Hình ảnh quan lại đương thời

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 27 - 32)

Nếu căn cứ vào thái độ của Phạm Thái với quan lại thì trong thơ văn ông, quan lại có thể được chia làm hai loại: loại thứ nhất là những ông quan mà Phạm Thái có cái

nhìn đầy thiện cảm và ngưỡng vọng và loại thứ hai là những ông quan mà Phạm Thái có cái nhìn đầy ác cảm và khinh thị.

Những ông quan “loại thứ nhất” trong thơ văn Phạm Thái có thể kể đến đó là hai cha con Kiến Xuyên hầu Trương Đăng Quỹ và Thanh xuyên hầu Trương Đăng Thụ

trong các tác phẩm Họa thơ mừng tiệc sinh nhật Thanh Xuyên hầu, Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu, Văn triệu linh. Kiến Xuyên hầu Trương Đăng Quỹ là “dân chi phụ mẫu” nhân hậu, mang đến yên vui no ấm cho dân. Ông có tài kinh bang tế thế và là “cột rường trung trinh” của triều đình. Vì ông ăn ở nhân hậu cảm đến lòng trời nên trời cho ông sinh được người con từ nhỏđã nổi danh “kỳđồng” (Văn bia mộ Thanh xuyên hầu) và có tài năng xuất chúng: “Nghề thơ, phép chữ tinh thông, Ngang làn Nguyên Bạch, sánh đồng Chung Vương.” (Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu).

Khi đất nước loạn ly, Thanh Xuyên hầu đã ý thức rất rõ vai trò, bổn phận của mình là “trị bình”: “Ra tay nặng gánh cần vương, Cắm dòng quyết chí, chống tường tỏ danh” (Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu). Thanh Xuyên hầu một lòng trung hiếu với vua, với dân với nước: “Bóng theo dân nghĩa, tiếng ràn người trung”. Khi quân Thanh vào nước ta, Thanh Xuyên hầu: “Quyết lòng tùy giá tỏ mình hiếu trung” (Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu). Sau khi thất bại ở Thăng Long, Lê Chiêu Thống bỏ trốn sang huyện Phượng Nhỡn (Bắc Ninh) rồi trốn sang Trung Quốc. Trương Đăng Thụ định bỏ

tất cảđể đi tìm thú tiêu dao cùng non nước. Nhưng Trương Đăng Thụ sợ ông bỏđi thì cha ông bị Tây Sơn “đòi”. Là đứa con sống có nhân ông phải ra làm quan với “kẻ thù” (Tây Sơn) chứ: “Đám danh lợi ấy xem làm phù vân” (Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu).

Trương Đăng Thụ làm chức quan Trấn thủ Lạng Sơn là chưa xứng đáng với tài của ông nhưng ông vẫn giữ tròn nhân, nghĩa và được quan dân tin yêu: “Dân trông đức cả quan yêu chính lành.” (Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu). Nhưng Trương Đăng Thụđã bị

bọn tiểu nhân “ghét tài”“phi sàm”,“dệt thêu”, bị “trời hạn anh hào” nên ông đã

“Xe tiên một phút sa cơ”. Có thể nói Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu như khúc trường ca bi tráng về cuộc đời ông quan Trương Đăng Thụ.

Những ông quan “loại thứ nhất”, nhưđã đề cập ở trên, ta còn gặp trong Sơ kính tân trang với nhân vật Phạm công và Trương công: “ Phạm vây hổ trướng, Trương giồi Lân kinh”. Cả hai ông đều là những người rất tài giỏi. Trương công lẫn Phạm công

đều làm quan to và ra sức “định loạn”, “yên bang”, làm cho nhân dân ở nơi trị nhậm của hai ông được no ấm. Nhưng đặc biệt là cả hai ông đều có: “Một niềm ái quốc trung

quân chẳng dời”. Nhưng rồi “giặc giã” nổi lên, Phạm công, Trương công ra cùng nặng gánh cần vương. Nhưng thời thế không ủng hộ nên hai quan đã thất bại trong ngậm ngùi: “Lòng trời đã thế, dễ người cho xong”, “Nhưng thì người dễ đem trời lại ru?”.

Trương công là một người trọng tài, nghe Phạm Kim giới thiệu gia cảnh ông cho chàng ở lại ở lầu trang: “Cơm xẻ với, áo nhường cho, Đạo cao, phép nhiệm nhỏ to dạy truyền”.

Những ông quan “loại thứ hai” trong thơ văn Phạm Thái, ta có thể bắt gặp trong kính tân trang và trong Chiến tụng Tây Hồ phú. Trong Sơ kính tân trang, đó là tên đô

đốc chốn kinh kỳ. Trong Chiến tụng Tây Hồ phú“kẻ ám người gian”,“đứa nhâm nhân”, là những kẻ“bênh thằng nguỵ tặc”

Nếu như đối với những ông quan “loại thứ nhất”, Phạm Thái gần như ghi lại cả

cuộc đời của họ thì viên đô đốc chốn kinh kì trong Sơ kính tân trang chỉ được Phạm Thái đề cập trong khoảnh khắc ngắn nhất như “lát cắt” của cuộc đời hắn nhưng được Phạm Thái “nhìn” kỹ nhất về cách ăn mặc, phục sức, tư thế... Đó là lúc hắn đi “hỏi vợ”. Hắn phục sức rất sang trọng, diêm dúa trông đến lố lăng, kệch cỡm, tiêu xài hoang phí, sử dụng đồ dùng thượng hạng. Được tin nhà họ Trương có con gái đẹp, hắn xông thẳng đến nhà đòi lấy bằng được:“ Mần răng tính đó cho tròn mới xong!” ( kính tân trang). Bị khước từ, hắn dùng ngôn ngữ thô lỗ: “Đù ỏa sấu đá, Đồng Nai ngầy ngà!” Rồi to tiếng cật vấn: “Đây không đáng rể ông già? Gớm gan đô đốc có là chi mô?”. Tiếp đến, bất chấp tất cả, hắn lộ rõ chân tướng là một “côn đồ” quát tháo, xua quân động thủ: “Trẻ bay! Phá cửa bay vô, Nắm bắt ngó thử náu cô chừng nào!”

(Sơ kính tân trang). Hình ảnh này có khác chi bọn sai nha ập đến nhà Vương Ông (Truyện Kiều): “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”.

Trước khi đi, viên đô đốc chốn kinh thành còn không quên đoe dọa: “Chừng năm ba bữa ta sai chúng về”(Sơ kính tân trang). Sau đó, viên đô đốc này đã kéo quân đến bắt vợ: “Quan quân đã chật trong dinh ngoài đường”(Sơ kính tân trang).

Trong thực tế lịch sử vua bạc nhược, chúa ham mê tửu sắc đến mờ mắt như Trịnh Sâm, triều chính đã bị Đặng Thị Huệ thao túng thì những tên quan như thế không hiếm. Nguyễn Án trong Tang thương ngẫu lụcđã ghi lại được Quận mã Đặng Lân, em

Đặng Thị Huệ chuyên “làm nhiều điều càn rỡ”. Hắn thường nuôi trong nhà hàng trăm gia đồng, thường cho đội mũ, đeo gươm, ra ngoài chợ phốđi nhung nhăng, uống rượu say đánh người bị thương, quan kinh doãn cũng không kiềm chế nổi. Có người con gái

cự tuyệt hắn (khi hắn toan làm bậy) đã bị hắn cho khoét cả nhũ hoa. Sau đó giết chết cả quan nội giám là Sử Thọ hầu của chúa. Khi hắn bị đày, nhà chức sự phải sắm ghe thuyền ở bến sông Nhị hà, còn hắn thì đem theo nàng hầu vợ lẽ rất nhiều, tiếng đàn sáo véo von không dứt. Ra đến nơi quan địa phương phải làm nhà cho hắn ở.

Trong Chiến tụng Tây Hồ phú những ông quan “loại hai” được miêu tả theo kiểu “tập thể” nên cái “diện mạo” không được rõ nhưng đề cập được cả một diện rộng. Đó có thể là những tên quan không có một chí khí nam nhi tối thiểu. “Giặc giã” tràn lan nhưng chẳng thấy bóng chúng đâu vì chúng là một lũ vô dụng, đánh trận như múa rối nước: “…thằng trọc tới, đứa hè vào, chiến trận ấy cũng cờ giong trống giục. Đây là lúc Phạm Thái đang hằn học với các quan võ của Tây Sơn nhưng nó đúng với bọn quan võ bạc nhược khiếp vía trước “kiêu binh” của triều Lê - Trịnh (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái). Chúng còn là lũ “tiểu nhân” tranh giành đoạt lợi cho cá nhân: “Chiếc quốc bảo khách còn giang cánh kéo,…”,“…bênh nguỵ tặc bỏ quên thần đế thế”, bọn phản nghịch, gian xảo: “Kẻ ám, người gian, gớm thay quân tướng, ngẫm minh lương nào phải đạo trung phu”.

Nói tóm lại, những ông quan “loại thứ nhất” là những ông quan có nguồn gốc cao quý, dòng dõi trâm anh, văn võ toàn tài, hết lòng vì dân vì nước. Họ là những người tận trung, sẵn sàng chết vì nước vì nhà, không tham danh lợi, có lòng yêu thiên nhiên.

Đây là những ông quan kiểu mẫu mà bất cứ người dân nào trong xã hội phong kiến cũng mong đợi. Phạm Thái luôn dành cho họ những tình cảm đẹp nhất. Nếu xét về tính chân thực của sự phản ánh thì xã hội thời Phạm Thái sống có ít người được như vậy.

Đó là hình ảnh của những người được lấy từ nguyên mẫu mà Phạm Thái mến yêu như

cha ruột của mình, cha của người yêu, bạn.

Những ông quan “loại thứ hai” là những ông quan chỉ ức hiếp người khác, khom lưng uốn gối vì danh lợi. Có thể đó là lúc Phạm Thái nhìn quan lại của kẻ thù hoặc theo Phạm Thái đó là bọn quan lại bất trung, phản vua hại chúa đầy dẫy như Nguyễn Huy Lượng, Nguyễn Hữu Chỉnh... Vì xuất thân trong một gia đình thuộc bề tôi trung tính của vua Lê chúa Trịnh nên góc nhìn của Phạm Thái đối với quan lại Tây Sơn có phần lệch lạc, bôi đen. Chẳng hạn, các quan võ Tây Sơn “bách chiến bách thắng” đã bị

Phạm Thái “biến thành” những kẻ bất tài, phô trương. Tuy nhiên, Phạm Thái ít nhiều

đã nói được sự phân hoá của giới quan trường trong cơn đại loạn. Khi quốc biến mới biết tôi trung. Khái quát về thời thế, Cao Bá Quát cũng đã lên tiếng phê phán nhân

cách bỉ ổi đê tiện của bọn quan lại của xã hội đương thời: “Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi…, nghiêng mình đứng chực chốn hầu môn; …áo giới lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ”(Tài tử đa cùng phú – Cao Bá Quát).

Dù đứng trên lập trường chính trị bảo thủ nhưng thơ văn Phạm Thái đã góp phần

đáng kể trong cuộc triển lãm những bức tranh độc đáo về chốn quan trường đương thời và Phạm Thái đã cho ta một bài học tỉnh táo đó là “bất cứ xã hội nào cũng có những mặt trái của nó”. Trongvăn học dân gian giai đoạn này, “truyện cười phê phán bộ mặt đạo đức giả, kệch cỡm, sự tàn ác, hèn nhát và ngu xuẩn của bọn vua chúa, quan lại, địa chủ, phú hào,v.v…” [52, tr. 367]. Nguyễn Du cũng đã miêu tả lại cảnh vua quan Tây Sơn: “Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh đảo, Triệt dạ truy hoan bất tri bão. Tả phao hữu trịch tranh triền đầu, Nê thổ kim tiền thù thảo thảo” (Long Thành cầm giả ca). Qủa thực, theo Quỳnh Cư và ĐỗĐức Hùng trong “Các triều đại Việt Nam”, Nxb Thanh niên, 1999, từ sau năm 1787, “Nguyễn Nhạc tự mãn với giàu sang phú quý đạt được, không lo gì đến thời cuộc, chỉ lao vào con đường hưởng lạc” (trang 253). Cũng có những lúc quân đội Tây Sơn gây họa cho dân như vào năm 1782, khi đánh nhau với Nguyễn Ánh ở Ngã Bảy (nay thuộc Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh), “vì căm giận sự phản bội của Lý Tài và đội quân Hòa Nghĩa, Nguyễn Nhạc sai quân đánh vào khu Vườn Trầu, giết hại rất nhiều lính Hòa Nghĩa và cả thường dân người Hoa, đổ hết mọi thứ hàng hóa của họ ra đường” [166; tr.45]. Thực tế lịch sử ghi nhận mâu thuẫn nội bộ của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Cảnh tranh giành quyền bính còn xảy ra ngay trong triều Tây Sơn dưới thời vua Cảnh Thịnh (1782 – 1802) mọi việc triều chính do thái sư là Bùi Đắc Tuyên quyết đoán cả. Các quan không phục, phân ra bè đảng; các đại thần giết hại lẫn nhau. Năm 1793, quân Nguyễn Ánh vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc cầu cứu Cảnh Thịnh. Nhưng sau khi thắng lợi, nhân cơ hội ấy, thái uý của Quang Toản là Phạm Công Hưng biên kê tài sản và giữ

thành của Nguyễn Nhạc làm Nguyễn Nhạc uất ức thổ ra máu chết, khiến con Nguyễn Nhạc là Nguyễn Bảo bất bình định đầu hàng Nguyễn Ánh nhưng đã bị Quang Toản giết. Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở (1795). Trần Quang Diệu định cùng Lê Văn Trung phế hạ Quang Toản, việc không thành Lê Văn Trung bị giết, con rể Lê Văn Trung là Lê Chất sang hàng Nguyễn Ánh, đánh lại Tây Sơn…Phan Trần Chúc đã khái quát: “Một triều đình đã biến loạn như vậy thì hỏi cậu bé mười tuổi bình

trị sao được mà chẳng khoanh tay ngồi đó, bỏ mặc cho triều Tây Sơn đi dần vào cõi tiêu diệt…” [14, tr. 146].

Nhữ Sĩ Bá nhấn mạnh: “Văn chương là cái hiện trạng của một thời làm nên nó”

(Phi điểu nguyên âm). Nguyễn Trị khẳng định: “Ở vào đâu thì đó là đề tài của thơ”

[77, tr. 279]. Có thể có nhiều chỗ chủ quan, bảo thủ và hằn học trước xu thế tất yếu của lịch sử và chưa phản ánh được nỗi thống khổ của đại bộ phận người dân trong xã hội loạn lạc cũng như chiến công hào hùng của họ với dân tộc nhưng thơ văn Phạm Thái đã nói được những biến đổi lớn lao do khủng hoảng về tâm lý và chính trị, sựđảo lộn các giá trị, mối quan hệ đã gây ra những xáo trộn, những bi kịch đối với những người sống theo quán tính cũ (trong đó có cuộc sống của Phạm Thái). Nguyễn Văn Xung đã từng nhận xét “trên cương vị nhà văn, Phạm Thái đã ghi chép những diễn biến của tâm tư con người thời đại” [186]. Thơ văn Phạm Thái “ai cũng thừa nhận có những trang thơ hiện thực (…) vừa đậm đà phong vị dân tộc, vừa sinh động hẳn lên một thực trạng xã hội đang suy thoái, dù rằng đó là xã hội thời Lê - Trịnh, thời Nguyễn Quang Toản hay thời Nguyễn Ánh.” [187, tr. 197]. Nói tóm lại, thơ văn Phạm Thái “hẳn cũng phản ánh được ít nhiều những nét của một thời đại đầy biến động, rối loạn, suy thoái” [2, tr. 396].

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)