- Giáo dục và đào tạo.
7 nội dung cơ bản của Quy ước:
2.2.2.3. Nhân cách người lãnh dạo doanh nghiệp
Một doanh nghiệp làm ăn phát đạt, có uy tín, vị thế trong xã hội do nhiều yếu tố tạo nên, nhờ vào “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà”. Nhưng phải khẳng định rằng, vai trò của người lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp là qua trọng nhất. Chúng tôi xin nhắc lại câu nói của Lênin ở phần đầu: “ Vai trò của lãnh tụ là vai trò quyết định”. Vì vậy, hiện nay trong xã hội vị trí của doanh nhân, vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với các Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn các doanh nghiệp trong đợt khảo sát vừa qua, khi nghe họ báo cáo tình hình hoạt động của Công ty đều thấy những hạn chế nhất định.
Sự hạn chế đó thể hiện trong bản báo cáo của Công ty thiếu sự chặt chẽ, thiếu tính khoa học và những đề xuất phương hướng hoạt động thiếu tính thuyết phục.
Hạn chế thứ hai là: Sức cảm hoá khi truyền đạt các thông tin cho đối tượng còn ít, khi có sự trao đổi hỏi lại thì sự giải thích còn lúng túng, chúng tỏ nắm vấn đề chưa thật chắc lắm. Tất nhiên, họ là những nhà kinh doanh chứ không phải là nhà giáo huấn, hơn nữa họ xuất thân từ gia đình không phải kinh doanh có truyền thống.
Hạn chế thứ ba là: Kiến thức pháp luật trong kinh doanh còn non, nên không ít các hợp đồng kinh tế bị kém hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải ra sức rền luyện, học tập, để đúng như câu nói của người phương Tây:
Học để biết. Học để làm việc.
Học để tự khẳng định mình. Học để ứng xữ với xã hội.
Và học để đưa các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường, góp phần quyết định vào sự tăng trưởng của nề kinh tế đất nước, vì mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Tóm lại: Trong đạo lý kinh doanh, đến việc tổ chức kinh doanh và xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín của doanh nghiệp thì vai trò của Công đoàn rất qua trọng. Công đòan phải giáo dục cho CNVC - LĐ hiểu rằng, sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Muốn có sản phẩm chất lượng cao và uy tín của doanh nghiệp được nâng lên thì phải xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi vì thương hiệu là “ tài sản’ của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ bằng lời nói suông, hô khẩu hiệu mà bằng năng lực công hiến thực sự của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Phát huy lợi thế các chức năng của mình, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVC- LĐ, tuyên truyền giáo dục và tham gia quản lý Nhà nước, Công đoàn đã tích cực vận động, giáo dục cho CNVC- LĐ hiểu rõ việc xây dựng VHDN là việc làm cần thiết và đúng đắn. Bởi vì chỉ có xây dựng tốt VHDN thì doanh nghiệp mới có thể ổn định, bền vững và phát triển. Khi doanh nghiệp phát triển, thì lợi ích vật chất cũng như tinh thần của CNVC- LĐ mới được đảm bảo. Do vậy, CNVC- LĐ không những hiểu mà còn phải cùng nhau chăm lo xây dựng VHDN. Đó cũng là nhiệm vụ thiết yếu của tổ chức Công đoàn trong điều kiện xây dựng đất nước hiện nay.
Chương 3
Phương hướng và một số giải pháp nâng cao vai trò công đoàn trong việc xây dựng