6 Ðức Kitô là Thẩm Phán cánhchung

Một phần của tài liệu Ðức Giêsu Kitô là ai ? (Trang 30 - 33)

Ðức Giêsu xuất hiện lần đầu trong thân phận làm Người với vẻ bên ngoài xóa mình và khiêm tốn. Ngược lại, trong cuộc quang lâm vào ngày cánh chungNgười sẽ xuất hiện oai nghi lẫm liệt. Sách Khải huyền đã quy chiếu vào các bản văn Cựu Ước Ðaniel 7,13 và Giacaria 12,10 để họa lên khuôn mặt Ðức Kitô vị Thẩm Phán vào ngày Người ngự đến huy hoàng.

"Có ai như mt Con Người đang ng giá mây tri mà đến", đó là lời ngôn sứ loan

báo cuộc xuất hiện quang vinh của Ðức Kitô để "phán xét", "bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời ; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến" (Kh 1,7). "Chúng s ngước nhìn lên Ta. Chúng s khóc than Ðng chúng đã đâm thâu, như

người ta khóc than đa con mt. Chúng s thương tiếc, như người ta thương tiếc đa con đu lòng" (Dcr 12,10). Từ đó Thánh Gioan đưa vào sách Khải huyền để

cho muôn dân nhận biết rằng khi vị Thẩm Phán xuất hiện, Người sẽ tỏ hiện cho "mi dân trên mt đt", tỏ hiện ngay cả cho những kẻ mà sự thù địch của họ, sự

khước từ của họ khiến cho họ bị kể vào số những người đã "vây quanh" cái chết của Người, tất cả phải than khóc, khi đó tất cả sẽ thấy rằng việc đóng đinh Ðức Kitô là một tội ác, đồng thời là một biến cố cứu độ.

ng ng gia đám mây" chính là Ðấng đã chịu đóng đinh và nay Người Phục

sinh vinh hiển và được Chúa Cha ban cho vương quyền (triều thiên vàng) trên vũ trụ, Người là Ðấng Thẩm Phán tối cao (liềm sắc bén), "by gi thiên h s thy Con Người đy quyn năng và vinh quang ng trong đám mây mà đến" (Mc

13,26 ; Kh 14,14). Trong ngày đó Người đến cùng với các thiên thần của Người để phán xét muôn dân và "Người tp trung mi k làm gương mù gương xu và mi k làm điu ác, mà tng ra khi nước ca Người, ri quăng chúng vào lò la; đó, chúng s phi khóc lóc nghiến răng. By gi người công chính s chói li như mt tri trong nước ca Cha h"(Mt 13,41-43 ; Kh 14,14-20). Như vậy Ðức Giêsu Kitô là vị Thẩm Phán tối cao trong ngày cánh chung.

Trong cuộc chiến cánh chung thứ nhất (Kh 19,11-21), Ðức Kitô Phục sinh xuất hiện dưới hình dạng Ngôi Lời hiệp sĩ có tên là : "Trung Tín và Chân Tht", đích thân

Người thống lãnh đạo binh thiên quốc trong trận chiến chống lại Con Thú, chống lại các ngôn sứ giả của nó và các vua chúa trần gian. Người xuất hiện và hủy diệt chúng bằng gươm của Lời Người. Ðó là Ðấng thiên Sai, con Vua Ða-vít :

"Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói,

nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà." (Is 11,3-4)

Ðức Kitô Phục sinh đóng vai trò vị Thẩm Phán, Người thực thi vương quyền của Người với cây trượng sắt (Kh 12,5 ; 19,15) còn các thù địch đời đời phải ở trong "bn đp nho cha th rượu là cơn thnh n ca Thiên Chúa Toàn Năng".

Ðây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi Người tùy theo việc mình làm. Ta là Alpha và Omêga, là Ðầu và là Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào thành ! những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài (Kh 22,12-15)

Trong ngày đó, vị Thẩm Phán xuất hiện mang theo phần thưởng và thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm (Kh 2,23), chính là sự sống đời đời (Rm 5,21), đó là ân sủng cứu độ của Người : Người là Thiên Chúa cứu độ. "Ta là Alpha và

Omêga, là Ðu và là Cui, là Khi Nguyên và Tn Cùng". Chính Người là Thiên

Chúa nên "Li Người phán quyết đu chân tht và công minh" (Kh 16,7 ; 19,2 ;

20,12-13), nên Người thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ.

Người là vị Thẩn Phán, cầm liềm sắc bén trong tay, để gặt mùa màng trái đất (14,14-16), vua Chúa trần gian sợ cơn thịnh nộ của Người. Người là Lời của Thiên Chúa, Người chiến binh nghiêm khắc trung thành và chân thật, Người phán xét công minh, người được tháp tùng bởi cả một đoàn những người trung thành theo Người, Người bảo đảm với họ rằng Người đã thắng thế gian (1,11-16) Người là Thẩm Phán cứu độ, Người mời gọi tất cả hãy đón nhận ân sủng của Người. Hạnh phúc biết bao cho những ai đón nhận nguồn mạch sự

sống này :những ai đã giặt áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7,14 ; 22,14). Ngày xưa, khi sắp ký kết giao ước với dân riêng, Giavê đã đòi buộc dân phải thanh tẩy, giặt quần áo (Xh 19,10). Cũng vậy, bây giờ những ai muốn trở thành

dân được cứu độ của Thiên Chúa, họ phải giặt áo tội lỗi của mình trong máu Ðức Kitô, "Ðng đã ly máu mình ra sch ti li chúng ta" (Kh 1,5), chỉ những ai giặt

áo mình mới "được quyn hưởng dùng cây S Sng qua ca mà vào thành" (Kh

22,14).

Ngoài sự xét đoán, kỷ nguyên mới của triều đại Thiên Chúa là niềm vui của tiệc cưới Con Chiên. Con Chiên là đèn soi chiếu, Người là nguồn nước trường sinh và là cây Sự Sống cho những ai khát và nương nhờ. Ai trung thành với Người, Người bảo đến ba lần rằng Người sẽ đến sớm (Kh 22,7.12.20), Người đến mang theo phần thưởng với Người : chính Người là "Sao Mai rc sáng" sẽ ban cho ai

vâng nghe lời Người. Trên thiên giới, Người ngự trị cùng ngai với Thiên Chúa, Người trao ban ân sủng và bình an với Chúa Cha, đón nhận sự tôn thờ của thụ tạo.

Quả thực, vị Thẩm Phán cánh chung là chính Ðức Kitô , Vua Thiên Sai sẽ đến để thi hành cuộc phán xử công minh vào ngày quang lâm. Ngày ấy "chng bao lâu na Ta s đến" (Kh 3,11 ; 22,7.12) "Phi, chng bao lâu na Ta s đến", ngày đó Chúa

Giêsu Kitô Phục sinh vinh hiển sẽ trở lại trong vinh quang, đứng vào địa vị của Thiên Chúa mà phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Như vậy, Ðức Kitô vinh hiển là Con Người đến từ trời, Con Người ấy là Ðấng Hằng Sống, Ðấng có quyền trên mọi loài và sự chết, là Vua và là Ðấng Thẩm phán vào ngày cánh chung, địa vị của Người ngang hàng với Thiên Chúa và là Lời

củaThiên chúa như hiệp sĩ thắng trận. Ðấng mang bao nhiêu vai trò và quyền năng thần linh ấy mà tác giả sách Khải huyền cũng vẫn thường gọi đơn giản là "Giêsu". IV - ÐỨC GIÊSU LÀ CON THIÊN CHÚA

Như chúng ta vừa tìm hiểu phần trên, chỉ có sự phục sinh vinh hiển của Ðức Kitô mới làm cho chúng ta hiểu biết về thần tính của Ðức Giêsu : Người là Chúa Tể, nghĩa là đang sống vĩnh viễn, Người đóng vai trò của Thiên Chúa trong Kinh thánh Do Thái ; Người là đức Kitô, tức là Ðấng Messia, là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa sai đến để thiết lập triều đại Thiên Chúa. Trong ngày sau hết, Người sẽ đến để trừng phạt và cứu độ nhân loại.

Ðược siêu tôn, Người được hưởng hết mọi đặc quyền của Thiên Chúa (Rm 1,3), được đặt vào cương vị thần linh, ngồi trên cùng ngai với Chúa Cha, Người thi hành những chức vụ ấy trong tư cách là con Thiên Chúa. Tước hiệu "Con Thiên

Chúa" mới diễn tả tất cả thực hữu của Ðức Kitô, giữa Người với Chúa Cha có

một sự liên hệ mật thiết, là Lời của Thiên Chúa, là Uyên Nguyên tạo thành.

Ðối với nhân loại, Con Thiên Chúa đã không dùng sức mạnh mà dùng tình thương để thống trị. Con Thiên Chúa dưới biểu tượng Chiên Con trên ngai cho chúng ta thấy ý nghĩa của hành động cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong mầu nhiệm Ðức Giêsu Kitô ; Thiên Chúa đã thắng thế gian bằng tình thương, sách Khải huyền đã vén mở cho chúng ta hiểu rằng tình thương là sức mạnh và là ý nghĩa linh thiêng của lịch sử.

Một phần của tài liệu Ðức Giêsu Kitô là ai ? (Trang 30 - 33)