- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
3.2.1.2. Phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp với vai trò của giai cấp công
Công đoàn gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp với vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước
Nhìn lại chặng đường gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã vượt qua những thử thách, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xứng đáng đưa nước ta vững bước đi lên. Những thành tựu đạt được trong những năm qua đã chứng minh những nhận định, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế xã hội do Đại hội IX của Đảng đề ra là đúng đắn. Bằng sự nỗ lực vượt bậc, chúng ta đã giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đưa tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7% năm; các ngành công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu đều có sự phát triển; hệ thống cơ sở hạ từng, cơ cấu kinh tế có những chuyển
biến tích cực; các mặt văn hoá, xã hội, y tế giáo dục đều có tiến bộ mới, góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân và CNVC-LĐ.
Phát huy vai trò và trách nhiệm to lớn của mình trong sự nghiệp đổi mới, trong thời gian qua, giai cấp công nhân tổ chức Công đoàn Việt Nam đã bền bỉ phấn đấu, hướng theo đường lối, chủ trương của Đảng và các mục tiêu nhiệm vụ chung mà hành động; tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam. Nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn đã có đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, vận động tập hợp và chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của CNVC-LĐ. Thông qua hoạt động Công đoàn và việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, Công đoàn đã góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Các phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đời sống văn hoá trong CNVC- LĐ… đã khơi dậy tiềm năng và tạo điều kiện cho CNVC- LĐ phát huy quyền làm chủ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý cơ quan, đơn vị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác, xây dựng dân chủ, và công bằng xã hội. Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bồi dưỡng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, Công đoàn mở rộng hoạt động quốc tế, góp phần thắt chặt tình đoàn kết và sự hợp tác với các tổ chức công đoàn trên thế giới.
Sứ mệnh lịch sử và vai trò tiên phong đòi hỏi giai cấp công nhân Việt Nam phải tiếp tục phát huy mạnh mẻ hơn bản chất và truyền thống tốt đẹp của mình, tự khẳng định tầm vóc chính trị của mình bằng việc nâng cao trình độ mọi mặt về nhận thức chính trị, tư tưởng, về kiến thức văn hoá và khoa học - công nghệ, về kỹ năng nghề nghiệp và quản lý…Phải nắm bắt và tíêp cận nhanh với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và đời sống, lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Sức mạnh của giai cấp công nhân là sức mạnh của nội lực giai cấp, đồng thời cũng bắt nguồn từ sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò tiên phong lãnh đạo như là một bộ phận của dân tộc, đứng trong lòng dân tộc. Lợi ích của giai cấp công nhân trước đây, hiện nay, cũng như về sau luôn thống
nhất với lợi ích dân tộc, hoà quyện trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh phải đặt trong tổng thể phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân - trí thức do Đảng lãnh đạo là động lực chủ yếu để phát triển đất nước.
Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất của giai cấp công nhân, viên chức và người lao động, Công đoàn Việt Nam cần nhận rõ trách nhiệm của mình, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm tập hợp lực lượng, tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt cho CNVC-LĐ, trước hết là nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động, nhất là công nhân trẻ, trong tất cả cá loại hình doanh nghiệp - Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết và gương mẫu chấp hành luật pháp, làm tròn nghĩa vụ công dân. Xây dựng cho mỗi người công nhân có ý chí vươn lên, có đời sống văn hoá tinh thần phong phú tốt đẹp đặc biệt là xây dựng VHDN. Đấy chính là góp phần xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam hiện đại ngang tầm với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để làm cho CNVC - LĐ gắn bó với doanh nghiệp, cùng nhau xây dựng VHDN, Công đoàn phải quan tâm và làm tốt các nội dung sau:
a. Chăm lo cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
Môi trường, điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và năng suất lao động của công nhân, lao động, nên đây là một trong những nội dung được Công đoàn doanh nghiệp quan tâm. Theo điều tra khảo sát của Viện Công nhân &Công đoàn năm 2003 đã có 77,17% công nhân lao động được Công đoàn phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức tập huấn về quy trình an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời Công đoàn cũng nhắc nhở CNLĐ thực hiện đúng quy trình an toàn vệ sinh lao động, sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ tính mạng cho người lao động trong sản xuất. Một số Công đoàn đã mạnh dạn đề xuất với giám đốc doanh nghiệp cải tạo môi
trường làm việc cho công nhân, như tăng cường thêm các hệ thống thông gió và phun nước nóng, tiến hành các biện pháp giảm tiếng ồn và các yếu tố độc hại nơi làm việc, trang bị bổ sung các thiết bị, dụng cụ bảo hộ công nhân. Những đề xuất của Công đoàn được Người sử dụng lao động chấp nhận nên đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, mang lại lợi ích thiết thực cho cảc chủ doanh nghiệp lẫn công nhân lao động. Và đấy chính là góp phần xây dựng VHDN.
b. Giúp đỡ tạo điều kiện cho công nhân viên chức lao động học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Học tập nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mỗi người, là điều kiện để tăng thu nhập và giữ được việc làm ổn định. Tuy nhiên không phải tất cả CNLĐ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập. Theo điều tra của Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn năm 2003 của các lọai hình doanh nghiệp thì chỉ có 55% CNLĐ cho việc học tập là cần thiết. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục của Công đoàn đối với CNLĐ về việc học tập để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề chưa sâu sắc và toàn diện, chưa làm cho CNLĐ thấy được tầm quan trọng của việc học tập có ý nghĩa đảm bảo cho lợi ích trước mắt, lâu dài, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Vì vậy, CNLĐ ngại học tập chưa khắc phục khó khăn để cố gắng học tập, nâng cao trình độ cho bản thân.
Đứng trước tình hình đó ngày 6 tháng 1 năm 2005, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã có Nghị quyết Số 4b - NQ/BCH về nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp cho CNVC-LĐ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nghị quyết nêu rõ: “…Nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn nghề nghiệp, thực hiện “ Tri thức hoá công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng có hiệu quả.”
Thực hiện Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, ngày 27 tháng 7 năm 2005 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký văn bản liên tịch tổ chức thực hiện Nghị quyết trên.
Ngay sau khi Nghị quyết ra đời, nhiều Công đoàn đã đã đề nghị chủ doanh nghiệp hổ trợ về mặt kinh phí, tạo điều kiện về mặt thời gian để tổ chức các lớp học văn hoá, ngoại ngữ, tin học tại doanh nghiệp cho CNLĐ.
c. Vận động CNLĐ thi đua lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Với phương châm Công đoàn là bạn của doanh nghiệp, cùng phấn đấu để đưa doanh nghiệp phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động. Công đoàn đã tổ chức vận động CNLĐ tham gia các phong trào tiết kiệm, thi đua nâng cao năng suất lao động, chất lượng tốt, giá thành rẽ, đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, Công đoàn chủ động phối hợp với chủ doanh nghiệp, xây dựng các chương trình hành động phù hợp với từng thời điểm, nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cũng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Thông qua các phong trào thi đua do Công đoàn tổ chức có hiệu quả, thiết thực, Công đoàn đã tạo được niềm tin với chủ doanh nghiệp, từ đó chủ doanh nghiệp coi trọng tổ chức Công đoàn hơn và tạo mọi điều kiện để Công đoàn hoạt động. Công đoàn đã đề nghị chủ doanh nghiệp bố trí xen kẽ, giữa thợ lành nghề lâu năm với thợ mới vào nghề, trong dây chuyền sản xuất, để kèm cặp, bồi dưỡng, hỗ trợ giúp nhau trong nghề nghiệp, nên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao kỷ năng nghề nghiệp cho CNLĐ trẻ, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d. Công đoàn phải tăng cường xây dựng đạo đức nghề nghiệp là trọng tâm xây dựng VHDN.
Như chúng ta đã biết đạo đức nghề nghiệp của người CNLĐ rất quan trọng. Bởi vì, đạo đức nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, Công đoàn phải nắm vững và tăng cường xây dựng đạo đức nghề nghiệp và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng VHDN. Công đoàn phải tiến hành giáo dục cho CNLĐ về trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, kỷ luật nghề nghiệp và lòng yêu nghề nghiệp. Người công nhân chỉ tạo ra sản
phẩm tốt, bảo đảm chất lượng, có hình thức đẹp, bắt mắt khách hàng, chỉ khi, người công nhân đó có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp cao. Công đoàn phải giáo dục cho họ thấy rằng, “ Chữ tín” là sự sống còn của doanh nghiệp, cũng đồng thời là quyền và lợi ích vật chất đối với mọi thành viên trong doanh nghiệp, là thước đo giá trị mức sống của toàn doanh nghiệp. Phải kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp với giáo dục đạo đức xã hội, đạo đức gia đình và phẩm chất cá nhân; đấy là động lực trực tiếp thúc đẩy xây dựng VHDN, bồi dưởng tinh thần doanh nghiệp và xây dựng một hình tượng tốt đẹp về doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần của CNVC- LĐ trong doanh nghiệp ngày một tăng, Công đoàn cần tổ chức triển khai các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo nên một cuộc sống lành mạnh, làm cho người lao động tin tưởng vào tổ chức Công đoàn, gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn. Làm được như vậy, Công đoàn thực sự đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng thành công VHDN.