Hình ảnh xã hội thời tao loạn

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 25 - 27)

Đối với Phạm Thái năm xã hội xảy ra thời tao loạn là năm “mã đầu” tức năm Bính Ngọ (1786): “Mã đầu xẩy động can qua” (Sơ kính tân trang). Năm ấy là năm Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ nhất, diệt họ Trịnh nhưng Nguyễn Huệ vẫn còn để ngai vàng cho họ Lê. Phạm Thái coi năm ấy là năm tan vỡ của chính quyền Lê - Trịnh. Nhận xét ấy đúng với thực tế, dù đến năm sau, năm Đinh Mùi (1787), Lê Chiêu Thống mới bỏ Thăng Long khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai. Trong tác phẩm Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu, Phạm Thái bổ sung thêm bối cảnh của thời loạn lạc đó chính là lúc:

“Đại Thanh xảy tiếp binh vào…”.

Chiến tranh thường gắn liền với:“Cơn binh lửa …” (Chiến tụng Tây Hồ phú), với sự “dời đổi”, xáo trộn: “Làm ra bãi bể nương dâu khéo là” (Sơ kính tân trang).

Nguyễn Án có tập Tang thương ngẫu lụcđể ghi chép lại những sự việc trong buổi biến thiên. Tất cả không thểở trật tự sinh hoạt bình thường mà là “Đổi dời…” (Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu)hay “Biến dời…” (Sơ kính tân trang). Đó có thể là sự thay đổi kẻ

cầm quyền thống trị đất nước: “Người đến buổi quan hà về kẻ khác….” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Thời tao loạn còn được Phạm Thái xem là “vận truân chuyên” (Sơ kính tân trang), buổi “loạn ly” (Tự thuật II). Đó là một cuộc “loạn thế”: “Người loạn thế

biết bao nhiêu cơ cận…” (Chiến tụng Tây Hồ phú).

Thời loạn lạc đã gây nên những sự mất mát, chia lìa. Phạm Kim phải xa quê hương, xa gia đình. Hai gia đình Trương công, Phạm công phải ly tán. Phạm Kim từ

một chàng công tử con nhà “danh gia vọng tộc” nay trở thành con người đầy mặc cảm:

tác, điêu linh, khốn đốn, chết chóc còn bao trùm lên tất cả các giai tầng trong xã hội từ

người quá trọng tiền tài đến nỗi để luỵ cho thân mình đến người vì danh hão lợi nhỏ

cũng “đem phách lạnh để hoa sầu nguyệt ủ.” hay có kẻ gặp khi đói to vì cơ hàn mà xa nhau (Bài văn khao thần ôn dịch) mà nhiều nhất là người làm nghề thủ công và nông dân điêu đứng trước thuế khóa và sự bóc lột: “…người bách nghệ đến đâu đều khổ não;…, kẻ tam nông mong chẳng được tô nhu.”. (Chiến tụng Tây hồ phú)

Thời tao loạn trong thơ Phạm Thái được nhìn trong tương quan giữa cuộc sống thời hiện tại và quá khứ, giữa xã hội cũ và xã hội mới. Xã hội mới trong Chiến tụng Tây Hồ phú, tất cả đều xáo trộn đến: “…Tan tành phong cảnh, Nát bét qui mô!”. Đó là cái nhìn tổng thể. Bao nhiêu nét huyền bí nơi chùa, quán bây giờ chỉ còn là trần tục sống sượng: “Lưới Mục lang âu nát mất cả diềng…; Gươm Trấn Võ chỉ còn trơ những sống,… ”.Bao nhiêu cảnh đẹp nên thơ của “Đường ngoạn thưởng”, “Cung du quan”

bây giờ chỉ còn là dấu tích “lờ mờ”, “mù mịt”. Cảnh vật chỉ còn lại sự hoang phế, tan thương của “quán nát”, “ghềnh nhô”. Đến ngay cả những cái tưởng như linh thiêng, bất biến cũng tiêu tan cả: “Toà thạch tháp đã tan bình xá lị; Đống thổ đôi đà nát dấu linh phù”. Tất cả từ phong tục, tập quán đến đạo đức của xã hội đương thời đều có sự

biến thiên đi xuống so với thời vua Lê chúa Trịnh: “Đồ ăn, thức mặc, ngán nỗi phố phường, xem phong vị khó như đời đại hữu;…” hay: “Nhạc tiêu thiều còn lõm bõm…; Sắc chương phủ hãy lờ mờ…”. Ai là người gây nên sự biến dời như vậy? Đó là bọn “Quỷ dạ xoa”, “Thần hạn bạt” tức ám chỉ nhà Tây Sơn đã làm cho nhân dân khổ.

Đứng trước tình cảnh thời thế thay đổi như vậy, người có tâm “Nghĩ thời cơ thêm cám cảnh thay…; Ngẫm thế sự mới càng ngao ngán nhẽ…” “Khóc khí vận tối căm…; Kêu cơ hoang…” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Vận nước đã xuống, xã hội đảo

điên, kẻ tiểu nhân đầy dẫy, số khác chen chân vào cuộc sống truỵ lạc: “…hoa kết võng”, “…kỹ nữ bẻ bai hình đến phố”,“rượu nồng hương mới chín”, “lũ tuý ông tất tưởi…” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Thời loạn lạc gắn liền với trách nhiệm của người trai phải: “Đem trung hiếu trả thù non sông” (Sơ kính tân trang). Kẻ trượng phu phải

“… quyết gan này đem lại đứng giữa thiên khu” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Phạm Thái nhiều lần đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của đấng tu mi nam tử khi non sông chìm trong lửa loạn “nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đô” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Trong thơ văn Phạm Thái có tâm sự chua chát của một người chiến bại đi về nẻo cũđể

Thanh Quan), cảnh sinh hoạt vui tươi ngày nào “thưởng nghiên trà cho cá lội hạc bay” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Nhưng con người không thể chỉ sống bằng một thời vang bóng mà phải đối diện với thực tại. Bàng hoàng trở lại cảnh tình trước mắt, con người chiến bại chỉ còn biết than: “ Nông nỗi ấy kể càng thêm thảm nhỉ.”, còn biết tự

an ủi mình“Dầu Tiên cũng khó lòng gây hoá” còn tự huyễn hoặc sự chiến bại của mình là do “ý trời”:“Nào hay trời hẹp Nam thiên” (Văn bia một Thanh Xuyên hầu). Tiếng lòng của Phạm Thái có sự đồng điệu rất lớn với tiếng lòng của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án…Tiếng nói của họ là tiếng nói hoang mang, uỷ mị của những phần tử nho sĩ thất thế. Đây là lớp người ngậm ngùi ngơ ngác trước những biến chuyển mạnh mẽ khốc liệt vừa qua. Họ

quay lưng lại thực tại trở về tìm sự an ủi trong những cái đang suy tàn, rơi rụng, có vẻ

luyến tiếc những cái gì đã qua. Nhưng thông qua cái suy tàn thất thế của từng cá nhân, thông qua sự than vãn của họ, ta thấy cả cái suy tàn thất thế của một lớp người. Đây không phải là tiếng khóc cho mình, khóc cho dòng họ Lê mà khóc cho vận mệnh của cả giai cấp. Cuộc đời ngắn ngủi của Phạm Thái đã chứng kiến một giai đoạn lịch sử

chưa từng có trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta: “Năm sáu đời vua khéo chóng ghê” (Tự thuật II). Thơ văn Phạm Thái đã thể hiện được một xã hội đầy biến động, trong đó có đề cập được nỗi khổ của con người trong chiến tranh loạn lạc. Tuy thế, Phạm Thái chưa lý giải đúng đắn nguồn gốc của nỗi khổđó do lập trường tư tưởng của tác giả còn hạn chế.

Xã hội loạn ly trong thơ Phạm Thái không phải là những cuộc loạn ly thường xảy ra trong quá trình hưng vong của triều đại, cũng không phải chỉ là số phận của năm sáu cái ngai vàng. Đây là cả một khủng hoảng kịch liệt nhưng chưa có lối thoát của một chếđộ xã hội, trong đó vận mạng của tất cả các tầng lớp đều phải trải qua một cơn thử

lửa ghê gớm, trong đó có cả tiếng gươm đao của chiến trận, tiếng reo hò của quần chúng nổi dậy, có cả xương máu của những anh hùng và nước mắt của những tâm hồn

đau đớn hãi hùng trước:“Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc” (Cung oán ngâm) hay “Vẻ chi tèo teo cảnh, Thế mà cũng tang thương” (Cảnh trong vườn – Nguyễn Gia Thiều).

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 25 - 27)