trả tình yêu và bao trùm tình yêu : Tân Nương gọi tên Tân Lang. Thần Khí cùng với Tân Nương : xin hãy đến !

Một phần của tài liệu Ðức Giêsu Kitô là ai ? (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w