Từn gữ bình dân, “quảng trường”,“chợ búa”

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 139 - 144)

Ngôn ngữ văn học được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân nhưng nó là sự

“thăng hoa” của ngôn ngữ toàn dân. Nhưng chắc chắn có một quy tắc từ cổ chí kim là

“trong bộ phận thơ phản ánh hiện thực, ngôn từ là cụ thể, cá biệt, sinh động, rất gần với đời thường.” [33, tr. 276].

Phạm Thái sử dụng trong Sơ kính tân trang nói riêng và trong thơ văn của ông nói chung một số lượng lớn từ láy độc đáo. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ một đoạn thơ

ngắn Phạm Thái dùng rất nhiều từ láy:

Sư huynh chải chuốt, vãi già đong đưa.

Ra vào tiểu gái lẳng lơ,

Long lanh mắc liếc, say sưa miệng cười. Sư tiên đủng đỉnh lạ đời,

(Sơ kính tân trang) Hay:

Xênh xang áo thắm nhởn nhơ quần điều. Dáo ngù gươm bạc dập dìu,

Đôi khiên đủng đỉnh cặp hèo nghênh ngang. Luân thêu thắm vấn, hoang mang,

Phập phèo thuốc giấy ngó càng đẹp trai.

(Sơ kính tân trang) Hoặc:

Thong dong giã mái thanh trai, Tạ sơn tăng lại thảnh thơi lên đường.

Thênh thênh thuyền bách nhẹ nhàng,

Nước xanh lần chở gió vàng thẳng đưa. Kìa đâu chiền sớm chợ trưa,

Chày boong boong nện khói mờ mờ bay.

(Sơ kính tân trang)

Phạm Thái dùng những từ láy như sở trường không chỉ trong truyện thơ mà ngay cả trong các bài thơ khác ta cũng bắt gặp cách phô diễn và chọn lọc những từ láy tinh tế không hề gượng ép mà thật phù hợp với đối tượng mô tả:

Đưa khách tầm thanh tới phạm môn. Gió thổi hiu hiu vàng cửa động, Gấm thêu san sát thắm sườn non. Đá xây chan chứa, kinh dài ngắn, Hoa phấn xôn xao, nhạn véo von. May gặp cao tăng khi giảng đạo,

Khề khà say thú một bầu ngon

(Đề chùa Tiêu Sơn)

Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một chuỗi ngôn từđược lựa chọn và tổ chức theo một ký mã thẩm mỹ nhất định của mỗi cá nhân nghệ sĩ. “Điều mà Saussure gọi là trục kết hợp – trục lựa chọn trong tổ chức lời văn nhằm tạo nên một cấu trúc văn bản ngôn từ mang tính thẩm mỹ.” [171, tr. 83]. Chúng ta không thể lựa chọn từ nào khác để thay thế theo trục kết hợp ngoài từ“khề khà” cho câu kết của bài thơ trên.

Phạm Thái thật sự thành công trong việc dùng từ láy để diễn tả những giây phút thi vị nhất, thăng hoa nhất của đời người, của cảnh vật:

Hơi xuân hây hẩy động rèm dương, Thổi gợn lăn tăn nước rượu vàng. Rạng rỡ tiên hoa khoe tứ sắc,

Nồng nàn thánh tửu tỏa mê hương. Đầu xanh trước gió lao đao chuyển, Tóc bạc sau mây lỏa tỏa vương…

(Ngày xuân uống rượu) Hay:

Oanh yến véo von gọi khách, Cỏ hoa hớn hở mừng ai.

Gió xuân hây hẩy giục đưa người! Dễ khiến lòng thơ bối rối.

Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu,

Thung thăng phấn bướm dồi mai…

Trong thơ ông còn hàng loạt những từ láy độc đáo khác nhưxanh xanh, nhởn nhơ, e ấp, ôi ả, não nùng, say sưa, la đà, lạ lùng, im ỉm, thênh thênh…Qua tác phẩm của mình, Phạm Thái đã chứng minh từ ngữ tiếng Việt (chữ Nôm) đã có thể diễn tả tinh tế

những ngóc ngách tinh vi nhất tâm hồn con người. Những từ láy ông thường dùng kết hợp với phép đảo trang, đảo cụm bổ ngữ, định ngữ lên trước động từ, danh từ trung tâm nhằm khắc hoạ, nhấn mạnh tâm trạng, đặc tính, hình dáng của nhân vật, sự vật, hiện tượng. Do đó, câu thơ câu văn của ông không khô cứng mà giàu sức gợi hình, gợi tả, giàu âm thanh. Vì thế, thơ ông có khả năng lấp lánh, nói được cái ý ngoài lời. Trong Chiến tụng Tây Hồ phú, Phạm Thái cũng đã sử dụng nhiều từ láy rất đắc trong việc sử dụng từ láy để phác họa cái hồn của quang cảnh Tây hồ. Hồ Xuân Hương cũng rất thành công trong việc sử dụng từ láy để phác hoạ cái hồn của cảnh vật vì “từ ngữ nôm na của bà giàu giá trị miêu tả và biểu cảm. Có thể sưu tập để lập thành bảng đầy: cầu trắng phau phau, nước trong leo lẻo, trơ toen hoẻn, vỗ phập phòm, rơi lõm bõm, tối om om, sờ rậm rạp, mó lam nham...” [98, tr. 358]. Nhưng Hồ Xuân Hương không dùng sở trường này khi khắc họa nhân vật như Phạm Thái.

Nếu đem những từ láy mà Phạm Thái và Hồ Xuân Hương đã sử dụng như trên so sánh với “những điệp tự miêu tả bằng cách lặp lại từ Lê sơ đã hay có đến đời Trịnh càng ưa dùng, có khi câu nào cũng có” [98, tr. 336] thì sẽ thấy ngay Phạm Thái và Hồ

Xuân Hương sử dụng từ láy độc đáo. Bởi vì những điệp tựấy dùng nhiều thành ra sáo, vô hồn, sơ cứng, gượng ép chứ không thể hiện được cái hồn của cảnh vật. Chẳng hạn như bài Chơi núi Yên Tử của Trịnh Căn:

Cung quế hương đưa thoảng thoảng mùi,

Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.

Thanh hương một khóm vang vang rộng, Ưu bát nghìn xuân rỡ rỡ tươi.

Gió đức hiu hiu nhuần mọi đỉnh, Doành nhâm cồn cồn khắp đôi nơi. Thấy thiền tăng những vân vân hỏi, Cảnh với thu chầy hây hẩy vui.

Phạm Thái còn sử dụng khá nhiều hư tự nôm na như lời nói thường ngày mà không nặng nề, thô ráp lại nhấn mạnh được các phương diện của sự vật hiện tượng lẫn thái độ

thì, đã...lại, một ...là một..., ấy mới, mới gọi là, thôi...lại, vả lại, vả (vả lại)...với, nếu mà, nhưng thì, nhưng mà, Dễ mà, để ...cho, kết cấu kiểu A thì A..như:Đã bên tình phận lại bề phong lưu, Hào hoa ấy gái trai, “Đã hay thi hoạ lại tinh cầm kỳ”,“Thôi nghĩ ngợi lại toan lường”, “Vảlời Hồng với thơ chàng dễ nghe”, “Ắt say sưa đạo lại buồn bồng duyên”, “Xót tài vả lại có lòng trọng nho”, “Nhưng thì lại dễ đem trời lại ru”,“Anh hùng ấy mới anh hùng”, “Chùa Phật Tích mới gọi là, Một

chiều là một não nùng”, “Xe thì xe chớ nới tơ ra”, “Nếu mà người thú thị thành”, “

Nhưng mà đâu dễ hỏi nên được nào”, “Miễn là yên phận thanh nhàn, “Ấy là Lưu tử

hay là Từ lang? “Tu hành đấy có sư cô, Dễđem nghìn tiếng mua tiếng cười”, “Để

đeo phận bạc cho già hồng nhan” ... (Sơ kính tân trang), Nếu đã tình duyên dun dủi phận”, Thì xin ân ái vẹn đôi đường” (Gửi cô Trương Quỳnh Như), hoặc Nhưng thì

tình ít ai ghen ghét, Chỉn sót bình sinh khéo lỡ chừng! ” (Diễn thơ Trương Tứ Lang I). Trong Văn tế Trương Quỳnh Như như hư từ cũng được dùng rất đắc:“... Cho đến nỗi

xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm. Lại có điều đau đớn thế! Nhà huyên ví có năm có bảy riêng nàng đeo phận bạc thì lửa nguội, nước vơi còn có lẽ! Thương hại

thay...

Phạm Thái đã sử dụng thành công từ “thay”, “thay là” hay cụm từ “khéo là”

thường sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày và trong ca dao để bộc lộ cảm xúc thái độ: “Ngán thay con tạo khéo là trêu duyên”, “Minh đường chung tú thay là,

“Đôi lứa ghê thay! Ngọc lẫn than!”, “Ngán ngẩm thay phận hồng quần” (Sơ kính tân trang) hay: “May thay một hội tương kỳ” (Gởi Trương Quỳnh Như). Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã thành công với việc sử dụng từ “khéo là”, từ “thay” trong việc bày tọ thái độ trước cuộc đời và số mệnh: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

hay “Thương thay cũng một kiếp người”...

Phạm Thái đã đưa vào thơ mình nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày (khẩu ngữ) trong

đó có một số lời nói tục, một số tiếng địa phương…nhưng không gây khó khăn cho người đọc mà đó là tài năng khéo léo sắp xếp chúng vào những mối tương quan thích hợp trong từng văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể: “Dám mời ông lớn trong”, “Gửi thôi ông dạy làm vầy, Mần răng tính đó cho tròn mới xong”, “Đù oả sấu đá Đồng Nai

ngầy ngà, Gớm gan đô đốc có là chi mô, “Trẻ đâu phá cửa bay vô (Sơ kính tân trang) hay Đù oả trần gian sống mãi chi” (Tự thuật II). Sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độđánh giá, sự

đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. Tức giận trước việc ông tơ bà nguyệt xe duyên dở dang, chàng gọi họ bằng ngôn ngữ bình dân suồng sã mụ mối thày lay”, “trăng già” (Sơ kính tân trang).

Trong lúc truyện Nôm bác học,“nhân vật nào cũng có thể sử dụng ngôn ngữ quý tộc mà họ còn có thể dùng nó ở mọi chỗ, mọi nơi, với mọi đối tượng” [89; tr. 57 - 58].

Để nhân vật dùng quá nhiều khẩu ngữ hay văng tục, tác giả phải “có ý đồvà cân nhắc. Nhạn đồng và Mỵ Oanh (Sơ kính tân trang) đã dùng một lớp từ thông tục để bày tỏ thái độ của mình. Mỵ Oanh chê giới tu hành bằng những từ “thấp ụp”, đen sì”,

phềnh”, da rau”... Nhạn đồng cũng dùng lên án giới đạo sĩ bằng ngôn ngữ bình dân như “chó chạy”, cua bò”. đen như tro”, biết mấy”, biết bao”, nói phét”...Như

vậy, với Phạm Thái, khẩu ngữ thông tục giàu tính hiện thực được dùng để phê phán những cái nhếch nhác, xấu xa trong cuộc sống.

Đặc điểm của lớp từ thông tục thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên thường miêu tả

cụ thể, giàu hình ảnh, có sắc thái biểu cảm rõ nét, in đậm dấu ấn chủ quan của cá nhân người nói. Lớp từ vựng này một khi đưa vào ngôn ngữ nhân vật đúng chỗ làm cho ngôn ngữ nhân vật đầy góc cạnh, sống động, mang hơi thở nồng nàn của phong vịđời thường, “quảng trường”,chợ búa”… dùng để biểu lộ sự phản ứng, lên án, phê phán gay gắt. Phạm Thái không sử dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian nhưng ông dùng nhiều câu chữ, kết cấu, tiếng chửi rất đời, rất thông tục mà không quê mùa, thô kệch, tự

nhiên chủ nghĩa. Thành công hơn cả có thể kể đến là ngôn ngữ của viên đô đốc trong

Sơ kính tân trang khi cầu hôn Quỳnh Thư bị chối từ. Qua câu chửi thô tục, nhại lại phương ngữ miền Trung của tên đô đốc, ta thấy rõ tính chất hăm dọa của một kẻ

cường quyền, tàn bạo, hợm hĩnh và vô học. Nguyễn Du đã thành công lớn khi dùng khẩu ngữ thông tục bình dân để lột trần” bản chất nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến...Khi cọ xát với hiện thực cuộc sống, nhất là khi thể hiện những gồ ghề, những góc tối của nó, ngôn ngữước lệ giàu tính cách điệu, hào hoa, công thức hoặc là đành bất lực hoặc là không đủ khả năng biểu đạt một cách thấu

đáo, nhất là thể hiện một cách chính xác, tinh vi sắc thái tình cảm ở mọi phương diện, góc độ. Đó chính là lúc ngôn ngữ bình dân “lên ngôi” phát huy toàn bộ sức mạnh mà nó vốn có.

Trong văn học trung đại, ngôn ngữđời thường cũng như tiếng chửi rất ít khi được

văn học trung đại, khi xu hướng dân chủ hóa đã hoàn toàn đủ mạnh để đưa ngôn ngữ

thông tục vào phạm trù thẩm mĩ. Và tiếng chửi chỉ thường xuất hiện trong hoàn cảnh

đặc biệt, ở những tác giả đặc biệt tài năng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái.

“Ngôn từ nghệ thuật bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách ngôn từ của tác giả” [171, tr. 86 – 87]. Đặc điểm này cho thấy năng lực thể hiện nghệ thuật, năng lực tìm tòi sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Những tài năng lớn thường không có sự trùng lặp trong cách biểu đạt, trong cách thể hiện. Ở họ

luôn là sự tìm kiếm, sáng tạo, cách tân. Nhấn mạnh đặc điểm này để thấy rõ sự đóng góp của mỗi nhà văn nhà thơ trong sự vận động lịch sử của từ ngữ nghệ thuật. Nhìn chung, về mặt từ ngữ, thơ văn Phạm Thái “đã để lại những bài học quý cho các tác giả truyện thơ về sau trong đó có Nguyễn Du” [186, tr. 164].

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)