Bị nhà Tây Sơn truy nã, Phạm Thái phải cắt tóc đi tu và trụ trì chùa Tiêu Sơn với
đạo hiệu là Phổ chiêu thiền sư. Trong thời gian ở chùa, “Phạm Thái đã soạn mấy bài phả khuyến để đi khuyên giáo lấy tiền gạo sửa chữa nhà chùa” [131, tr. 8] bởi vì
“Nghĩ tam quan là chốn đạo môn, trải mấy thuở bỗng long then mở khép; xem lục đạo phải mở đường giáo hộ, để một mai cho rộng lối ra vào.” (Tờ phả khuyến làm tam quan chùa Tam Thanh).
Không gian trong những tờ phả khuyến là không gian xa xôi, hưảo nhưng mê hoặc lòng người, lấy từ những “địa danh Phật học” như “đỉnh Thứu lĩnh”, “doành Đà giang”, “Tây giang”, “đỉnh Tam châu”, “ao Thất bảo” và đi kèm với những địa danh
ấy là những cụm từ miêu tả cảnh thanh sạch, thoát phàm: “làu làu trăng tuệ”, “hây hẩy gió hòa”, “xe chân du để đãi chân du”…
Mặc dù phải dùng những cảnh có từ kinh sách Phật nhưng con mắt Phạm Thái lại say sưa quan sát, ca ngợi không gian rất thực nơi cảnh chùa Tam thanh với tứ thú (phong, hoa, tuyết, nguyệt), có cỏ hoa, chim chóc, non nước hữu tình: “Cỏ hoa ngào ngạt nức hương trời, thưa nhặt véo von chim lắng kệ; non nước rỡ ràng thêu vẻ đất, thấp cao chan chứa cá nghe kinh” (Tờ phả khuyến làm quan chùa Tam Thanh).
Ngôn ngữ chủ đạo trong các tờ văn phả khuyến hay bài văn khao thần ôn dịch vẫn là ngôn ngữ của một thiền sư, ca ngợi sự nhiệm màu của nhà Phật có thể giúp con người thoát kiếp trầm luân khổ hải: “Đạo giải quá thấy lời Kinh Thuỷ sám, nước Cam
Lồ nhờ rảy sạch bụi trần;…” (Tờ phả khuyến lễ kiết hạ )
Cách viết câu theo lối văn biền ngẫu đăng đối rất chỉnh, dễ hiểu, không lạm dụng những thuật ngữ nhà Phật là thành công không nhỏ trong cách sử dụng văn xuôi Việt văn của Phạm Thái: “Cửa hồng trần thoảng bóng bạch câu, hồn kim cổ: bông hoa, dòng nước; tranh bích Hán vờn hình thương cẩu, kiếp tử sinh: giây chớp, đóa mây.”
(Tờ phả khuyến làm tam quan chùa Tam Thanh)
Từ ngữ Phạm Thái sử dụng trong các tờ phả khuyến và bài văn khao thần ôn dịch trau chuốt nhưng không quá cầu kỳ, không gây khó hiểu: “Chống nhà xiêu mà một cột khôn toan, gọi là trước hãy xin đứng nóc;ra tay thợ nảy mực tàu cho chóng, thế nào sau cũng phải kê chân”. (Tờ phả khuyến chùa Nghiêm Xá)hay “Có sinh có diệt, tạo hóa khôn lường; kẻ ở kẻ về, nhân tình trạnh cảm” (Bài văn khao thần ôn dịch).
Trong bối cảnh “văn học chữ Nôm nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX chưa có văn xuôi nghệ thuật, thơ vẫn là chủ yếu” [73, tr. 19] thì Văn tếTrương Quỳnh Như, những bài phả khuyến và khao thần ôn dịch là “những bài văn xuôi của thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX còn lại cho chúng ta” [131, tr. 8].