Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cao su sao vàng trong tiến tình hội nhập (Trang 41 - 43)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

1. Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

1.1 Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong toàn Công ty.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và ISO 9001:2000, nhưng những yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn này mang tính chung chung và rất khó hiểu vì nó được viết để mọi tổ chức có thể áp dụng. Do đó, Công ty cần dựa vào điều kiện thực tế của mình để chuyển các yêu cầu đó thành các văn bản, tài liệu quy định và hướng dẫn dễ hiểu, phù hợp áp dụng trong Công ty. Để mọi thành viên trong Công ty, trong đó là người lao động trực tiếp có trình độ thấp có thể hiểu được và thực hiện.

Trước hết, phải xuất phát từ lãnh đạo Công ty, lãnh đạo Công ty cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quản lý chất lượng sản phẩm như cam kết và cần quan tâm nhiều tới công tác đào tạo bồi dưỡng về cán bộ quản lý (trong đó có cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm). Tiếp đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ quản lý, các phòng ban bộ phận trong Công ty về việc thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm nói chung trong toàn Công ty đề nghị ban lãnh đạo Công ty có thể thực hiện giải pháp sau trong việc khuyến khích tinh thần của người lao động. Đó là:

- Luôn luôn học hỏi các lý thuyết mới, tất cả kể từ lãnh đạo cao nhất tới mỗi cá nhân của Công ty. Thiết lập các lớp bồi dưỡng để truyền thụ các phương pháp hiện đại không chỉ về sản xuất mà cả về cách thức quản lý.

- Cần xoá bỏ sự ỷ lại đối việc kiểm tra số lượng lớn, phòng tránh việc sản xuất ra sản phẩm xấu (phế phẩm) và không dựa vào kinh nghiệm để phát hiện ra sản phẩm kém chất lượng.

- Xoá bỏ sự sợ hãi trong tâm lý người lao động, xây dựng được sự tín nhiệm. Tạo ra không khí dám sáng tạo, dám đưa ra phương án giải quyết. Vì thế việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho người lao động là cần thiết.

Việc làm này cần phải làm thường xuyên liên tục, làm thực sự chứ không nên chỉ thực hiện về hình thức. Nếu thực hiện tốt có thể sẽ phát huy động lực của mọi thành viên trong Công ty đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.2 Thành lập nhóm chất lượng.

Để việc tuyên truyền, vận động thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong Công ty, giảm bớt chức năng kiểm tra, giám sát hàng ngày của các cán bộ quản lý chất lượng

và cán bộ kỹ thuật. Kiến nghị ban lãnh đạo Công ty về việc thành lập nhóm chất lượng trong Công ty ở cả các phòng ban cũng như ở các xí nghiệp sản xuất. Nguyên tắc thành lập nhóm chất lượng:

- Số lượng thành viên từ 7 đến 10 thành viên cùng làm với nhau tự nguyện tham gia nhóm (số lượng không nên nhiều quá vì nó làm nhóm hoạt động không hiệu quả).

- Nhóm tự bầu trưởng nhóm (người có uy tín trong nhóm), cắt cử thư ký của nhóm.

- Đề ra nguyên tắc hoạt động của nhóm (nguyên tắc này không vi phạm quy định chung của Công ty).

Nguyên tắc hoạt động của nhóm:

- Nhóm có thể tiến hành họp nhóm hàng tuần hoặc hai tuần một lần, nhưng không nên để dài đến một tháng một lần. Vì nó sẽ làm cho hoạt động của nhóm trở lên rời rạc không hiệu quả và các thành viên nhóm cũng không gắn kết với nhau.

- Nội dung của các cuộc họp về công việc hàng ngày, những vướng mắc trong công việc cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Những kiến nghị, thắc mắc sẽ được nhóm trưởng đề cập với cấp trên để có giải đáp chính xác. Toàn bộ nội dung của cuộc họp sẽ được thư ký nhóm ghi đầy đủ cũng như ngày giờ tiến hành, kết thúc, sự thống nhất trong nhóm về hoạt động trong thời gian tiếp theo.

- Các thành viên bình đẳng trong tiếp cận các thông tin, đề xuất ý kiến, trao đổi thông tin liên quan tới công việc của mình, được giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Nếu nhóm chất lượng được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nó sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Và nó tạo bầu không khí đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, không khí tích cực làm việc, phát huy khả năng sáng tạo của người lao động.

1.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một tài sản quý nhất đối với một doanh nghiệp, nó cũng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân lực là một tài sản khi sử dụng không bị hao mòn, hỏng hóc mà nó còn tăng thêm do sự tích luỹ kinh nghiệm, tự học hỏi. Nếu doanh nghiệp nào có nhiều người giỏi được bố trí đúng với năng lực thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cần xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn về lao động không chỉ cho nhu cầu hiện tại mà cả nhu cầu trong tương lại. Để lập chiến lược đào tạo dài hạn cần dựa vào các thông tin sau:

- Chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới (từ 5 đến 10 năm) - Thực trạng chất lượng lao động hiện nay trong Công ty.

- Nguồn kinh phí hàng năm của Công ty dành cho đào tạo. - Mô tả công việc của từng vị trí công việc đòi hỏi.

Việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng không chỉ nhằm nâng cao tay nghề, trình độ mà cần phải nâng cao cả nhận thức trong công tác thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, tinh thần trách nhiệm với công việc.

Giải pháp trong lĩnh vực tuyển nhân viên mới: khi Công ty có nhu cầu tuyển nhân viên thì thông tin tuyển nhân viên của Công ty cần công bố công khai và rộng rãi, trong đó tận dụng ưu thế trang Web của Công ty. Đồng thời phòng Tổ chức lao động tiền lương lập bản mô tả công việc giúp cho người xin việc để nắm bắt được yêu cầu của công việc và các kỹ năng đòi hỏi cần phải có, cũng như quyền lợi của mình. Nội dung của bản mô tả gồm:

- Yêu cầu về trình độ: chuyên môn, kinh nghiệm.

- Những công việc phải làm, trách nhiệm, quyền hạn tại vị trí đó. - Mức lương - thu nhập, và các chính sách đãi ngộ khác của Công ty

Người lao động khi được tuyển dụng vào Công ty, Công ty cần thực hiện tốt hơn công tác hướng dẫn cho họ về các quy định bắt buộc của Công ty:

- Quy chế an toàn, vệ sinh công nghiệp, môi trường; - Yêu cầu về bí mật thông tin;

- Chính sách chất lượng sản phẩm, cam kết về chất lượng sản phẩm của Công ty; - Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng mà Công ty đang thực hiện.

- Giới thiệu nhân viên mới với những nhân viên cũ tại nơi nhân viên mới làm việc, để nhân viên mới có thể hoà nhập nhanh vào tập thể. Có thể bố trí người hướng dẫn cho họ để họ có thể quen với công việc nhanh hơn.

Song song với các công việc trên, vấn đề quan tâm tới sức khoẻ người lao động cũng cần được quan tâm hơn. Duy trì thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động hàng năm, cải thiện môi trường làm việc. Kiến nghị với Công ty trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Vì thời gian nghỉ trưa là rất ngắn nên nhiều lao động phải ăn tại Công ty vậy Công ty cần tăng mức ăn trưa lên 10.000-15.000 đồng/ suất thay cho mức 4.000 đồng/ suất như hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cao su sao vàng trong tiến tình hội nhập (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w