- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
3.2.2.2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Giám đốc doanh nghiệp và công nhân lao động
phong trào thực hành tiết kiệm, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào học tập nâng cao trình độ tay nghề …vv thì không thể xây dựng thành công VHDN được. Vì các phong trào trên đều là những thành tố để tạo nên VHDN. Ví dụ phong trào thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm ngày giờ công của CNLĐ là thể hiện ý thức văn hoá. Yếu tố văn hoá đã tác động trực tiếp đến người CNLĐ, buộc họ phải suy nghĩ, biết quý thời gian lao động vàng ngọc, phải biết tiết kiệm nguyên vật liệu mới giảm được giá thành. Giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tốt thì thị trường mới chấp nhận, doanh nghiệp mới bán được sản phẩm và doanh nghiệp mới phát triển được. Tất cả nhưng nội dung trên đều tập trung để xây dựng VHDN dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn của doanh nghiệp.
Với chức năng và công việc của mình được đảm trách, những người đứng đầu bộ máy của doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực sở trường của mình, đoàn kết, nhất trí vì mục tiêu duy nhất là đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
3.2.2.2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Giám đốc doanh nghiệp và công nhân lao động lao động
Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa giám đốc doanh nghiệp và người CNLĐ là mối quan hệ cơ bản, sống còn của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu không có doanh nghiệp thì không có giám đốc và CNLĐ. Cho nên hai đối tượng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và
CNLĐ luôn luôn tồn tại trong doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giám đốc doanh nghiệp và CNLĐ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của VHDN.
Trong doanh nghiệp, Giám đốc sẽ bố trí, sắp xếp cho CNLĐ làm việc theo khả năng được đào tạo theo ngành nghề mà họ được học, đồng thời dựa vào chính sách của Đảng, Nhà nước, Giám đốc doanh nghiệp quyết định vấn đề lên lương theo ngạch, bậc hàng năm, vấn đề tiền thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoặc chính sách nhà ở cho người lao động. Như vậy muốn làm được điều đó, Giám đốc doanh nghiệp phải sâu sát với công nhân, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình cũng như công việc của người công nhân đang làm.
Ngược lại, người công nhân lao động phải hoàn thành mọi nhiệm vụ theo yêu cầu của sản xuất mà giám đốc doanh nghiệp bố trí, sắp xếp. Mong muốn của Giám đốc là bố trí làm sao để người công nhân lao động phát huy hết năng lực sẳn có của mình, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, chất lượng cao của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của người công nhân lao động là trên cơ sở công việc cụ thể được giám đốc doanh nghiệp bố trí, phải tìm mọi cách, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, để làm ra sản phẩm có giá trị chất lượng cao cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Như vậy, mong muốn của giám đốc doanh nghiệp và nhiệm vụ của người công nhân lao động trong doanh doanh nghiệp trùng hợp nhau là tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và mang lợi nhuận ngày càng nhiều cho doanh nghiệp.
Khi mục tiêu của doanh nghiệp đề ra đã hoàn thành, năng suất lao động càng cao, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, thì lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng lớn. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng lớn, thì đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân lao động càng được nâng cao, thì mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ doanh nghiệp và người lao động càng được củng cố, làm cho sức mạnh của doanh nghiệp càng tăng lên. Khi đó, giám đốc doanh nghiệp sẽ đánh giá đúng năng lực, sự cống hiến của công nhân lao động để động viên, khen thưởng làm cho CNLĐ phấn chấn, hứng khởi, yên tâm sản
xuất. Họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, ra sức nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nhằm xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Như vậy giải quyết tốt mối quan hệ giưã giám đốc doanh nghiệp và công nhân lao động, chắc rằng, doanh nghiệp không những ổn định mà ngày càng đi lên và cường thịnh