Trong doanh nghiệp nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất, đồng thời cũng là thành tố quan trọng của VHDN. Các yếu tố như: đạo đức, tài năng, khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản, ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Làm thế nào để phát huy được mọi tiềm năng sẵn có ở mỗi con người, thì doanh nghiệp phải có những chiến lược định hướng cụ thể. Một trong những định hướng quan trọng là rèn luyện nhân cách của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Điều này thể hiện đến việc xây dựng môi trường nhân văn, nhân bản của Công ty. Bởi vì mọi thành viên trong doanh nghiệp sống và làm việc trong bầu không khí hoà thuận, vui tươi, đoàn kết giúp đở lẫn nhau chắc rằng hiệu suất công tác sẽ được nâng lên rõ rệt. Ngược lại, nếu nội bộ doanh nghiệp lục đục, mất đoàn kết, thiếu sự cộng tác trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, chắc chắn không những hiệu quả lao động sẽ giảm xuống, mà uy tín của doanh nghiệp cũng bị mất đi.
Mỗi một thành viên trong doanh nghiệp phải biết tự rèn luyện mình cả đức lẫn tài. Muốn doanh nghiệp ngày càng phát triển thì nhất thiết mỗi thành viên phải có tinh thần sáng tạo, cống hiến, làm việc hết khả năng của mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tất nhiên, bên cạnh đó doanh nghiệp luôn luôn tạo mọi điều kiện cho mọi thành viên được thể hiện vai trò cá nhân của mình, được trau dồi tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, phát huy được nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhằm đưa năng suất lao động ngày một lên cao, tạo ra những sản phẩm mới, đẹp về kiểu dáng, đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, làm vừa lòng khách hàng.
Song, điều đặc biệt quan trọng là nhân cách của nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp, hay còn gọi là người đứng đầu của doanh nghiệp. Bởi vì họ là hạt nhân trong việc xây dựng VHDN, đồng thời là tấm gương phản ánh VHDN.
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp. Như Lênin đã thường nói” Vai trò của lãnh tụ là vai trò quyết định.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “ Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh cán bộ tốt ở đây là cán bộ vừa có đức vừa có tài
Như vậy, nhân cách của người đúng đầu một đơn vị quan trọng biết nhường nào. ở nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn cơ bản dể lựa chọn người lãnh đạo doanh nghiệp.
Giới quản lý Mỹ đã đưa ra 6 tiêu chuẩn đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp:
Một là, làm việc có hiêụ quả cao, chủ động tiến thủ.
Hai là, có năng lực tư duy lôgic, năng lực khái niệm hoá, năng lực phán đoán.
Ba là, quan tâm, giúp đỡ, mọi người bằng hành động tích cực, khéo gây ảnh hưởng đến mọi người.
Bốn là, lãnh đạo tập thể, sử dụng đúng quyền lực.
Năm là, cá tính, tâm lý chín muồi, biết tự kiềm chế, khách quan, cố gắng, tự chủ.
Sáu là, có tri thức phong phú.
ở Nhật Bản, đối với một doanh nhân người ta đã khái quát thành 4 tiêu chuẩn: 1. Độ lượng, khoan dung.
2. Hiểu rõ nghề nghiệp, quyết đoán. 3. Dám chịu trách nhiệm.
4. Công bằng.
ở Trung Quốc, người tiêu biểu trong cuộc đời mưu sinh bằng buôn bán đó là Phạm Lãi, ông đã đúc kết thành 16 nguyên tắc kinh doanh căn bản, trong đó có 5 nguyên tắc cơ bản cho mọi người chủ kinh doanh đó là:
1. Trước hết người làm ăn buôn bán phải luôn siêng năng, tích cực, năng động và nắm được mọi thời cơ.
2. Phải biết tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
3. Phải biết chọn người giúp việc ngay thẳng, không có tính tham lam, giữ chữ tín. 4. Phải tích cực, có tinh thần trách nhiệm, có lòng say mê kinh doanh.
5. Luôn sáng suốt, bình tỉnh trong mọi tình huống, không phiêu lưu mạo hiểm, cần lấy sự chắc chắn, an toàn làm đầu [58, tr.21].
ở Việt Nam, việc xây dựng nhân cách Văn hoá doanh nhân chưa được quan tâm nhiều, chưa đúc kết thành những tiêu chuẩn cơ bản trong kinh doanh. Nhưng rãi rác trong một số quyển sách có một vài tác giả đã đề cập đến vấn đề này.
“Trong cuốn sách Văn hoá và phát triển ở Việt Nam”của Nhà xuất bản lý luận chính trị (Năm 2004), GS - TS Hoàng Vinh đã nêu ra một số yêu cầu đối với nhân cách nhà doanh nhân như sau:
Một là, có tinh thần hợp tác. Có ham thích làm việc với người khác và được người khác hợp tác với mình dựa trên tinh thần tự nguyện.
Hai là, có khả năng quyết đoán. mỗi khi đưa ra quyết sách phải dựa vào những dữ kiện thật, không dựa vào sức tưởng tượng chủ quan. Có kả năng nhìn xa trông rộng.
Ba là, có năng lực tổ chức, nghĩa là có thể phát huy tài năng của những người dưới quyền mình, biết tổ chức tốt về nhân lực, tài lực và vật lực.
Bốn là, có thái độ tin cậy khi giao nhiệm vụ cho người khác. Nắm chắc việc lớn, giao các việc nhỏ cho cấp dưới.
Năm là, giám chịu trách nhiệm. Có ý thức trách nhiệm với cấp trên, cấp dưới, với khách hàng và toàn xã hội.
Sáu là, ứng biến linh hoạt. Có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, cơ động, linh hoạt, không khư khư ôm lấy sai lầm, không cố chấp bảo thủ.
Bảy là, dám đổi mới. Dám chấp nhận những rủi ro do tình hình xấu tạo ra, có ý chí và lòng tin để thay đổi tình thế, tạo ra diện mạo mới cho doanh nghiệp.
Tám là, tôn trọng người khác, sẵn sàng tiếp thu ý kiến người khác, không võ đoán kiêu ngạo.
Chín là, nêu gương về nếp sống đạo đức. Có phẩm chất tốt, được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội thừa nhận.
Từ những tiêu chuẩn nêu trên về đạo đức, nhân cách trong kinh doanh, chúng ta có thể khẳng định rằng, để trở thành một người chủ doanh nghiệp có đầy đủ bản lĩnh, giám làm, giám chịu trách nhiệm, dám đổi mới vì sự phát triển của doanh nghiệp, hoàn toàn không dễ một chút nào. Để đạt được điều đó người chủ doanh nghiệp phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, tích lũy kinh nghiệm, học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, biết láng nghe và luôn luôn trong sự tỉnh táo, biết điều chỉnh cácmối quan hệ bên trong, bên ngoài, để làm lợi cho công việc kinh doanh của mình một cách trong sáng.
Như vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu, các chủ doanh nghiệp, các doanh nhân Việt Nam cần học học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp làm ăn ngày có lãi, góp phần quan trọng vào sự phồn thịnh của đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn thấy VHDN được phân chia theo các mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
Nếu xem văn hoá là là sự thể hiện trình độ Người trong các quan hệ xã hội, thì VHDN được biểu hiện trong hai mối quan hệ cơ bản, đó là mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài.
1. Mối quan hệ bên ngoài, đó là mối quan hệ giữa chủ thể doanh nghiệp với khách thể. Trong mối quan hệ này chủ thể phải ứng xử với đối tác cạnh tranh, khách hàng tiêu dùng đối với toàn xã hội và với môi trường tự nhiên.
2. Mối quan hệ bên trong, đó là mối quan hệ giữa chủ thể doanh nghiệp với các thành viên trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo doanh nghiệp.
Đối với mối quan hệ bên ngoài, thông qua mối ứng xữ này chúng ta có thể hiểu được bản chất cũng như nhân cách đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân cách ấy thể hiện trong việc tương trợ giúp đở lẫn nhau, trong sản xuất kinh doanh cùng nhau tồn tại và phát triển. Hay ngược lại chèn ép nhau, cạnh tranh bằng mọi giá, cá lớn nuốt cá bé. Trên thực tế đối với các nước tư bản chủ nghĩa kinh tế thị trường là chiến trường, cạnh tranh một mất một còn.
Đối với Việt Nam chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau và bình đẵng trước pháp luật.
Trong mối quan hệ bên ngoài, doanh nghiệp cần phải giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Cha ông ta thường nói: “ Quen mặt thì đắt hàng”. Có nghĩa rằng trong quá trình làm ăn buôn bán đã thực sự tin tưởng lẫn nhau. Những người khách đã quá hiểu chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như phương thức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, khách thường xuyên đến mua hàng một nơi. Nếu doanh nghiệp thường xuyên coi trọng khách hàng, quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, thường xuyên thay đổi mẫu mã, thì
khách hàng sẽ gắn bó mật thiết với sự đi lên của doanh nghiệp, làm cho uy tín của doanh nghiệp ngày một nâng cao trong xã hội.
Mối ứng xử quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là mối quan hệ bên trong của nội bộ doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, người chủ doanh nghiệp phải đối xử làm sao thật công bằng đối với các thành viên trong Công ty. Đồng thời phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, cũng như các thành viên trong ban quản lý doanh nghiệp. Tất các những mối quan hệ đó người chủ doanh nghiệp phải rất thông hiểu và xữ lý một cách có lý có tình. Có như vậy, tập thể những thành viên trong doanh nghiệp mới đoàn kết, thương yêu nhau, sẵn sàng phát huy mọi năng lực sẵn có để cống hiến thật nhiều cho doanh nghiệp. Bởi trong họ hình tượng người chủ doanh nghiệp luôn luôn là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, là lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, luôn luôn cùng với họ để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.