- Ta sẽ làThiên Chúa của người ấy, người ấy sẽ là con Ta (Kh 21,7)
4. 4 Ðức Giêsu Chiên Con
4.4.1/ Ðức Giêsu Chiên Con đứng như đã bị sát tế
Cũng như thư Do thái, sách Khải huyền là cuốn sách cuối cùng của mặc khải trình bày tế lễ thập giá trong giai đoạn vĩnh cửu. Sách Khải huyền làm nổi bật tư cách tư tế và tế vật trong Chúa Kitô vinh hiển, hai phương diện ấy được trình bày cùng một lúc, hoặc luôn phiên, với một điểm hơi khác thư Do thái, ở đây tất cả chú ý đều dồn vế tế vật.
Trong Tin Mừng Gioan, Ðức Giêsu được vị Tiền Hô là Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu cho thế giới không như một vị thẩm phán, nhưng như là : "Chiên Con của Thiên Chúa, Ðấng xoá tội trần gian" (Ga 1,29) tức là theo Is 53,7, một Người Tôi
Tớ đau khổ bị đem đi giết và là Ðấng gánh tội trần gian, Ðức Giêsu tuyên bố : "vì
họ, Con xin thánh hiến chính mình Con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến"
(Ga 17,19), điều đó có ý nói Người dâng mình lên cho Chúa Cha trong một tế hiến, và cái chết của Người gợi lại lễ tế Chiên vượt qua (Ga 19,36).
Trong thị kiến mở đầu của sách Khải huyền, Ðức Kitô xuất hiện trong cốt cách một vị tư tế : "Mình mặc áo chùng và ngang ngực có thắt đai bằng vàng" (Kh
1,13), đó là y phục tư tế, nhưng thị kiến ấy mới chỉ thoáng qua. Trung tâm sách Khải huyền nổi bật nhất là hình dáng Chiên Con là Ðức Giêsu Kitô, tước hiệu "Chiên Con" xuất hiện 30 lần trong sách Khải huyền đủ cho thấy điều đó, lễ vật hy sinh trên Núi Sọ trước kia mà tác giả gọi với một tên đơn giản và gần gũi thân thương : "Chiên Con".
Ðức Kitô được đón nhận trên trời trong tư thế đứng như đã bị sát tế và được suy tôn trong vinh quang. Một trong các vị kỳ mục đã loan báo vị anh hùng chiến thắng là Sư Tử của thuộc chi tộc Giu- đa, sẽ mởấn của cuốn sách ghi vận mạng thế giới, thế mà lại xuất hiện một "Chiên Con" trông như thể đã bị giết ngự trên ngai của Thiên Chúa. Ðức Kitô đã chiến thắng chính lúc dâng mình làm tế vật, và như thế đó, Người đã khai mạc triều đại Người và cầm cương lèo lái lịch sử thế giới.
Con Chiên sát tế, như "Sư Tử chi tộc Giu-đa" và Ðấng giữ dấu ấn trong lễ nghi
phụng vụ thiên quốc (Kh 5,1-14) chỉ cho thấy Chiên Con, Ðấng hoàn tất cuộc cứu rỗi qua khổ đau, cái chết và sự sống lại khải hoàn. Với cuộc chiến thắng kỳ diệu này, Chiên Con nhân danh quyền năng Thiên Chúa từ nay nắm quyền điều khiển lịch sử cho đến thời chung tận.
Trong đoạn Kh 5,1-3 mô tả, Thánh Gioan đã thấy một cuốn sách viết cả trong lẫn ngoài niêm bảy ấn trong tay hữu Ðấng ngự trên ngai và không ai xứng đáng mở
cuốn sách, nhưng chỉ có Ðấng là "Sư Tử thuộc chi tộc Giu-đa, chồi non Ða-vít"
mới xứng đáng mở ấn niêm phong. Ðấng chiến thắng mở sách, tháo ấn niêm phong mang những tước hiệu thiên sai vọng lại những âm hưởng của các bản văn Cựu Ước về Ðấng Thiên Sai. Người là Sư Tử thuộc chi tộc Giu-đa (St 49,9-10), Người là Chồi Non Ða-vít (Is11,1-10 // Rm15,12). Những bản văn Cựu Ước đó đã nhằm làm nổi bật cuộc chiến thắng của Sư Tử Giu-đa, Chồi Non Ða-vít. Vì chiến thắng, Người xứng đáng mở sách, rõ ràng đó là sứ điệp phục sinh của Ðức Kitô từ trong cõi chết sống lại, Người chiến thắng ngang qua cái chết và sự phục sinh của Người đã được Thiên Chúa Cha đặt làm con Thiên Chúa Quyền Năng theo Thần khí (Rm 1,4 ; Cv 3,6), nơi Người "sự chết đã bị vùi trong toàn thắng" (1Cr
15,54).
Trong đoạn Kh 5,6 cho ta thấy Chiên Con được chia sẻ quyền năng và vinh quang chói loà của Thiên Chúa Cha, Ðấng ngự giữa lòng toàn thể tạo thành do Người tạo dựng, Chiên Con cũng cư ngụ cùng với Chúa Cha.
Chiên Con đứng như đã bị giết (Kh 5,6) cũng là "Chiên Thiên Chúa, đấng xoá bỏ tội trần gian" (Ga 1,29) gợi lại hình ảnh được mô tả nơi sách Isaia : "Sự thật, chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ
của chúng ta" (Is 53,4). Ðó là chân dung của Người Tôi Tớ Ðau Khổ của Giavê, là
chiên vượt qua mà sách xuất hành chương 12 đã phác họa ra cung cách cứu độ cho chúng ta hôm nay. Thật vậy, Ðức Kitô đã chịu sát tế làm Chiên vượt qua của chúng ta (1Cr 5,7).
Anh em hãy biết rằngkhông phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em dã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn vô tì tích là Ðức Kitô (1Pr 1,18-19).
Trên Ngai Thiên giới, Ngài vẫn luôn ở trong cùng một tư thế như xưa trên bàn thờ Thập giá : "Tôi thấy đứng ở giữa ngai và bốn con vật, giữa các vị kỳ mục, một Con Chiên trông như thể đã bị giết" (Kh 5,6). "Con Chiên trông như thể đã bị giết" đích
thực là Con Chiên đứng, một tư thế tượng trưng sự sống, một tư thế của kẻ chiến thắng, đó chính là sự chiến thắng của Ðấng Phục Sinh : "Thiên Chúa đã làm
cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi" (Cv 2,24), mặc dù vậy Người đã
Theo Tin Mừng của Thánh Gioan, năm dấu thương nơi thân thể của Ðấng phục sinh vẫn luôn rộng mở, người ta có thể đặt ngón tay hay đặt bàn tay vào (Ga 20,20.25.27). Còn sách Khải huyền, dấu tế sát trên mình Chiên Con là một kỷ niệm của cuộc tế sát trên mình Chúa Giêsu để làm chứng cho giá chuộc tội chúng ta, đó là những dấu tích bề ngoài rõ ràng mà cuộc hy sinh đẫm máu ở núi sọ còn để lại như biểu lộ trạng thái triền miên là tế vật.
Hình ảnh Ðức Kitô - Chiên Con đến bên Chúa Cha với tư thế Chiên vượt qua, không gãy một xương nào, nhưng mình ghi hằn vết thương của cuộc tế lễ.Người luôn là "Ðấng bị đâm thâu". Loài người nhìn ngắm Người cho đến ngày cùng tận,
trong trạng thái bị đâm thâu cũng như trạng thái vinh quang (Kh 1,7).
Các tín hữu là những kẻ trước nhất biết rằng Chiên Con luôn vẫn bị sát tế :"Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên" (Kh 7,14). Họ không chỉ bằng
lòng lãnh lấy ơn tha thứ nhờ máu ấy lập công được, họ còn muốn dìm mình vào trong chính tế vật của núi sọ hiện bây giờ vẫn tồn tại là tế vật để được thấm nhập bởi năng lực thanh tẩy của nó. Ðức Kitô không bao giờ lành các vết tử thương ấy, các vết hằn ghi dấu cuộc hiến tế hy sinh luôn còn hiện tại, không bao giờ sẽ bị xoá nhòa khỏi thân mình Người. Tất cả quyền chúa tể của Người mang dấu cuộc tử nạn vậy.
"Bấy giờ tôi thấy đứng ở giữa ngai và bốn con vật, giữa các vị kỳ mục, một Con Chiên trông như thể đã bị giết ; Chiên đó có bảy sừng và bảy mắt, tức bảy thần khí của Thiên Chúa đã được sai đi khắp mặt đất" (Kh 5,6), đây là đỉnh cao mà
thánh Gioan muốn mời gọi ta chiêm ngưỡng chân dung của Ðức Kitô : đó là hình ảnh của Ðấng Mêssia khiêm hạ và đau khổ, Người đã chọn con đường đau khổ và phải chết (một con Chiên bị giết . nhưng đã được Thiên Chúa đoái nhìn và nâng lên cao chắc chắn là Con Chiên đã "chỗi dậy" (đứng) và mang những tước hiệu
vương quyền và thần linh Thiên Chúa (bảy sừng và bảy mắt đó là bảy thần khí của Thiên Chúa).
Bảy sừng của Chiên Con tượng trưng cho quyền năng viên mãn của Ðấng chiến thắng sự chết : "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất" (Mt 28,18) và
"theo quyền năng Cha đã ban cho Người trên mọi phàm nhân để Người ban sự
sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người" (Ga 17,2). Bảy mắt của
Chiên Con chắc hẳn qui chiếu về đoạn Is 11,2 nhằm diễn tả sự thông biết của Thiên Chúa.
Ðức Kitô Chiên Con trong tư cách Ðấng Thiên Sai khải hoàn được tràn đầy Thần khí, Người sẽ đổ tràn đầy Thần khí để hướng dẫn tất cả lịch sử nhân loại theo hoạch định cứu độ của Thiên chúa, "Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống : đó là điều anh em đang thấy đang nghe" (Cv 2,33).
Trong đoạn Kh 5,11-13 mô tả một ca đoàn các Thiên thần dâng lời ngợi khen chúc tụng lên Chiên Con với những tước hiệu của một Thiên Chúa : "phú quý, uy
quyền, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và chúc tụng". Cũng như các
Thiên thần ngày đêm phụng sự, tôn thờ Thiên Chúa, thì giờ đây các Ngài cũng bày tỏ sự tôn vinh trước Chiên Con, Người là phản ánh vinh quang Thiên Chúa và cầm giữ vạn vật bằng lời quyền năng của Người. Ðến đoạn Kh 5,13, thì gồm có toàn thể thụ tạo dâng lời tôn vinh Thiên Chúa và Chiên Con, điều đó cũng xác định và thừa nhận rằng quyền tối thượng cũng phải dành cho Chiên Con là Ðấng ngự trên ngai cùng với Chúa Cha.
Những hình ảnh kể trên của Ðấng Phục Sinh mang tính chất tư tế và tế vật, quyền năng bao trùm hoàn vũ và quyền thẩm phán của Người đều là phẩm tính của một Ðấng có sự sống đạt tới mức thành toàn trong tế lễ hy sinh. Và tất cả những tư cách gì Người có đối với tín hữu : Ðấng cứu độ, Trưởng Tử, Thủ Lãnh, Mục tử, Tân lang, sự trong sạch, sự sống đời đời ., Người chỉ là thế trong hy sinh : vinh quang của Chúa Kitô nhuốm máu hy sinh, hiến tế đã đem lại cho Chúa Giêsu tư tế một sự sung mãn mà Người đã không có trước kia trong cuộc sống tại thế. Vinh quang đã đưa tế lễ và tế vụ của Chúa Giêsu đến mức hoàn toàn và giữ chúng lại vĩnh viễn trong trạng thái đó.