d. Nguồn vốn ODA:
2.1.4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội:
Năm 2002 đạt 216.474.584 triệu đồng. Năm 2003 đạt 276.852.334 triệu đồng, tăng 60.377.750 triệu đồng, tức tăng 27.89% so với năm 2002. Năm 2004, doanh số đạt 297.883.803 triệu đồng, tăng 81.409.219 triệu đồng so với năm 2002 và tăng 21.031.469 triệu đồng, tơng đơng với 7.59% so với năm 2003. Thu phí dịch vụ từ hoạt động TTQT của ngân hàng qua các năm cũng tăng rõ rệt. Năm 2002, phí dịch vụ thu đợc là 255.323 triệu đồng. Năm 2003 đạt 356.003 triệu đồng, tăng 39.4% so với năm 2002. Năm 2004 thu đợc 384.426 triệu đồng, tăng 7.98% so với năm 2003. Đặc biệt, trong 2 năm 2003 và 2004, hoạt động xuất khẩu của nớc ta tăng nhanh chủ yếu về các mặt hàng nh: Gạo, dầu thô, giầy dép, thuỷ sản...nên doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu tại ngân hàng ĐT&PT Hà nội tăng với tốc độ nhanh. Năm 2002, doanh số L/C xuất khẩu chỉ đạt 5.383.074 triệu đồng. Năm 2003, đạt 5.792.633 triệu đồng tăng 409.559 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004, đạt 7.320.295 triệu đồng, tăng 1.527662 triệu đồng so với năm 2003 và tăng 1.937.221 triệu đồng so với năm 2002. Điều này chứng tỏ rằng hoạt đồng xuất khẩu của nớc ta đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng vẫn phải nhập nhiều mặt hàng từ nớc ngoài nh: Các thiết bị điện tử, máy tính, ô tô, xăng dầu, điện thoại,... nên doanh số L/C hàng nhập khẩu cũng tăng lên, điều này cũng cho thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nớc ta đang ngày càng đợc mở rộng, phù hợp với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nh hiện nay, để chuẩn bị ra nhập AFTA, WTO.
2.1.4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐT&PT HàNội: Nội:
Để hoàn thành kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TƯ đề ra và thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn, trong nhiều năm qua Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Nội đã liên tục mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh và đạt đợc kết quả thật khả quan, tạo ra thu nhập đáng kể cho ngân hàng đồng thời góp phần phục vụ tốt khách hàng và các nghiệp vụ truyền thống phát triển mạnh. Có thể kể đến những kết quả sau:
Về công tác nguồn vốn: Do nhận thức sâu sắc đợc vai trò, vị trí của công tác huy động vốn phục vụ đầu t phát triển, vốn là khâu mở đờng, quyết định quy mô, tầm cỡ hoạt động của ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn. Các biện pháp đợc thực hiện một cách có hiệu quả nh: Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từng quý, năm đến từng đơn vị trực thuộc và đôn đốc thực hiện, mở rộng mạng lới huy động vốn dân c, hoàn thiện quy trình huy động vốn, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách giao dịch, linh hoạt trong điều hành chính sách lãi suất, phí dịch vụ, chú trọng công tác tiếp thị, quảng cáo, chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi lớn, chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các hình thức nh: Huy động kỳ phiếu dài hạn, huy động trái phiếu, tạo nguồn vốn thông qua cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, huy động vốn thông qua hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị trả chậm cho dự án đầu t... Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nguồn vốn của chi nhánh tăng trởng nhanh và ổn định với tốc độ cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn phục vụ cho vay đầu t phát triển. Cụ thể năm 2002, tổng vốn huy động đạt 5.300.270 triệu đồng. Năm 2003 đạt 6.134.396 triệu đồng, tăng 15.74% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 6.950.748 triệu đồng, tăng 13.3% so với năm 2003 và tăng 31.14% so với năm 2002. Kết quả là trong hai năm 2003 và 2004 chi nhánh đã tự đảm bảo cân đối đợc nguồn vốn hoạt động của mình.
Công tác tín dụng : Từ khi chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tín dụng; tổ chức nghiên cứu và ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, cho vay đầu t phát triển, cho vay trung và dài hạn; gắn liền công tác huy động vốn với sử dụng vốn, tăng cờng mở rộng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh; mở rộng, đa dạng các hình thức tín dụng; thực hiện nhanh chóng đổi mới nhận thức, phong cách làm việc của CBCNV; chủ động tìm kiếm dự án, khách hàng để cho vay; thực hiện tốt chính sách khách hàng, mở rộng cho vay đối với nhiều đối tợng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế; không ngừng củng cố và giữ vững quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Do đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và thực hiện nghiệp vụ, nên mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa hơn 80 ngân hàng và các TCTD trên địa bàn thủ đô, chi nhánh
vẫn đảm bảo tốc độ tăng trởng ổn định và chất lợng công tác tín dụng. Tổng d nợ tính đến 31/12/2002 đạt 3.147.264 triệu đồng. Năm 2003 đạt 4.217.298 triệu đồng, tăng 33.99% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 4.985.982 triệu đồng, tăng 18.3% so với năm 2003 và tăng 58.4%so với năm 2002.
Các hoạt động kinh doanh khác cũng phát triển mạnh, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ theo mô hình ngân hàng hiện đại nh: Thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế... mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng.