Con người ngang tàng, cuồng phóng

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 48 - 54)

Con người ngang tàng, cuồng phóng là con người không chịu khuất phục ai; không tự kiềm giữđược trong hành động, nói năng do lí trí không chế ngựđược tình cảm quá

mạnh, con người không chịu khép mình vào khuôn phép, con người tỏ ra tự đắc, coi thường mọi người, bằng những thái độ, cử chỉ gây cảm giác khó chịu [122, tr. 235 - 774].Chính vì vậy,con người ngang tàng, cuồng phóng là những con người có ý thức về cái tôi, ý thức về cá nhân rất rõ.

Trong bất cứ mối quan hệ nào, con người sống trong xã hội phong kiến cũng không

được phép “thất lễ” bởi vì xã hội ấy đã có thuyết “chính danh”, có “trật tự” của mối quan hệ “ngũ luân”, “tam cương ngũ thường” ràng buộc. Nếu ai sống đúng với những

điều đã nói trên thì đó là con người “khắc kỷ phục lễ”- con người cộng đồng. Xã hội phong kiến không thể chấp nhận tư tưởng, hành động “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” (Truyện Kiều) có nguy cơ làm đảo lộn “trật tự” xã hội phong kiến ấy. Con người ngang tàng, cuồng phóng là con người cá nhân bất mãn, phản kháng lại với “phận”, “mệnh”, với những gì con người cộng đồng ngưỡng vọng, sùng bái... Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Phạm Thái và con người trong thơ văn ông có nét ngang tàng, cuồng phóng rất độc đáo.

Con người sống trong xã hội phong kiến là con người sống tin tưởng và chịu sự

“sai khiến” (mệnh, ý) của Trời và những đấng có quyền lực khác (ông tơ, bà nguyệt,…) mà không được oán trách họ, chỉ có thể tự trách mình, kiểu “Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương” (Truyện Kiều). Nhưng trong thơ Phạm Thái có hình ảnh những con người chẳng biết khuất phục ai, kể cả ông trời: “Thù gì con tạo tiếc xuân riêng mình?” (Sơ kính tân trang). Ông tơ, bà nguyệt là người dùng chỉ hồng se duyên cho đôi lứa nhưng đó là cách tác hợp áp đặt không hề dựa trên cơ sở tự nguyện: “Trách ông nguyệt đang tay trêu cởi”, “Dọa cơ hội ấy, cướp duyên nghĩa này” (Văn triệu linh). Trong Sơ kính tân trang, Phạm Kim có thái độ bất kính khi gọi bà nguyệt là

“ả”, “mụ” lắm lời: “Gớm ghê cho mụ mối thày lay”. Phạm Kim ghê tởm và căm tức:

“Căm gan một ả trăng già”. Nguyễn Du cũng có thái độ như thế: “Trăng già độc địa làm sao” (Truyện Kiều). Mối tình của Phạm Thái và Quỳnh Như là mối tình của trai – gái ngoài vòng cương tỏa nhưng Phạm Thái xem đó “cũng là một chút cương thường!”. Rõ ràng, Phạm Thái đã “ngang tàng” đoạt luôn quyền “se mối” của “ông tơ

bà nguyệt”!

Trong Văn tế Trương Quỳnh Như, Phạm Thái oán cả trời lẫn ông tơ bà nguyệt:

“Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suồng sã…”. Ông trời đôi khi cũng chỉ là tay phá bĩnh và làm việc thiếu trách nhiệm: “Bởi con Tạo có tơ gây lắm mối, Vậy thợ trời

không thắm nhuộm nên ngù” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Phạm Thái oán trách ông trời hay ghen ghét mà gây nên cảnh lỡ làng (Diễn thơ Trương Tứ Lang I - Phạm Thái).

Khi nghe Nguyễn Huy Lượng viết bài Tụng Tây Hồ phú để tán tụng Tây Sơn, Phạm Thái liền viết bài Chiến tụng Tây Hồ phú để “dè bỉu” triều đại Tây Sơn. Với hành động này, Phạm Thái đã gan dạ “vuốt râu cọp”. Nguyễn Du cũng giống như

Phạm Thái nhưng sau một lần có mưu đồ chống Tây Sơn thất bại. Bị bắt giam rồi được thả ra, Nguyễn Du “làm ngọn cỏ bồng” lăn lóc gần như mai danh ẩn tích. Phạm Thái vẫn còn đủ can đảm để tiếp tục phản kháng trước bàn dân thiên hạ. Đó là một sự liều lĩnh và ngang tàng!

Trong Chiến tụng Tây Hồ phú, Phạm Thái bị truy nã khắp nơi không hề che giấu tư

tưởng “phản động” mà đôi khi còn công kích gay gắt bằng những câu chữ không hề úp mở: “…Kẻ ám người gian, gớm thay quân tướng, ngẫm minh lương nào phải đạo trung phu” hay: “… thù khấu tặc chí còn chưa thỏa” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Phạm Thái đã “gan góc” chống lại một triều đình, dẫu đến thời điểm này (năm 1801) sức mạnh của triều đình Nguyễn Quang Toản không còn như thời vua Quang Trung nhưng với những lời lẽ “phản nghịch” như gọi cả triều đình mới là “khấu tặc”, “ngụy tặc” và nêu rõ chí hướng của mình “nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ” (Chiến tụng Tây Hồ phú) là một điều hết sức nguy hiểm. Phạm Thái xem triều đình Tây Sơn là “quỷ dạ xoa”, là “thần hạn bạt” (Chiến tụng Tây Hồ phú), là thứ“ôn dịch” cần xua đuổi: “Ở đâu về đấy, kẻ Bắc người Nam; chẳng cứ lệnh ru, hình theo phép trọng!” (Bài văn khao thần ôn dịch).

Sự ngang tàng của Phạm Thái thể hiện rất rõ trong việc dám chê bai dè bỉu vương triều mà nhiều người ca tụng, nể nang (triều Mãn Thanh công nhận). Quân đội Tây Sơn là quân đội hùng mạnh với chủ soái Nguyễn Huệ và các dũng tướng Vũ Văn Nhậm, Vũ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân... Võ công của quân đội Tây Sơn vào loại bậc nhất lịch sử trung đại Việt Nam, quân đội Tây Sơn không những quét sạch chếđộ mục ruỗng vua Lê chúa Trịnh và nhà Nguyễn, đánh tan hai mươi chín vạn quân Mãn Thanh, hai ngàn quân Xiêm La xâm lược. Vậy mà cái quân đội anh hùng ấy cũng bị Phạm Thái chê khinh: “Vũ bộ xem ra khổ man di, thằng trọc tới, đứa hè vào, chiến trận ấy cũng cờ giong trống giục;…” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Về văn chương, triều Tây Sơn có những cây bút uyên bác như Ngô Thì Nhậm (tiếng tăm cả triều Mãn Thanh Trung Quốc biết đến), Phan Huy Ích (Quang Trung trọng như Ngô Thì Nhậm),

Nguyễn Thiếp (Quang Trung xem như thầy)…nhưng cũng không tránh khỏi sự “mỉa mai” của Phạm Thái: “Văn chương gẫm chẳng soi hiền thánh, kẻ đặt đi, người chữa lại, thơ ngây chi mà cửa chật sân xô” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Nguyễn Lộc thấy rõ thái độ ngang tàng, phản động của Phạm Thái khi nhận xét: “Bài Chiến tụng Tây Hồ phú (…) xuyên tạc trắng trợn những thành quả của triều Tây Sơn” [73; tr. 118].

Chế độ phong kiến là chế độ phải tuyệt đối phục tùng về chính trị. Phạm Thái tỏa bóng trong văn học thành người anh hùng thời loạn Phạm Kim. Xã hội xảy ra loạn lạc, Phạm Kim đã nặng gánh cần vương với chí khí anh hùng ngất trời: “Bốn phương hồ thỉ dậy vang, Nhảy từng đào lãng bắc thang vân cù” (Sơ kính tân trang). Đó là khuynh hướng “tự mình làm nên đời mình”, một lời tuyên chiến với số mệnh. Nó giống như

con người Cao Bá Quát sau này nóng hổi một ý nguyện thay đổi số mệnh: “…bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ;…, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số.” (Tài tử đa cùng phú).

Cái ngang tàng của con người trong thơ văn Phạm Thái còn thể hiện ở việc tựđề

cao mình theo kiểu “ngông”. Phạm Thái cần vương thất bại nhưng ông coi như mình nằm ngoài cuộc đua chen, thà: “…ngáy phi pho”, “chén thơm tho”, “nằm khểnh tót”, “phơi bụng trí” “Giương mắt thần mà ngắm thế trai cò” (Chiến tụng Tây Hồ phú).

thế của Phạm Thái là tư thế của kẻ phong lưu, nhàn hạ, vượt lên trên thói danh lợi tầm thường tranh đua của bọn “tiểu nhân”. Dáng vẻ của Phạm Thái ngang tàng, trịch thượng như không thèm nhìn vào cái gì không đáng, kiểu như Hồ Xuân Hương nhìn vào đền Sầm Nghi Đống: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo” (Đề đền Sầm Nghi Đống). Phần lớn cảnh trong Chiến tụng Tây Hồ phúđược nhìn với “con mắt lệch” như

thế nên cảnh đâu đâu cũng “lằng nhằng”, “láo nháo”, “lõm bõm”, “lờ mờ”, “mờ mờ”, “xao xác”, “lù sù”, “thập thò”… Lúc này, Phạm Thái đang nhìn nó qua lăng kính chủ quan, nhìn bằng tâm tưởng thì nó mới như thế. Nhưng thực sự Phạm Thái có vui vẻ, có thoát ra khỏi xã hội “mấy nhịp tranh đua” để mà nhàn nhã, phong lưu? Phạm Thái chỉ thoát khỏi cái xã hội ấy bằng cách nói ngông giàu tưởng tượng và đầy

ảo vọng… của tài tử.

Người tài tử là kẻ lấy ngông làm tài. Ngông là hình thức đặc thù của cá tính trong văn hóa quần luân. Có nhà văn nào có cá tính mà không ngông? Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… Mỗi người ngông một vẻ nhưng đều có cái chung là vượt lên, đi ngược lại

thói thường một cách lộ liễu. Nhà phê bình văn học Phương Lựu đã có cái nhìn xác

đáng về cái ngông của con người Việt Nam chúng ta: “Cái ngông Việt Nam nặng về để chơi, để ngạo, để tự biểu hiện.(…). Cái ngông của cá tính Việt Nam thường hướng tới sự khinh mạn mà ít làm ra cái mới” [76, tr. 216].

Sức mạnh của thế lực phong kiến không làm người tài tử kiêng nể nữa. Khi không

được đối xử như họ muốn thì họ chửi inh lên. Phạm Thái nói: “Đù ỏa trần gian sống mãi chi?”. Hồ Xuân Hương quát: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Nguyễn Công Trứđay nghiến: “Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi!”. Họ không ngại nói năng thô tục[95, tr. 65]. Văng tục cũng là một cách phản kháng và hạ bệ: “Nói tục là để thoát li một sự bực bội, để đối phó với trường hợp bất bình”, “để vượt khỏi hoàn cảnh.” [54, tr. 39].

Một trong những biểu hiện của con người ngang tàng, ngông nghênh là con người ý thức mình có tài, rồi tỏ ra kiêu ngạo, khinh bạc… Vì “coi trời bằng vung” mà những “kiêu hùng” như Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm sớm bị tiêu diệt. Họ vẫn biết:

“Càng kêu lắm càng tan xác lắm” (Cái pháo - Nguyễn Hữu Chỉnh) nhưng khẳng định tài lúc này đã trở thành ý thức khẳng định con người cá nhân họ. Đôi khi ý thức ấy còn lớn hơn cả các nhu cầu khác như sắc dục, tiền tài, địa vị, gia đình, tính mạng… Vì cho rằng mình có tài xuất chúng nên ngông nghênh coi người khác không ra gì. Ở Sơ kính tân trang, Nhạn đồng có con mắt nhìn khinh thị với việc đề thơ lên chùa của các công tử. Đề thơ lên các danh thắng thật ra là một nét sinh hoạt rất bình thường của các thi nhân nhằm mục đích chính là ca ngợi cảnh đẹp, bên cạnh đó là khoe tài. Không phải ai cũng bất tài làm vách chùa “đen nhẻm” vô ích. Chúa Trịnh đã có con mắt xanh khi “lưu bút” ở Động Hương Tích (Chùa Hương). Đặt mấy dòng thơ khen chê vào miệng của một người rất ít có khả năng thẩm định văn học, Phạm Thái muốn tỏ rõ giọng điệu ngang tàng của một người có cái nhìn khinh bạc: “Xem khi thơ rượu, nực cười, Thơ ngơ ngẩn lạ, rượu lời lẫm thay!” (Sơ kính tân trang). Hồ Xuân Hương cũng giống như

Phạm Thái đã khinh lũ học trò “dốt” là “lũ ngẩn ngơ”, là “phường lòi tói” làm bẩn vách chùa! Phạm Thái đã rất có chủ ý trong việc dùng thủ pháp “những con sóng điệp

điệp”. Cái nhìn khinh thị những kẻ “dốt nát”, “bất tài” không chỉ ở Nhạn đồng mà còn

ở Thụy Châu, ở Phạm Thái. Khi Nhạn đồng và Mỵ Oanh đối đáp công kích Phật, Đạo, Thụy Châu (đang giả làm đạo sĩ) đã khen Nhạn đồng nhưng thật ra là nhận xét về

người đương thời: “Ít người tuấn duật, lắm đoàn u mê” (Sơ kính tân trang). Đó là cái nhìn đầy chủ quan và ngang tàng. Phạm Thái trong Chiến tụng Tây Hồ phú đã khinh

thị thứ văn chương của nhà Tây Sơn, của Nguyễn Huy Lượng không một chút dè dặt:

“…Văn chương ấy chớ khoe cùng tớ nữa…” bởi đó là thứ “Thơ dong chó chạy…”

(Chiến tụng Tây Hồ phú). Trong trường hợp này, “tiếng cười đả kích quả là tiếng cười ngang nhiên thách thức, không biết kiêng nể gì” [54, tr. 94]. Phạm Thái cho mình là “cao sĩ”: “Kẻ cao sĩ ít nhiều nơi trực bút…” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Phạm Thái biết mình có tài và không ít lần than thở cho cái tài của mình: “Tiếc thay những bậc tài hoa,Phải đem châu báu mà pha cát lầm”. Quả thật, “Xưa nay, những người tài năng thường có thói quen đặt mình vào trường hợp “con công lạc trong đàn gà”, rồi ngông nghênh tự đắc ngạo mạn khinh khi các người đồng thời” [162, tr. 166]. Con người đã ý thức về giá trị cá nhân của mình chứ không phải giá trị của gia đình, dòng họ chung chung như con người cộng đồng trong xã hội phong kiến. Đây có thể xem là phát ngôn chung của con người nhà nho “bất đắc chí như Phạm Thái, Nguyễn Du, Cao Bá Quát.

Con người trong thơ văn Phạm Thái, có những lúc sống đã không sợ trời, sợ

vua, không sợ cả Diêm Vương – những người có quyền năng tối thượng với bao hình phạt rùng rợn, thảm khốc. Thế nhưng, chàng nghiện rượu trong thơ văn Phạm Thái lại ngang tàng ở lối đối đáp “cụt ngẳn”, không đầu không đũa trước Diêm Vương và không che giấu, sợ hãi trước sự bê tha của mình (Các bài thơ yết hậu). Diêm Vương có vẻ cũng bất lực trước tên ma men mà rượu gần như đã là sở thích duy nhất, là mục

đích của cuộc đời anh ta. Trong chùa là nơi cấm uống rượu cũng không ngăn được (Đề chùa Tiêu Sơn). Ở những nơi đầy quyền lực, nghiêm trang như trước công đường nơi cõi âm, chúng cũng không chừa! Ngang tàng, cuồng phóng đến thế là cùng!

Con người trong thơ Phạm Thái thường có cá tính được đẩy đến tận cùng thành ra như “ngông ngạo”, cực đoan. Một khi đã trung hiếu thì trung hiếu đến thành “ngu xuẩn”, “ngu trung”. Nhận xét về tư tưởng Phạm Thái, Lại Ngọc Cang viết: “Khăng khăng bám lấy tư tưởng “trung quân” rất lỗi thời, Phạm Thái và bọn người “ngu trung” như ông không sao hiểu nổi xu thế tiến bộ của thời đại” [5, tr. 29]. Uống rượu thì uống cho “thân tàn ma dại”… Như vậy, con người ngang tàng, cuồng phóng là những con người thái quá, đi ngược với con người truyền thống để nhằm thể hiện một cá tính mãnh liệt, một cá tính trái với lẽ thường bằng sự ngông nghênh, kiêu bạc… Trong thơ văn Phạm Thái đó cũng chính là con người thất bại, bất lực và tuyệt vọng ẩn

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)