Nội dung, phơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu t cần đầy đủ, khoa học và chính xác hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 89 - 99)

0.2 Thẩm định tài chính dự án ĐTT và chất lợng thẩm

3.2.1 Nội dung, phơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu t cần đầy đủ, khoa học và chính xác hơn

Mục đích một bản thẩm định dự án của ngân hàng là đa ra đợc đánh giá về hiệu quả

dự ỏn, mà kết quả của khõu thẩm định tài chớnh lại thể hiện rừ nhất hiệu quả nh thế nào của dự án. Vì vậy, đứng ở góc độ nhà tài trợ ngân hàng luôn phải chú trọng quan tâm hơn cả tới việc nâng cao chất lợng của khâu thẩm định tài chính.

Với thực trạng hiện nay của công tác thẩm định tài chính các dự án ĐTT tại NHCTVN, các giải pháp nâng cao chất lợng nội dung thẩm định tài chính đợc tập trung vào một số khía cạnh sau:

3.2.1.1 Quan tâm thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu t.

Ngân hàng cần xác định thái độ thẩm định độc lập tránh phụ thuộc vào các kết quả

thẩm định của các chủ thể khác bởi mỗi chủ thể theo đuổi những mục đích khác nhau. Đối với ngân hàng ở góc độ là nhà đồng tài trợ cho dự án, Ngân hàng phải xác

định chính xác tổng mức đầu t của dự án và mức tài trợ tối đa của mình để tránh bị

động, chạy theo dự án. Thái độ của cán bộ thẩm định cần tỉnh táo sớm phát hiện những sai sót trong việc tính toán các hạng mục đầu t do lỗi vô tình hay cố ý của chủ

đầu t. Trớc hết, Ngân hàng phải kiểm tra sự đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu t, bao gồm:

- Vốn đầu t cho tài sản cố định. Trong tổng vốn đầu t, đây là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn nhất. Ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét sự

đầy đủ của các hạng mục, các thiết bị về cả số lợng và đơn giá (có thể tham khảo cả giá thị trờng và đơn giá theo quy định của Nhà nớc). Với những công trình, máy móc tận dụng lại mà chủ đầu t vẫn đa vào tính nh vốn đầu t, Ngân hàng cần xem xét về giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không.

- Vốn lu động: vì mục đích giảm tổng vốn đầu t để dễ dàng hơn khi đi vay, chủ

đầu t thờng hay cố tình bỏ qua phần vốn này. Do đó, Ngân hàng không nên quá

căn cứ vào những gì chủ đầu t giải trình mà phải căn cứ vào bản thiết kế và tuỳ lĩnh vực đầu t để có cách tính hợp lý.

- Vốn dự phòng.

- Vốn tài trợ cho những chi phí khác.

- Trả lãi vay trong thời gian thi công: cũng là một bộ phận chi phí rất hay bị bỏ qua trong quá trình dự toán vốn đầu t. Với những dự án đợc tài trợ nhiều từ nguồn vốn vay, thời gian thi công lại dài thì bộ phận chi phí này không phải nhỏ và ta cũng phải đa vào tính toán.

Nếu Ngân hàng thận trọng hơn khi xem xét sự cân đối giữa từng bộ phận vốn để tính toán chính xác hơn tổng vốn đầu t thì Ngân hàng có thể tránh đợc nhiều trờng hợp khi thực hiện dự án bị thiếu vốn, lúc đó Ngân hàng lại phải cho vay thêm để cứu vãn dự án khỏi bị đình trệ.

3.2.1.2 Khi đánh giá về nguồn tài trợ, cần đặc biệt xem xét điều kiện cụ thể của từng nguồn vốn vay.

Ngân hàng cần chú ý hơn tới điều kiện của từng nguồn vốn tài trợ cho dự án. Với nguồn vốn chủ sở hữu Ngân hàng cần tự mình kiểm tra kỹ khả năng tài chính để đầu t cho dự án hiện tại và trong tơng lai của chủ đầu t tránh thụ động chỉ dựa vào các báo cáo tài chính của chủ đầu t. Đối với các nguồn vốn vay khác, Ngân hàng cần xác

định tính chắc chắn của các nguồn vốn này cũng nh các điều kiện về lãi suất, tỷ giá, tiến độ giải ngân, thời hạn trả… từ đó đa ra đánh giá dự án có thể chịu những bất lợi gì từ các nguồn này.

3.2.1.3 Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án.

Đây là khâu khó nhất vì có rất nhiều yếu tố phải dự đoán nh chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền của dự án. Những yếu tố này không phải chỉ đợc dự đoán trong thời gian gần mà là cho suốt cả đời dự án. Thế nhng đây lại chính là những căn cứ để tính toán tính hiệu quả của dự án nên đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

Ngân hàng cần phải đứng trên quan điểm xem xét dự án trong cả đời dự án, khi đó việc kết luận về hiệu quả dự án mới có ý nghĩa. Tất nhiên nếu thời hạn cho vay ngắn hơn đời dự án thì Ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới dự án trong thời hạn cho vay, nhng việc nhìn nhận tổng thể về toàn bộ dự án vẫn là điều cần thiết.

Để xác định chính xác doanh thu, ba yếu tố quan trọng phải dự đoán là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Muốn dự đoán đợc công suất thực hiện thì khâu thẩm định kỹ thuật phải chính xác. Ngân hàng cần xem xét mức độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về mức độ hiện đại, số lợng, chủng loại, danh mục,

tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... từ đó đánh giá công suất thực hiện của dự

án. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, vì vậy với những dự án phức tạp Ngân hàng có thể thuê chuyên gia t vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực để đa ra nhận xét chính xác.

Muốn dự đoán đợc mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định thị trờng lại phải chính xác. Ngân hàng có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội và những rủi ro của doanh nghiệp, của sản phẩm, đánh giá chất l- ợng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị trờng, đồng thời áp dụng các mô

hình thống kê, kinh tế lợng để xác định mức tiêu thụ và giá bán. Trong phần này, Ngân hàng cũng nên tham khảo những dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thị tr- ờng. Giá bán sản phẩm cần đợc dự tính trong mối quan hệ cung cầu cả đời dự án, phải xét đến các yếu tố trợt giá và lạm phát chứ không thể tính cố định trong cả đời dự án.

Ngoài ra cũng cần tính đến doanh thu từ các sản phẩm phụ, khoản thu hồi từ vốn lu

động và giá trị thanh lý tài sản cố định để xác định chính xác dòng tiền vào của dự

án.

Việc xác định thuế cũng cần tính chi tiết hơn. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đợc

áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho thuế lợi tức có một điểm thờng hay bị các ngân hàng bỏ qua đó là theo quy định thì khoản lợi nhuận trớc thuế âm của năm trớc đợc khấu trừ vào lợi nhuận trớc thuế của năm sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngân hàng cần tránh sai phạm này.

3.2.1.4 Cần lựa chọn đợc những phơng pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợp với đặc điểm từng dự án và tạo tính tơng

đồng trong các ngân hàng tham gia ĐTT dự án.

Nếu tất cả các số liệu trên đợc xác định một cách chính xác nhng không có phơng pháp đánh giá khoa học, hợp lý thì cũng không đảm bảo công việc thẩm định tài chính có thể đa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án.

Hiện nay, để nâng cao chất lợng thẩm định tài chính dự án ĐTT thì cần phải giải quyết một trong những vớng mắc lớn nhất đó là tìm đợc tiếng nói chung giữa các ngân hàng tham gia tài trợ cho dự án. Mỗi ngân hàng theo đuổi mục tiêu riêng nhng tựu chung lại vẫn là làm sao để đồng vốn cho vay an toàn và hiệu quả cao do đó cần có quan điểm thống nhất trong thẩm định dự án. Thống nhất không có nghĩa là áp

đặt một cách thức cụ thể theo chủ quan của ngân hàng đầu mối mà thống nhất trên nguyên tắc tự nguyện, dung hoà giữa lợi ích của ngân hàng mình với lợi ích của các thành viên khác. Cụ thể: Các ngân hàng cần có những thoả thuận rõ ràng hợp lý về việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp theo từng dự án trớc khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tránh tình trạng mỗi ngân hàng tuỳ theo ý chí chủ quan của mình lựa chọn một kiểu tỷ lệ chiết khấu gây nên tình trạng lộn xộn bất đồng quan điểm.

Ngoài thoả thuận để lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu phù hợp chung, các ngân hàng tham gia còn phải xác định các phơng pháp thẩm định và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính phù hợp áp dụng chung cho quá trình thẩm định tài chính dự

án ĐTT. Hiện nay, các phơng pháp thẩm định tài chính dự án ĐTT hầu nh mới chỉ dừng lại ở các phơng pháp giản đơn nh tính khấu hao cơ bản theo phơng pháp đờng thẳng, xây dựng lịch trả nợ đều qua các năm, phân tích rủi ro theo phơng pháp độ nhạy hay phân tích kịch bản theo một vài phơng án điển hình… Các chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả cũng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản nh NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian trả nợ… Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là sự tăng tốc mạnh mẽ trong công nghệ ngân hàng thì các phơng pháp và chỉ tiêu đơn giản nh vậy không còn phù hợp nữa mà cần phải áp dụng rộng rãi hơn nữa các phơng pháp tiên tiến hơn nh tính khấu hao theo phơng pháp sản lợng hoặc khấu hao theo thời gian, cân đối trả

nợ theo tỷ lệ hợp lý hoặc theo cân đối các nguồn từ dự án, phân tích rủi ro dự án theo phơng pháp mo phỏng… Việc tính các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian trả nợ… là cha

đủ, bên cạnh đó còn cần tính đến các chỉ tiêu khác nh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR), tỷ lệ lợi ích – chi phí (B/C), chỉ số doanh lợi (PI)…

Tái thẩm định dự án thủy điện pleikrông

Với định hớng ở trên, dự án thuỷ điện Pleikrông sẽ đợc tái thẩm định nh sau:

Thứ nhất: về kế hoạch đầu t vốn

Về cơ bản kế hoạch về các khoản mục đầu t trong báo cáo thẩm định chung đã khá

đầy đủ. Dự án thuỷ điện có nhu cầu vốn vốn lu động rất nhỏ nên khoản vốn này có thể coi bằng 0. Tuy nhiên nh đã phân tích ở trên, Dự án nằm trong vùng khá nhạy cảm về khả năng nguồn nớc cho nên chủ đầu t cần thiết phải chủ động đầu t thúc đẩy các hoạt động bảo đảm lâu dài nguồn nớc cho Dự án. Hoạt động đầu t cụ thể nhằm vào việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn thông qua hỗ trợ các chơng trình phát triển rừng của địa phơng. Dù sao đây cũng chỉ là các chi phí hỗ trợ nên chỉ cần một tỷ lệ rất nhỏ, tạm tính là 2% tổng vốn đầu t Dự án (56444 triệu VND). Chi phí này có thể

đợc tính nhập vào chi phí khác. Nh vậy so với tổng mức đầu t đã đợc thẩm định trớc

đây thì tổng mức đầu t qua tái thẩm định tăng lên là 56444 triệu VNĐ, đạt mức là 2822189 triệu VND (tăng 2%).

Thứ hai: Về nguồn tài trợ

Chủ đầu t cần giải trình phơng án tài trợ cho toàn bộ số vốn tăng lên.

Ngoài ra, chủ đầu t cần tiếp tục giải trình các điều kiện cụ thể của nguồn vốn vay n- ớc ngoài, cụ thể về các vấn đề nh tiến độ giải ngân của nguồn vốn này và rủi ro lãi suất sẽ phân chia thế nào. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu thì cần yêu cầu chủ đầu t làm biên bản cam kết huy động đủ và đúng kế hoạch vốn đầu t cho dự án.

Thứ ba: về các bảng dự trù doanh thu chi phí và dòng tiền của dự án.

Dựa trên báo cáo thẩm định tài chính Dự án, việc tính các dòng tiền của Dự án cần có những điều chỉnh sau:

Việc tái thẩm định Dự án sẽ dùng phơng pháp khấu hao theo sản lợng, trong đó thời gian khấu hao sẽ đợc tính nh trong báo cáo thẩm định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo cả hai phơng án cơ sở Dự án có một số năm đầu lợi nhuận âm. áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp (1/1/1999) thì những khoản

lợi nhuận âm này sẽ đợc khấu trừ vào lợi nhuận trớc thuế của các năm sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giá trị thu hồi và thanh lý: dựa trên thực tế của các dự án thuỷ điện khác, giá trị thanh lý của máy móc thiết bị cuối đời Dự án đợc ớc tính vào khoảng 0.1% giá trị máy móc tức là khoản thanh lý sẽ là 545,4 triệu VND.

Giá bán sản phẩm: Theo nhận xét của tổ thẩm định thì giá bán mà chủ đầu t đa ra 4 UScents/kwh là hợp lý (khoảng 624VND/kwh). Thế nhng qua theo dõi thực tế thị tr- ờng điện năng từ 1/7/2004 trở lại đây cho thấy hiện nay giá bán điện của 32 nhà máy cho tổng công ty Điện lực giao động trong khoảng từ 200VND/kwh-1000VND/kwh và liên tục có xu hớng giảm do các nhà máy buộc phải quan tâm hơn tới giá bán cạnh tranh để đợc chạy hết công suất. Các nhà máy điện không thuộc Tổng công ty hiện cha tham gia vào thị trờng do giá bán còn cao (bằng hoặc lớn hơn 4 UScents/kwh) thời gian tới sẽ buộc phải tìm các giải pháp giảm giá.Theo kế hoạch của ngành điện từ nay đến năm 2020 sẽ đa vào hoạt động hơn 20 nhà máy điện với tổng công suất 15100 MW cùng với việc hoàn thành đờng dây truyền tải điện từ nam ra bắc sẽ có triển vọng cung cấp vợt mức cầu. Tất cả các nguyên nhân trên đây sẽ dẫn đến giá bán điện giảm mạnh, xuống dới 4 US cents/kwh. Qua nghiên cứu thị trờng điện năng trong hơn 2 tháng qua với hơn 30 phiên giao dịch, giá bán điện đợc nhận định nh sau: giá bán cao nhất là 1067VND/kwh, giá thấp nhất là 184VNĐ/kwh, giá bán thờng xảy ra nhất là 577 VND/kwh. Giả thiết phân phối xác suất của giá bán theo dạng tam giác. Khi đó, giá bán kỳ vọng đợc tính bằng (184+577+1067)/3= 609.3VND/kwh. Xét đến xu hớng giảm của giá bán và để thuận lợi cho quá trình tính toán, mức giá 600 VND/kwh (3,846 US cents/kwh) sẽ đợc tính là giá trung bình cho cả đời dự án.

Về công suất của Dự án, giả định loại bỏ ảnh hởng của các yếu tố nguồn nớc và các yếu tố bất thờng khác, chỉ xét đến yếu tố thị trờng cạnh tranh thì với suất đầu t khá

cao nh đã nêu ở phần giới thiệu Dự án, Dự án không thể liên tục đạt công suất tối đa 99% trong suốt cả đời dự án. Do đó, công suất huy động của Dự án đợc xác định nh

sau: dự án đợc hoàn thành vào năm 2007, từ đó cho đến 2015 là thời điểm nhiều công trình sản xuất điện trọng điểm hoàn thành thì lợng điện năng sản xuất trong cả

nớc cha thể đáp ứng vợt mức lợng cầu, do đó công suất huy động có thể đạt ở mức tối đa theo nh trong bản thẩm định của ngân hàng. Nhng từ sau năm 2015 cho đến cuối đời Dự án (2032) dự đoán công suất huy động chỉ đạt khoảng 90% công suất thiết kế.

Từ các giả định đã đợc tính toán lại nh trên, các bảng dự trù doanh thu - chi phí lợi nhuận, dòng tiền của Dự án, cân đối trả nợ, phân tích rủi ro đợc tính lại nh sau:

A Bảng thông số dự án

I Tổng mức vốn đầu t 2,822,189 IV Thông số khai thác dự án

1 Vốn cố định : 2,822,189 100% 1 - Công suất thiết kế : 417.2

Tr KWH/n¨m a - Xây lắp : 1,080,583 38.3% 2 - Mức huy động CSTK năm đầu : 90%CSTK

b - Thiết bị : 545,373 19.3% 3 - mức HĐCS từ năm 2 - 9 : 99%CSTK

c - Chi phí khác : 789,647 28% 4 - mức HĐCS từ năm 10- 25 : 90%CSTK

d - Dự phòng : 235,916 8.4% 5 - Giá bán : 600VND/kwh

e - Lãi vay trong TGTC : 170,670 6% 6 - Chi phí O&M : 1%TVĐT

f - VAT : 0 0% 7 - Thuế tài nguyên : 2%Doanh thu

2 Vốn lu động ban đầu : 0 0% 8 - Tỷ giá hối đoái (năm 2003) : 15600VND/USD

9 - LN để lại trả nợ 70%/LNTT

10 - Trích KHCB trả nợ 100%/KHCB II Cấu trúc vốn 2,822,189 100% 11 - Lãi suất chiết khấu : 8.64%/năm

1 - Vốn tự có : 886,167 31.4% 12 - Lãi suất trung bình : 8.74% /năm

2 - Vốn vay nớc ngoài : 545,373 19.3%

3 - Vốn vay thơng mại trong níc

: 1,390,649 49.3% V Chế độ thuế

1 - Thuế thu nhập doanh nghiệp : 20%

2

- Ưu đãi, khuyến khích ĐT:

Miễn, giảm thuế :

+ Miễn thuế trong 3 năm đầu : 0%

III Chi phí sử dụng vốn, hình thức trả nợ

+ Giảm 50% thuế trong 5 năm tiếp

theo : 10%

1

- Lãi vay vốn vay

t/mại : 0.88%/tháng + Hỗ trợ lãi suất sau đầu t : 0%

2 - Lãi vay vốn lu động : 0.00%/tháng + Thuế tài nguyên, đất đai.. 0%

3

- Chi phÝ vèn vay níc

ngoài 4.25%/năm VI Khấu hao cơ bản

4

- Chi phí sử dụng

VTC : 8.40%/năm 1 - Xây lắp : 25 Năm

5 - Thời gian trả nợ gốc : 8năm 2 - Thiết bị : 25 "

6 - Hình thức trả nợ : cân đối từ dự án 3 - Chi phí khác : 10 "

4 - Dự phòng : 10 "

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w