3.1 Thị trường tiêu thụ
Trong những năm qua, Công ty nhận thức được tầm quan trọng của thị trường, nên luôn tìm kiếm những bạn hàng cho mình không chỉ trong mà còn cả bạn hàng nước ngoài.
Thị trường trong nước:
Do lợi thế về việc ra đời sớm nhất và là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành công nghiệp cao su. Chính vì vậy mà cho đến nay Công ty đã có một mạng lưới các đại lý trên toàn quốc (hơn 500 đại lý). Nhưng thị trường tập trung phần lớn ở miền Bắc. Những năm qua, Công ty đã tiến hành thành lập các văn phòng đại diện ở các miền để thuận tiện cho việc quản lý và bán hàng, quản lý các đại lý. Các văn phòng đại diện hiện nay gồm:
- Tại thành phố HCM: 63 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
- Tại Quy Nhơn: 172-Đường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn-Bình Định - Tại Nghệ An: Nguyễn Trãi, TP.Vinh
- Tại Đà Nẵng: 102- Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Đà Nẵng.
Thị trường nước ngoài:
Trước những năm 1990, sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất sang một số nước CNXH như Cuba, Anbani, Mông Cổ… Nhưng sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ thì những thị trường này cũng không còn. Trong những năm qua, Công ty đã chuyển hướng sang các thị trường mới có tiềm năng hơn. Các khách hàng của Công ty trong những năm qua bao gồm một số nước Đông Nam Á như Lào, Malaysia, và một số nước châu Âu. Công ty đã không ngừng khuếch trương thương hiệu của mình, cũng như đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại nước bạn để bảo vệ thương hiệu.
Đối thủ cạnh tranh:
Những năm trong nền kinh tế tập trung bao cấp Công ty không có đối thủ cạnh tranh. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh săm lốp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam ngoài săm lốp mang nhãn hiệu “SRC” thì cũng có rất nhiều hãng khác cả tư nhân lẫn quốc doanh, cả doanh nghiệp trong nước lẫn công ty nước ngoài.
Bảng 6: Các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Sản phẩm Các đối thủ cạnh tranh
Săm lốp xe đạp Công ty cao su (CTCS) Đà Nẵng, CTCS miền Nam, Săm lốp của các hãng Thượng Hải - Trung Quốc.
Săm lốp xe máy CTCS Đà Nẵng, CTCS miền Nam, hãng GENDA, liên doanh của VMVT tổng CTCS, INOUE Việt Nam (IRV), hàng Thái Lan, KENDA Đài Loan, Beston.
Săm lốp ô tô CTCS Đà Nẵng, IAOCOH AMA, hàng nhập Ấn Độ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, Beston.
Nguồn: Báo cáo thực hiện hệ thống quản lý chất lượng (Phòng Tiếp thị bán hàng)
Nhà cung ứng nguyên vật liệu:
Do trình độ công nghệ, công nghiệp hoá chất nước ta chưa phát triển đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nên trong nước mới chỉ cung cấp được một số chất phụ gia, cao su thiên nhiên. Hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào cũng như một số loại hoá chất phục vụ cho sản xuất, thí nghiệm của Công ty đều phải nhập từ nước ngoài. Cụ thể như sau:
Bảng 7: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính
Tên nguyên vật liệu Nơi cung cấp Cao su tổng hợp Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan
Cao su thiên nhiên CTCS Kon Tum, Chi nhánh CS Quảng Bình, Tây Ninh, Bình Phước. Vải mành Đài Loan, Thượng Hải (70%), Nhật.
Vải phin Công ty Dệt CN Hà Nội. Thép tanh Hàn Quốc (80%), Malayxia.
Hoá chất chính Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bỉ. Van Đài Loan, Thái Lan, Nga, Trung Quốc, Indonsea. Chất độn: CaCO3 CT HC Vinh Thịnh, CT hoá chất Ba Nhất, Hà Nội Chất chống lão hoá Trung Quốc
Than đen Nhật Bản, Hàn Quốc Axít Stearic Nhật Bản
Nguồn: Báo cáo đánh giá nội bộ (Trung tâm chất lượng)
Quyết định số 480/QĐ-TĐC ngày 04/01/1999 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành quy định về việc tổ chức công tác chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
Quyết định số 49/QĐ-TĐC ngày 13/01/2001 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành quy định nội dung và thủ tục chứng nhận và cấp dấu chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2003 quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ công nghiệp.
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần.
Quyết định số 3025/QĐ-BCN ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về xác định giá trị Công ty Cao su Sao Vàng thuộc tổng Công ty Hoá chất Việt Nam.