THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cao su sao vàng trong tiến tình hội nhập (Trang 32 - 36)

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HIỆN NAY.

1. Thực trạng chất lượng sản phẩm.

Trong những năm vừa qua cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, Công ty cũng đã thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào (nguyên vật liệu trước khi nhập kho), quá trình thiết kế, sản xuất cũng như bán hàng và dịch vụ. Kết quả đạt được là:

Bảng 8: Chất lượng sản phẩm qua của Công ty những năm qua

2001 2002 2003 2004 2005 Lốp xe đạp Loại I (%) Loại phế (%) 2,098 98,31,7 98,51,5 98,51,5 98,811,19 Săm xe đạp Loại I (%) Loại phế (%) 97,5 2,5 97,8 2,2 97,8 2,2 98,0 2,0 98,2 1,8 Lốp xe máy Loại I (%) Loại phế (%) 98,9 1,0 99,0 0,9 99,1 0,8 99,3 0,6 99,3 0,5 Săm xe máy Loại I (%) Loại phế (%) 98,1 1,9 98,4 1,6 98,6 1,4 98,5 1,5 98,7 1,3 Lốp ô tô Loại I (%) Loại phế (%) 97,2 2,8 97,5 2,5 97,8 2,2 98,0 2,0 98,2 1,8 Săm ô tô Loại I (%) Loại phế (%) 97,5 2,5 97,6 2,4 97,7 2,3 98,0 2,0 98,3 1,7

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng (Trung tâm chất lượng)

Trong số các sản phẩm trên thì lốp xe máy có tỷ lệ phế phẩm là nhỏ nhất. Kết quả này có được là do sự đầu tư 80% cho dây chuyền sản xuất mới, tiên tiến hiện đại, nhập từ nước ngoài. Nhờ đó làm cho chất lượng lốp xe máy được nâng cao, ngoại hình đẹp, lốp không bị lắc đảo nữa. Những nguyên nhân sai hỏng gây

ra phế phẩm chủ yếu là do thiếu cao su, tạp chất, hở chân van, phồng mối nối… Tất cả các sản phẩm của Công ty đều được kiểm tra 100% trước khi dán nhãn nhập kho. Đối với lốp xe máy, ô tô hàng tháng sẽ được rút mẫu chạy lý trình không tải và có tải để kiểm tra độ bền tính năng của sản phẩm.

Mặc dù việc kiểm tra, giám sát liên tục, sát sao nhưng không thể tránh khỏi những sai sót xảy ra dẫn đến sai hỏng và tạo ra phế phẩm. Điều này đã gây ra tổn thất không nhỏ về tài chính cho Công ty. Do vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm cần càng phải được nâng cao hơn nữa để chi phí sản xuất là tối ưu và giảm tỷ lệ phế phẩm.

2. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm.

2.1 Mục tiêu, phương hướng quản lý chất lượng của Công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Những năm qua, Công ty Cao su Sao Vàng đã xác định mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm: “Quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp”. Và để làm tốt công tác này Công ty đã đề ra kế hoạch mục tiêu chất lượng: “Năng động, sáng tạo nhanh nhậy trong sản xuất và kinh doanh dể sản phẩm của Công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và xuất khẩu”. Ngoài ra, Công ty luôn đề ra mục tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm hàng năm. Việc xác định mục tiêu chất lượng căn cứ vào định hướng phát triển Công ty và kết quả hoạt động kiểm soát: quá trình thiết bị, quản lý nguồn lực, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, kết quả đánh giá nội bộ.

Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tiêu chuẩn áp dụng hỗ trợ

Các tiêu chuẩn hỗ trợ khi áp dụng ISO 9001:2000

Sổ tay chất lượng ISO 10013

Đánh giá chất lượng ISO 10011-1

Quản lý đo lường ISO 10012-1 HQKT của chất lượng

ISO 10014

Chất lượng chuyên gia đánh giá ISO 10011-2

Kiểm soát đo lường ISO 10012-2 Giáo dục và đào tạo

ISO 10015

Quản lý đánh giá ISO 10011-3

Đăng ký ISO 10016

Nguồn: Tài liệu sổ tay chất lượng (Trung tâm chất lượng)

Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là vẫn tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Nâng cao trách nhiệm của mọi thành viên của Công ty đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm cũng như đối với chất lượng sản phẩm. Thiết lập mối quan hệ, trách nhiệm trong quản lý chất lượng sản phẩm của các phòng ban một cách cụ thể, hiệu quả hơn. Công ty tiếp tục khắc phục những nhược điểm trong việc quản lý chất lượng sản phẩm thực tế ở Công ty. Thực hiện tốt các yêu cầu về đánh giá của BVQI và của Quacert để giúp Công ty phát hiện kịp thời những sai sót trong công tác quản lý.

Chính sách chất lượng là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nó cho biết các hoạt động của Công ty, trong đó cho thấy đường lối định hướng phát triển của Công ty trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng cần thiết đối với mọi thành viên của Công ty cũng như khách hàng và các bên liên quan.

Trong những năm qua Công ty Cao su Sao Vàng luôn đề ra chính sách chất lượng và công bố rộng rãi tới từng cán bộ công nhân viên và khách hàng.

Công ty xây dựng các quy trình, hướng dẫn cần thiết phục vụ cho quản lý chất lượng sản phẩm. Nó giúp phát huy mọi nguồn lực đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo theo yêu cầu chất lượng. Nội dung chính sách đã đưa ra nhằm quy định việc thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm, biện pháp phòng ngừa kịp thời liên quan tới chất lượng sản phẩm. Đưa ra cam kết việc thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm phải được tiến hành liên tục, quản lý theo quá trình.

Trong Công ty cũng đã thực hiện việc động viên cán bộ công nhân tích cực cải tiến công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng như sáng kiến về cải tiến cách thức quản lý. Tất cả nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng.

2.3 Quản lý chất lượng trong đào tạo

Trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục: Công ty đã tổ chức tuyên truyền phổ biến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công tác tiến hành này sẽ do các phòng ban, bộ phận cử người đại diện đi học, sau đó về phổ biến lại cho các thành viên trong bộ phận của mình.

Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm theo quy định riêng của từng công việc Công ty đã tiến hành đào tạo lại bắt buộc đối với người lao động. Đối với những vị trí công việc không nhất thiết phải đào tạo lại Công ty có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho người lao động tự nâng cao trình độ của mình.

Trong công tác tuyển dụng: Công ty thực hiện việc tuyển dụng nhân viên mới để bổ sung cho những vị trí người lao động đã về hưu hoặc thuyên chuyển công tác. Việc tuyển dụng lao động sẽ do phòng tổ chức lao động tiền lương lập kế hoạch và thực thi kế hoạch khi có sự thông qua của giám đốc Công ty. Trong chính sách tuyển dụng lao động của Công ty có quy định việc ưu tiên con em cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Công ty. Chính điều này là một trong những hạn chế khiến Công ty không thu hút được nhiều lao động có trình độ tay nghề giỏi.

 Quản lý chất lượng trong thiết kế và phát triển sản phẩm:

Công tác thiết kế và phát triển sản phẩm của Công ty được thực hiện bởi phòng Kỹ thuật cao su. Để thực hiện tốt công tác thiết kế Công ty đã quy định rõ trách nhiệm của từng phòng, cá nhân chịu trách nhiệm phối hợp. Và xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể tại từng bước trong hành động thiết kế và phát triển sản phẩm (QT 02-01/KT-CT). Ngoài ra, Công ty còn xây dựng một lưu đồ phục vụ công tác thiết kế sản phẩm, có quy định về người có tránh nhiệm tại mỗi khâu thực hiện, các tài liệu liên quan hướng dẫn. Lưu đồ này sẽ được phát cho phòng kỹ thuật cao su một bản để thực hiện, một bản cho trung tâm chất lượng lưu để theo dõi. Hiện nay, công tác thiết kế và phát triển sản phẩm của Công ty thực hiện ở hai khâu: thiết kế sản phẩm và thiết kế khuôn mẫu.

 Quản lý chất lượng sản phẩm trong mua, bảo quản nguyên vật liệu:

Tại khâu này thực hiện việc xác định nhu cầu về nguyên vật liệu trong chu kỳ sản xuất. Thiết lập bảng theo dõi chất lượng của các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty. Những nội dung này được Công ty xây dựng thành quy trình QT 06-01/KH-CT, QT 06-01/ĐN-CT.

Công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu được thực hiện bởi trung tâm chất lượng. Trung tâm chất lượng cử người lấy mẫu nguyên vật liệu giao cho bộ phận thí nghiệm nhanh để kiểm tra chất lượng. Nguyên vật liệu trong khi chờ kiểm tra sẽ được chuyển vào kho lưu động của Công ty để bảo quản được tốt. Khi nhận được mẫu nguyên vật liệu bộ phận thí nghiệm nhanh tiến hành việc kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn cơ sở về nguyên vật liệu của Công ty. Nguyên vật liệu thoả mãn yêu cầu chất lượng sẽ được phân loại nhập kho để phục vụ sản xuất.

 Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất:

Quản lý chất lượng ở khâu này được xác định cụ thể bao gồm: cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất và giám sát hoạt động sản xuất.

Việc cung cấp nguyên vật liệu cho các xí nghiệp do phòng kho vận đảm nhiệm. Giám sát hoạt động sản xuất do: trung tâm chất lượng, giám đốc xí nghiệp, KCS phân xưởng thực hiện.

Theo các quy trình, hướng dẫn riêng của xí nghiệp mình các cán bộ KCS tiến hành hoạt động kiểm tra giám sát quá trình sản xuất như kiểm tra nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất có đúng yêu cầu theo quy định hay không, tiến hành mang mẫu cao su lưu hoá lên phòng hoá thí nghiệm nhanh để kiểm tra chất lượng tra mẻ luyện. Chỉ những mẫu đạt tiêu chuẩn được đưa vào sản xuất. Cuối cùng là hoạt động kiểm tra 100% sản phẩm trước khi dán nhãn lưu kho.

 Quản lý chất lượng sản phẩm trong khâu bán hàng

Phòng tiếp thị bán hàng, phòng đối ngoại - xuất nhập khẩu sẽ đảm nhiệm công tác ở khâu này. Phòng tiếp thị bán hàng chịu trách nhiệm quản lý trong nước, phòng đối ngoại - xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm quản lý ở

nước ngoài. Các phòng đã lập bảng theo dõi hoạt động của các đại lý, chi nhánh, lượng hàng đổi theo mẫu quy định của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các phòng đã thực hiện việc đưa sản phẩm của Công ty tham gia các hội chợ triển lãm, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của Công ty tại các nước nhập khẩu, để tiếp cận với khách hàng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Công ty.

2.5 Các công cụ thực hiện.

Để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty đã thành lập ban chỉ đạo ISO trong toàn Công ty. Trong đó trưởng ban chỉ đạo ISO là phó giám đốc Công ty phụ trách sản xuất, đồng thời là người đại diện lãnh đạo. Các thành viên của ban chỉ đạo do các phòng ban bộ phận cử ra chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng ở bộ phận mình. Các thành viên này vừa thực hiện nhiệm chính của mình vừa chịu trách nhiệm về hoạt động ISO tại bộ phận, phòng ban của mình.

Công ty cũng lập tài liệu mô tả cụ thể về những vị trí công việc trong đó quy định trách nhiệm, quyền hạn và yêu cầu về trình độ tại vị trí công việc đó cho mọi thành viên Công ty. Các bản mô tả công việc sẽ do các phòng, xí nghiệp viết trình Giám đốc Công ty phê duyệt sau đó chuyển cho cán bộ chuyên trách trong ban chỉ đạo ISO thuộc trung tâm chất lượng để cập nhật. Bản mô tả công việc gốc sẽ cập nhật vào cặp tài liệu Công ty, hai bản kiểm soát phát cho phòng tổ chức lao động tiền lương và đơn vị đó giữ để làm căn cứ cho việc xác định trách nhiệm của từng cá nhân và công tác thuyên chuyển cũng như tuyển lao động mới cho các vị trí nếu cần.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cao su sao vàng trong tiến tình hội nhập (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w