Nâng cao trình độ khoa học công nghệ của công nhân, viên chức, lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp pot (Trang 94 - 95)

- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

3.2.3.1. Nâng cao trình độ khoa học công nghệ của công nhân, viên chức, lao động

Ngày nay trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi đội ngũ CNLĐ phải có tay nghề cao mới nắm bắt được khoa học công nghệ tiên tiến, áp dụng vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đặc biệt trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như: Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Điện lực, Hàng không…càng đòi hỏi đội ngũ công nhân kỷ thuất lành nghề.

Thực tế hiện nay cho thấy, trình độ học vấn, tay nghề của CNVC- LĐ của chúng ta đang ở mặt bằng hạn chế, mặc dù so với trước đây đã được nâng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra gần đây của Tổng Liên đoàn, tỷ lệ CNLĐ có trình độ tiểu học là 4,1%, trung học cơ sở là 27,4%, trung học phổ thông là 62%. Tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo là 25%. Trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 35%. (Trong khi đó ở Hàn Quốc là 48%, Thái Lan là 58%, Nhật Bản là 64,4%), phổ biến là tình trạng thừa công nhân làm việc đơn giản bằng cơ bắp, song lại thiếu công nhân có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.

Về trình độ tay nghề thợ bậc 1 đến bậc 3 chiếm gần 30 %, trong khi đó thợ bậc cao (6-7) chỉ có 7,6% đó là chưa kể đến số làm việc chưa đúng ngành nghề không được đào tạo. Một tồn tại đáng kể nhất ở đội ngũ công nhân lao động nước ta là khả năng chuyên sâu thấp. Đây là hạn chế cần được sớm khắc phục, mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Có điều kiện đưa công nhân đi học tập, thực hành tay nghề ở các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến.

Như vậy, cả về khách quan lẫn chủ quan việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn cho CNVC- LĐ là vấn đề cấp bách và cần thiết hiện nay. Đây không những

trách nhiệm của bản thân giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, mà còn là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp pot (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)