Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực nội sinh, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp pot (Trang 33 - 36)

năm 2001 đến 2010 như sau:

Sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Nhà nước góp phần quan trọng đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa [23, tr.14].

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành đối với việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy quyền làm chủ của người lao động và vai trò của các đoàn thể trong doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp nhà nước.

1.2.2. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực nội sinh, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, các chuyên gia kinh tế và các nhà văn hoá học đều cho rằng, VHDN là nguồn lực nội sinh cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội. Do đó khai thác triệt để yếu tố nội sinh (văn hoá) và phát huy vai trò của nó để phát triển doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết.

Nhưng, để tạo nên được sức mạnh nội sinh không phải là điều dễ dàng đối với doanh nghiệp. Trên thực tế nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô sản xuất kinh doanh, thời gian, bản lĩnh, kinh nghiệm của người chủ doanh nghiệp, cộng với tinh thần đoàn kết, nhất quán của CNLĐ trong công ty. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình một bản sắc văn hoá riêng, có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Trong hệ thống biểu hiện của của VHDN, như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, thì thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất. Bởi vì thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu mang về nhiều nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, phải tạo một nền tảng văn hoá để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Một Công ty xây dựng thương hiệu nổi bật, khi mọi nhân viên không những hiểu rõ thương hiệu là gì, mà còn hiểu rõ vai trò của nó là gì trong việc thông tin, tuyên truyền cho thương hiệu của mình. Nhưng việc tạo một thương hiệu đòi hỏi có sự thống nhất từ Ban lãnh đạo đến các thành viên trong toàn Công ty. Thực tế cần có ngân sách, thời gian và sự nỗ lực, phấn đấu cao của toàn Công ty, đặc biệt là tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm của cả doanh nghiệp.

Trên thế giới người ta đã đúc kết thành 12 cách hay nhất trong tiến trình xây dựng thương hiệu Công ty.

1. Có tầm nhìn xa.

2. Tạo một mối ràng buộc cảm xúc với khách hàng. 3. Sống cùng thương hiệu.

4. Tạo một nền văn hoá công ty bảo vệ và đánh bóng thương hiệu công ty của bạn. 5. Liên kết thương hiệu với doanh nghiệp

6. Hãy táo bạo. 7. Hãy nhất quán.

8. Ttruyền thông thương hiệu công ty 360 độ.

9. Sở hữu các sáng kiến trong ngành công nghiệp của bạn

10. Biết chọn người lãnh đạo doanh nghiệp và người kế vị lãnh đạo. 11. Hãy quý trọng nhân viên.

12. Xây dựng một thương hiệu biết dựa trên một ngân sách.

Từ sự phân tích và những lý luận được đúc kết từ thực tiễn, chúng ta thấy rằng VHDN đã có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì, VHDN là nguồn lực nội sinh để phát triển doanh nghiệp. VHDN sẽ gắn kết mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng và hành động của toàn doanh nghiệp, từ đó tạo ra sức ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Tuy nhiên hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình cụ thể, những điều kiện thích hợp, để có kế hoạch xây dựng VHDN của mình mang tính khả thi ngày càng cao.

Như chúng ta đều biết, chỉ có yếu tố văn hoá tác động đến hoạt động sống của con người, thì mới làm cho cuộc sống của con người ngày càng cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Vì vậy môi trường sống vô cùng quan trọng. Nếu con người sống trong một môi trường xã hội đầy tính nhân văn, mọi người luôn luôn quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhau, chắc chắn rằng nơi đó mọi người sẽ phấn đấu tốt, rèn luyện tốt. VHDN chính là môi trường đầy lý tưởng và cơ hội để cho mọi thành viên trong công ty được rèn luyện và thử thách tài năng của mình. Sự chan hoà trong tình đồng đội, cộng với sự quan tâm đến đời sống CNVC-LĐ của tập thể lãnh đạo công ty, sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, lôi cuốn mọi người gắn bó với nhau hơn và cống hiến được nhiều cho công ty hơn. Đồng thời VHDN sẽ giúp mọi người phải vứt bỏ thói quen làm việc lề mề, đi muộn về sớm, vô ý thức kỷ luật lao động. Ngược lại nó giúp mọi người có tác phong lao động công nghiệp, nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Những ngày lễ hội truyền thống của công ty, mọi người đều mặc chiếc áo đồng phục có biểu tượng của công ty; được nghe lãnh đạo của Công ty ôn lại truyền thống vẻ vang của đơn vị trong những ngày tháng qua mà trong đó có sự đóng góp của mình; chắc rằng mọi thành viên đều có cảm tưởng rằng, mình là “con một nhà”, bởi không khí nồng ấm của toàn đơn vị đã lan toả đến mọi thành viên. Đạt được điều đó chính là do tác động của VHDN.

Nhưng ngược lại mọi người sống trong một môi trường xã hội thiếu tính nhân văn, nội bộ lục đục, mất đoàn kết, lãnh đạo Công ty không quan tâm đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần của CNVC- LĐ thì tất yếu sẽ đi đến kết quả, mọi người sẽ không giữ vững kỷ luật lao động, chây lười, năng suất lao động sẽ giảm và không muốn gắn bó với công ty, điều đó sẽ đưa Công ty đến thất bại.

Từ sự phân tích ở trên chúng ta khẳng định rằng, VHDN đóng vai trò quan trong việc phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì VHDN sẽ giúp cho Công ty làm ăn ngày càng có hiệu

quả. Thông qua những sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thái độ phục vụ khách hàng tốt, niềm nở, tôn trọng chử tín. Đồng thời, với các hoạt động bảo vệ môi trường và xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, trở về cội nguồn, góp tay làm dịu nỗi đau chất độc xa cam, xóa đói giảm nghèo…đã giúp cho doanh nghiệp có vị thế trong xã hội, tạo được dấu ấn với khách hàng cũng như các đối tác trong kinh doanh. Và cũng chính vì thế mà doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp pot (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)