5 Ðức Kitô Vinh hiển là Vua và là Chúa tể

Một phần của tài liệu Ðức Giêsu Kitô là ai ? (Trang 25 - 30)

Ðức Kitô Phục sinh vinh hiển, Người đã được biến đổi cách sâu xa, Người cũng được Chúa Cha ban quyền thống trị trên tất cả hoàn vũ. Người là Vua muôn dân, Chúa các chúa, Người là Chủ tể muôn loài thọ tạo.

3.5.1/ Ðức Kitô là Vua

Phần lớn những tước hiệu mà Thánh Gioan nhận biết nơi Ðức Kitô, giữa những tước hiệu đó, không khó khăn gì để nhận ra quyền làm vua của Ðức Kitô, Ðức Kitô được tôn phong là "Chúa các chúa, Vua các vua" (Kh 17,14 ; 19,16), và "Vương quyn trên thế gian này đã thuc v Chúa chúng ta và Ðc Kitô ca Người, Người s hin tr đến muôn thu muôn đi" (Kh 11,15).

Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã loan báo vương quyền của Ðấng Messia (2Sm 7,14 ; Is 9,6 ; Ðn 7,14 ; Tv 2 ; 110). Khi nhìn lịch sử dưới khía cạnh "quyn bính" thì

Israel thường qui chiếu về vua Ða-vít, Vị thánh vương đã hoàn tất những lời Thiên Chúa hứa với cha ông. Trong các thánh vịnh ca tụng vương triều, mô tả các lễ đăng quang của nhiều vị vua kế nghiệp Ða-vít, niềm hy vọng hướng về dòng dõi vua Ða-vít (Tv 2 ; 110).

Vào cuối thế kỷ VIII, Isaia đã chống lại những toan tính của vua Achaz, đòi hỏi lòng "tin tưởng" vô điều kiện vào Thiên Chúa : "này đây mt ph n s th thai và sinh h mt con trai, Người s được gi là Emmanuel"(Is 7,14). Người sẽ là một

vị vua lý tưởng khai trương một thời đại mới. Thiên Chúa dùng một người nữ có quan hệ với dòng dõi Ða-vít, trong Isaia 9,1. 5-6 cũng có một cái nhìn tương tự : "mt tr đã sinh cho ta, mt con trai được ban xung cho ta ; vai người đ ly quyn bính và thiên h hô tước hiu người là : C vn kỳ diu, Thn anh dũng, Cha đi đi, Vua bình an".

Trong Tân Ước, sứ thần Gáp-ri-en thưa với Ðức Maria : "Người s được gi là Con Ðng ti cao, triu đi ca Người s vô cùng tn" (Lc 1,32-33). Trước tổng

trấn Philatô, Ðức Kitô nhìn nhận mình là Vua (Ga 18,37), vương quyền của Người bao trùm trời đất (Mt 28,18).

Trong sách Khải huyền, Thánh Gioan đã gọi Ðức Kitô là "Th Lãnh mi vương đế

trn gian" (Kh 1,5), "Vua các vua, Chúa các chúa" (Kh 17,14 ; 19,18). Tước hiệu

"Chúa các chúa, Vua các Vua" vốn là danh xưng nơi các vua Babilon và các Pharaon Ai Cập, tước hiệu này được truyền thống Cựu Ước dành cho Giavê

chúa, là Thiên Chúa vĩ đi, dũng mãnh, kh úy" (Ðnl 10,17 ; 1Mcb 10,89 ; 11,58 ; Tv

89,28).

Tước hiệu thần linh này cũng được áp dụng rải rác trong Tân Ước. Ðức Kitô là Vua các vua, Chúa các chúa (1 Tm 6,5) vì Người phải giữ vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người (1 Cr 15,25). Quả thật, Ðức Kitô là Con Chiên đã chiến thắng Con Thú, thế lực và quyền bính Satan, Người xứng đáng được mang tước hiệu này, chỉ có Ðức Kitô mới là Chúa tể phải tôn thờ, còn các bậc vua chúa trần gian chỉ là con người không xứng đáng được mang tước hiệu này.

Trong cuộc chiến cánh chung thứ nhất, Ðức Kitô mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế : "Vua các vua, Chúa các chúa" (Kh 19,16), Danh hiệu viết trên áo choàng công bố rằng Người là Vua trên các vua và Chúa trên các chúa ; tước hiệu viết trên vế cũng công bố rằng Người có quyền tối thượng trên tất cả các bậc vua chúa trần gian, nên chỉ một mình Người được khắc ghi danh hiệu này thôi. "Ðu Người đi nhiu vương min" (Kh 19,12) ám chỉ tất cả các quyền hành trên vũ trụ

đều tập trung nơi Người, vì Người là "Vua các vua, Chúa các Chúa".

Quả thật, Ðức Kitô Phục Sinh vinh hiển, Người được tôn vinh và được tặng ban quyền thống trị, vinh quang và vương quyền. Người là vua các dân (Kh 15,3), "Chúa các chúa,Vua các vua" (Kh 17,14 ; 19,16). Chỉ có Ðức Kitô mới là Ðấng phải tôn thờ, vì Người là Ðấng Toàn năng, là Chủ tể muôn loài, Người là Chúa duy nhất chân thật và chỉ một mình Người được cả vũ trụ tôn thờ : Ðức Giê-su Kitô là Chúa (Pl 2,11)

3.5.2/ Ðức Kitô Vinh hiển là Chúa tể cầm cương lịch sử thế giới

Ðức Kitô là Vua, Người thực hiện vương quyền trên vũ trụ, Người có quyền như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần nên Người là Vua trời đất vạn vật.

Như đã nói, " Người Con" được sinh ra từ cung lòng người Phụ Nữ (Kh 12,5)

chính là Ðấng Thiên Sai, Ðấng sẽ dùng trượng sắt chăn dắt muôn dân : "Con s

dùng trượng st đp chúng tan tành, nghin nát chúng như đ sành đ gm" (Tv

2,9). Chính Người là Thủ lãnh cánh chung có sứ mệnh phá tan các thần của con mãng xà đang khống chế thế giới. "Người được đưa lên ngai ca Người" đánh

dấu sự toàn thắng của Người, vương quyền phổ quát của Người được khai mở và ác thần bị tiêu diệt.

Trong cuộc tôn vinh, Ðức Giêsu đã được biến đổi sâu xa: "Thn khí nói vi các Hi Thánh: Ai thng Ta s ban cho Man-na được du k ; Ta cũng s ban cho nó

mt viên si trng, trên si đó có khc mt tên mi ; chng ai biết được tên y, ngoài k

lãnh nhn".

Trong sách Khải huyền không có quan niệm giống như quan niệm của thánh Phao-lô về một cuộc giao hoà và thâu tóm vạn vật về một mối trong Ðấng

Phục Sinh. Song quyền Chúa tể của Ðức Giêsu nơi sách Khải huyền lại được giầu thêm một dữ kiện: cuộc phục sinh đặt vào tay Ðấng Cứu Thế quyền điều khiển lịch sử thế giới. Quan phòng của Thiên Chúa nay trở thành quan phòng của Ðức Kitô, mọi biến cố đều được Ðức Kitô Cứu Chúa của tín hữu, chăm nom điều động.

Trong thị kiến mở đầu (Kh 1,9-20), Thánh Gioan thấy Ðức Giêsu ở giữa bảy trụ đèn vàng, tác giả nhận ra nét mặt của Ðức Kitô "ai ging như Con Người" (Kh

1,13) trong hào quang nhân tính được thần hoá: " Ta đã chết và nay Ta sng đến muôn thu muôn đi" (Kh 1,18). Ánh sáng vừa chói lọi lại vừa êm dịu của thần

tính toả trên mặt Người: "mt Người sáng rc như la, tiếng Người oai hùng như tiếng thác đ. Chân Ngài như đng đ" gợi ý quyền năng vững bền của Ðức Kitô. "Mt thanh kiếm t ming phóng ra" ám chỉ lời linh nghiệm sắc bén. Các trụ

đèn vàng tiêu biểu cho bảy Hội Thánh tức là tất cả Hội Thánh Kitô giáo, bảy đèn sáng cầm trong tay phải là bảy thiên thần, đại biểu bí nhiệm của Hội Thánh. "Người nm gi chìa khoá t thn và âm ph" tức là Người có quyền trên mọi sự kể cả sự chết. Ðiều này đã được Isaia nói đến : "Chìa khóa nhà Ða-vít, Ta s

đt trên vai nó. Nó m ra thì không ai đóng được, nó đóng li thì không ai m

được."(Is 22,22) và thánh Matthêu nói : "Thy s trao cho anh chìa khóa Nước Tri : dưới đt, anh cm buc điu gì, trên tri cũng s cm buc như vy ; dưới đt anh tháo ci điu gì, trên tri cũng s tháo ci như vy" (Mt 16,19). Trong

sách Khải huyền cũng được nhắc đi nhắc lại cụm từ "nm gi chìa khóa t thn và âm ph" trong các đoạn Kh 1,18 ; 3,7 ; 20,1 là khẳng định rằng Người có quyền và làm chủ trên mọi sự.

Trong chương 5 thánh Gioan còn mô tả, toàn thể triều đình thiên giới ngóng đợi vị thừa hành các mệnh lệnh của Thiên Chúa trên thế giới. Chính lúc đó Ðức Kitô xuất hiện, Ðấng đã sống lại từ cõi chết. Người vừa là Chiên Con vừa là Sư tử, vừa là Tế vật, vừa là Người hùng chiến thắng. Người mang bảy sừng và bảy mắt (Kh 5,6) là bảy Thần khí Thiên Chúa, trọn vẹn sự sáng suốt và quyền lực của Thần

khí, Thiên Chúa trao cho Người trọn vận mệnh lịch sử mới của thế giới và truyền Người đem đi thi hành.

Phần cuối sách Khải huyền (Kh 19,15), cho ta thấy Ðức Kitô cũng dùng trượng sắt để cai trị muôn nước. "T ming Người phóng ra mt thanh gươm sc bén đ

chém muôn nước" gợi nhắc lại lời ngôn sứ Isaia và Tv 2 : "Li Người nói là cây roi đánh vào x s, hơi ming th ra giết chết k gian tà" (Is 11,4). Cũng chính là

Người chứ không ai khác mà sách Khải huyền mô tả : "T ming Người phóng ra mt thanh gươm sc bén đ chém muôn nước. Chính Người s dùng trượng st mà chăn dt chúng. Người đp trong bn đp nho cha th rượu là cơn lôi đình thnh n ca Thiên Chúa Toàn Năng" (Kh 19,15).

Ý định của Thiên Chúa sẽ chỉ huy tất cả các biến cố và biến chúng thành toàn thắng cho tín hữu cho đến lúc hoàn toàn đánh gục Satan. Ðược Chiên Con điều khiển lịch sử, Ðức Kitô sẽ đưa đẩy cách vững chắc kẻ này xuống vũng lửa diêm sinh, kẻ khác lên Giê-ru-sa-lem thiên giới.

Người cũng hứa ban uy quyền vàvinh quang của Người cho ai tuân giữ lời Người. Người là Ðấng thống trị muôn dân, Người đã lãnh nhận quyền ấy nơi chúa Cha, và nay Người muốn chia sẻ vương quyền ấy cho chúng ta. Ai thuộc về Người sẽ được quyền thống trị với Người, được thông chia sự vinh hiển của Người (Cv 2,36 ; Ep 2,6 ; Pl 3,21) người ấy sẽ được Người ban cho Sao Mai (Kh 2,28 ; 22,6) là chính Người. Ai trung thành với Ðức Kitô chẳng những sẽ lãnh nhận "trượng st và sao mai" nhờ sự chia sẻ vinh quang của Ðức Kitô, mà còn được

diễm phúc ở với Người trong vinh quang của Người. Người Kitô hữu được Ðức Kitô cứu thoát, được chia sẻ vinh quang và được ở với Người trong vinh quang của Người, họ không ngừng ngợi khen chúc tụng Ðức Kitô là Chúa.

Ðức Giêsu là "Chúa" được coi như là đặc trưng của đức tin Kitô giáo, bắt nguồn từ biến cố Phục sinh (Rm 10,9), các tín hữu tiên khởi tuyên xưng Ðức Kitô là "Chúa" trong khung cảnh của các buổi cử hành phụng vụ (Kh 22,20 ; 1Cr 16,20). Họ chờ mong Người đến tựa như cô dâu chờ đợi chàng rể, "Thn khí và Tân nương nói : Maranatha : ly Chúa xin mau đến !" (Kh 22,17.20).

Tước hiệu "Chúa" tự nó diễn tả vương quyền của Người (Kh 11,15 ; 17,14 ; 19,16), vương quyền ấy của Ðức Kitô không những được thể hiện trên loài người, trên kẻ sống và kẻ chết mà cả quyền lực Âm phủ.

Sách Khải huyền hai lần nhắc tới địa vị "Ðc Chúa" của Ðức Kitô (Kh 11,8 ; 22,20)

nếu chúng ta nhìn vào vai trò của Ðức Kitô trong toàn bộ sách Khải huyền, chúng ta cũng sẽ phải nói rằng Ðức Giêsu Kitô chính là Thiên Chúa.

Sách Khải huyền là sách mặc khải về Chúa Kitô, Kitô học chiếm vị trí trung tâm nơi sách này. Ðức Kitô đã nhận mặc khải từ nơi Chúa Cha và đã thông truyền lại cho các ngôn sứ của Người, Người là vị Chứng Nhân trung thành đã mang lại lời chứng cho chân lý của Người trên Thập giá, Người là Chúa Phục sinh, là Vua các vua, là Thủ Lãnh vương đế trần gian. Nhưng phần Người, Người là Ðấng yêu mến nhân loại, đã cứu họ bằng máu và làm cho họ thành một dân tư tế trung thành. Người sẽ đến như vị Thẩm phán vào ngày cánhchung, với Hội Thánh Người ở ngay giữa họ và điều khiển công việc của Hội Thánh. Bằng cái chết và Phục sinh của Người, Người làm chủ sự chết và Âm phủ, Người là Ðầu và là Cuối. Tuy nhiên Người vẫn là Ðức Giêsu Kitô của Tin mừng.

Trong bảy lá thư gửi bảy Hội Thánh, chúng ta thấy Chúa Giêsu rất quan tâm đến những Hội Thánh, Người đến với họ để khiển trách, an ủi và khích lệ.Người cảnh cáo Hội Thánh Ê-phê-sô có thể mất lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Nếu Hội Thánh Péc-ga-mo không hối cải, Người sẽ trừng phạt họ với lưỡi gươm sắc bén từ miệng Người. Hội Thánh Thi-a-ti-ra biết rằng Người là Ðấng tìm kiếm công bình và thương xót, phần thưởng của Người là sự công chính. Với Hội Thánh Xác-đi, Người sẽ đến như một kẻ trộm vào giờ mà chúng không ngờ. Với Hội Thánh Phi-la-de-phi-a, Người bộc lộ cho thấy Người yêu thương Hội Thánh nhỏ bé này. Người sẽ giữ đàn chiên này an toàn khỏi nỗi khổ đau kinh khủng đó và sẽ ban thưởng cho họ bằng sự Phục sinh của Người.Với Hội Thánh Lao-đi-ki-a, Người sẽ nôn mửa những người thiếu nhiệt thành.Qua sự quan tâm của Người với bảy Hội Thánh, Người khiển trách và trừng phạt là bằng chứng tình yêu của Người, Người muốn họ thuộc về Người. Quả thật, Người sẽ đến với từng

người và tìm cách cư ngụ nơi họ, ai nghe và mở cửa cho Người, Người sẽ vào và dùng bữa với người ấy, và người ấy dùng bữa với Người (Kh 3,20).

Là Chúa, nhưng Người đã đến thế gian, được sinh ra, chịu chết và Phục sinh, được siêu thăng để kéo muôn người lên với Người, Người đã thắng Satan. Ðó cũng là lý do Sư Tử chi tộc Giu-đa, Chồi non Ða-vít có quyền nhận và mở cuốn sách niêm ấn. Trên tất cả, Sư Tử chi tộc Giu-đa, Chồi non Ða-vít là một Con Chiên, Con Chiên là Ðấng đầy quyền năng và Thần Khí, được cả triều thần Thiên quốc

thờ lạy vì đã quy tụ mọi dân tộc về cho Thiên Chúa và làm cho họ thành một vương quốc tư tế (Kh 5,8-14).

Ðức Kitô Phục sinh vinh hiển là Con Người Thiên Sai, là Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử, là Thủ Lãnh, là Chúa tể, là Vua các vua, Chúa các chúa, Người còn là Ðấng được Thiên Chúa chọn làm Thẩm Phán trong ngày cánh chung.

Một phần của tài liệu Ðức Giêsu Kitô là ai ? (Trang 25 - 30)