Trong giai đoạn suy tàn của chếđộ phong kiến, nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một chừng mực nhất định ở các đô thị lớn, làm cho các nhà văn thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc cảm thấy thấm thía điều ràng buộc đối với họ trước hết là những vấn đề
thuộc phạm vi đời sống tinh thần, đời sống tình cảm như vấn đề tự do yêu đương… Một trong những đề tài mang tính chủ đạo của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là đề tài tình yêu tự do, phóng túng, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Thật ra, không phải đến thơ văn Phạm Thái hay thơ văn trong giai đoạn này vấn đề tình yêu tự do mới được đề cập. Đối với văn học viết, từ thế
kỉ XVI, trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữđã xuất hiện loại tình yêu ấy. Nhưng nó chỉ như ánh sáng của chú đom đóm trong “đêm đen trung đại”. Đã thế, Nguyễn Dữ
phải giấu chúng dưới dạng những chuyện ma quái. Con người đến với tình yêu tự do là bị yêu ma mê hoặc! Những người yêu nhau trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX hoàn toàn làm chủ ý thức của mình. Họ chỉ bị mãnh lực của tình yêu sai khiến! Xét theo lịch đại, trong văn học viết, lần đầu tiên, trái tim yêu
của con người mới được rung lên những nhịp đập tự nhiên của nó! Trong “cuộc đấu tranh” công khai của những người đòi tự do trong tình yêu –tình yêu vượt ra ngoài lễ
giáo phong kiến - Phạm Thái có mặt trong tốp người dẫn đầu.
Chủ đề tình yêu là một chủ đề lớn trong nhiều tác phẩm nhưng phải thấy ít có tác phẩm nói đến tình yêu một cách thẳng thắn, cởi mở như trong Sơ kính tân trang. Trong tác phẩm này, trai gái đến với tình yêu một cách tự do, không sợ sệt và không hề tính toán. Trong Truyện Kiều, Kim Trọng và Thúy Kiều cũng táo bạo không kém, tuy vậy lần đầu tiên Kim Trọng đặt vấn đề, Thúy Kiều vẫn còn ít nhiều quanh co rồi mới nhận lời. Trong Phan Trần, một tác phẩm thuần túy viết về tình yêu nhưSơ kính tân trang, Phan Tất Chánh không khác Phạm Kim hay Kim Trọng…nhưng Trần Kiều Liên phải
để Phan Tất Chánh năm lần bảy lượt van nài, cuối cùng khi chàng ốm tương tư và dọa tự tử, nàng mới đồng ý cho gặp… Trong Sơ kính tân trang “không chỉ có Phạm Kim táo bạo mà cả Quỳnh Như ngay từ đầu cũng hết sức sôi nổi, táo bạo”… [73, tr. 222 – 223].
Xã hội phong kiến quy định rõ “việc hôn giá tế tự phải giữ lễ phép, không được làm càn” [56, tr. 260 - 261], con cái không được phép tự do quyết định hôn nhân của mình mà phải do cha mẹ quyết định - “cha mẹđặt đâu, con ngồi đó” - trên cơ sở “môn
đăng hộ đối”. Như vậy, kỳ thực tình yêu trong xã hội phong kiến đồng nghĩa với hôn nhân và tình yêu chỉ là hôn nhân. Trong Sơ kính tân trang, hai họ Phạm - Trương đã kết thông gia khi Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư chưa lọt lòng. Trong Hoa Tiên, Phương Hoa… cũng có chi tiết hai nhà đính ước hôn nhân tương tự.
Phạm Kim dù đã được gia đình đính ước với con gái nhà Trương công. Nhưng khi
đến Thúy Hoa Dương, Phạm Kim yêu một cô gái tên Quỳnh Thư, con của một ông quan cũng họ Trương mà không hề đắn đo xem đó có phải là người mà gia đình đính
ước hay không. Phạm Kim – Quỳnh Thư trao đổi thơ từ và yêu nhau trong hai năm. Như vậy, Phạm Kim đã công nhiên đi ngược lại truyền thống hôn nhân của lễ giáo phong kiến. Trong Phan Trần, Phan Sinh cũng yêu ni cô Diệu Thường đến “nằm liệt giường” mà không hề ray rứt vì đã có vị hôn thê là Trần Kiều Liên. Đó là mối tình của
tài tử - giai nhân. Họ tự ý tìm đến tình yêu trên cơ sở trọng nhau vì tài, mến nhau vì sắc hoặc trên cơ sởđồng cảm.
Phạm Kim – Quỳnh Thư là những con người táo bạo, mạnh mẽ trong tình yêu. Nếu như Kim Trọng chỉ sau khi gặp gỡ Kiều trong buổi thanh minh thì trái tim mới run rẩy
Yến đồng - người hầu của chàng - miêu tả cô gái láng giềng, Phạm Kim thấy yêu ngay, chẳng cần phải quan tâm biết mặt. Phạm Kim viết “hoa tiên” cho Quỳnh Thư
bằng thơ, bài thơ tả cảnh ngụ tình, chan chứa những ý tình rạo rực: “Lửa ân dập mãi sao không tắt, Bể ái khơi nguồn cũng chẳng vơi”, đầy ắp những mong mỏi được đáp tình: “Soi cho tỏ nỗi niềm người” và chàng không quên đặt ra cho Quỳnh Thư một câu hỏi, biểu lộ một quan niệm rất tự do về yêu đương: “Trong tình thú, hồng nhan mấy kẻ?” (Sơ kính tân trang). Trong đời thực khi Phạm Thái viết thư gửi đến Quỳnh Như
cũng nêu lên sự ý thức về tình yêu tự do tương tự: “Phong lưu đôi lứa đà ai dễ?” (Gửi cô Trương Quỳnh Như).
“Người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây (…). Để tỏ tình, người con trai thường vòng vo” [155, tr. 158]. Nguyễn Trãi “ghẹo” Nguyễn Thị Lộ cũng “vòng vo” như thế (Bài Hỏi Thị Lộ - Nguyễn Trãi) còn Phạm Kim thì “không hề úp mở” mà “đặt thẳng vấn đề”. Điều đó quả là táo bạo!
Trong xã hội phong kiến, ngay cả công chúa, cũng không thể tự mình vượt quyền cha mẹ mà “nhận lời”, “thề nguyền” hay lấy người mình yêu thương. Thế nhưng Quỳnh Thư, chỉ mới đọc thư của Phạm Kim mà đã tự nhủ: “…Người phong lưu phải phong lưu đãi người!” (Sơ kính tân trang). Đólà ý tưởng tự nguyện, là ước mơ, là nỗi lòng của giai nhân đã gặp tài tử:“Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Nó hoàn toàn mới mẻ so với hôn nhân phong kiến là phải “Nặng tình đâu dám nhẹ lời song thân” (Hoa tiên) hay “Làm con đâu dám cãi cha” (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)… Đó là ý tưởng riêng của cá nhân - cá nhân tự quyết định cách ứng xử khác với cách ứng xửđã vào khuôn phép. Nó là “động cơ” thúc đẩy bước chân cá nhân đi tìm hạnh phúc cho tình duyên của mình: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” (Truyện Kiều). Nó làm cho giai nhân không mang tính thụ động “trong nhờ đục chịu” mà chủ động đi theo con đường đã ước mơ từ lâu: “Tài tử giai nhân vẫn nợ nần” (Giờ tuất – Phạm Thái xướng họa với Trương Quỳnh Như). Giai nhân không chỉ biết chờ người có tài xứng đáng mà còn chủđộng trong việc phát hiện và đáp lại người thật sự có tài, có tình. Ngược lại, tài tử, anh hùng cũng chỉ đợi chờ
người tri kỷ (giai nhân) và có thể chết vì người tri kỷ (giai nhân) như anh chàng si tình trong Hương miết hành, Từ Hải trong Truyện Kiều. Phạm Kim khi đang ở Trương gia trang đã họa lại tiếng đàn (tiếng lòng) của Thụy Châu (hậu thân của Quỳnh Thư) với
quan điểm như thế: “Tri âm đã gặp tri âm, Lẽ đâu mà lại tuyệt cầm cho đang” (Sơ kính tân trang).
Chính vì vậy, trong bức thư trả lời, Quỳnh Thưđã nói thật lòng mình: “Im ỉm màn sương đợi khách, Thênh thang cửa nguyệt chờ ai?”. Nàng đã không che giấu sự mến mộ của mình đối với “khách” – khách tài tử, kẻ tri âm. Nàng không e ấp mà chân thật nói rằng mình “đợi”, “chờ”! Quỳnh Thư để cho lòng mình hoàn toàn rung động:
“Giai nhân, tài tử mấy lăm người? Trạnh tưởng tâm tình thêm rối”. Nàng đã ý thức
được trên đời này không phải dễ có nhiều Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân, Bá Nha – Tử Kỳ! (mấy lăm người?). Nghĩ như thế, mà “tâm tình” nàng “thêm rối”! Đó không chỉ là cái bối rối rất con gái mà còn vì nàng ý thức được rằng hạnh phúc đôi khi chỉ đến với một người mà mình thật sự rung động! Quỳnh Thư đã bày tỏ với Phạm Kim sự chờ đợi mong ngóng của mình “Lầu cao nghé mắt trông ra, Ấy là Lưu tử hay là Từ lang?” và nàng đã mạnh bạo đưa ra quan điểm của nàng là cứ tự do yêu đương miễn sao đừng làm hại tới mối tình trong trắng của nàng: “Như Đông hoàng mặc lòng khu xử, Chớ đem xuân suồng sã trần gian!” hay “Miễn rằng vàng đá lòng như một, Chớ thói trăng hoa nữa bẽ bàng”. Lời Quỳnh Thư tiêu biểu cho tiếng lòng của cá nhân nói lên tiếng nói mong tự do yêu đương nhưng phải là mối tình “vàng đá” chứ
không phải là mối tình “trăng hoa”, “suồng sã”! Đó là ước mơ muôn đời của những người yêu nhau chân chính. Thúy Kiều trong đêm thề nguyền với chàng Kim cũng có quan điểm như thế: “Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”
(Truyện Kiều). Quỳnh Thư đến với tình yêu không do dự và mạnh mẽ hơn Dao Tiên (Hoa Tiên). Nghe Bích Nguyệt nói Lương sinh yêu nàng mê mệt, Dao Tiên có vẻ khó chịu: “Tự ta đóng nguyệt cài mây, Buồng thơm chớ lọt mảy may gió tà” (Hoa tiên). Quỳnh Thư ý thức được tuổi xuân và nàng muốn chuyện trăm năm, nguyện gắn kết suốt đời với người nàng chọn “E xuân vội bước nữa tàn hoa chăng! Cậy ả Hằng vì ta se mối, Xe thì xe chớ nới tơ ra” hay “Lời này nhắn với Đông quân, Chơi xuân trải vẻ thanh tân mới hào!”. Thúy Kiều trong đêm thề nguyền chẳng đã từng ý thức rằng:
“Bây giờ tỏ mặt đôi ta, Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” (Truyện Kiều). Càng nhạy cảm, càng có cá tính bao nhiêu, những người con gái càng cảm nhận rõ rệt cái vòng kim cô đang siết họ. Đó là sự ý thức của cá nhân trong một xã hội mà tương lai, hạnh phúc của họ không do họ quyết định! Giáo hóa phong kiến lo sợ, ngăn cấm và lên án việc trai gái chọc ghẹo, bỡn cợt, hò hẹn, thề thốt… với nhau. “Đạo Nho sùng
thượng đạo đức, lên án văn chương “tà, dâm”, cấm trai gái nhảy múa, hát xướng với nhau…” [172, tr. 51]. Nhìn chung, Quỳnh Thư không cần và chưa bao giờ mượn lễ
giáo che đậy sự sôi nổi trong lòng mình. Ngược lại, Dao Tiên luôn dằn vặt với mình, thấy trăng đẹp mà muốn “khép cửa đẩy trăng trả trời” (Hoa tiên).
Về phần Phạm Kim, chàng yêu say sưa, tha thiết không cần nhớ tới chuyện “gương”, “lược” mà cha mẹ chàng đã trao đổi và nguyện kết thông gia với một người họ Trương nào đó khi chàng chưa ra đời. Cũng không cần phải băn khoăn nhiều về cái câu “Đem trung hiếu để trả thù non sông” mà trước lúc ra đi, chàng đã nặng lời thề
thốt. Phạm Kim chỉ mơ tưởng “minh chủ” của đời mình: “Câu hảo cầu đợi người thục nữ, Năm mây phong đôi chữ đồng tâm” (Sơ kính tân trang). Còn Phạm Thái qua Văn tế Trương Quỳnh Như có ý so sánh nuối tiếc giữa một bên là “chí trai hồ thỉ” và một bên là “nhân duyên” (theo nghĩa tình yêu tự do). Giận “chí trai hồ thỉ” làm lụy “tình”, chuộng ái tình hơn sự nghiệp ấy của Phạm Thái như một “cái tát” vào mặt tư tưởng Nho giáo đương thời! Tinh thần ấy của Phạm Thái nhận được “tiếng nói chung” trong
Chinh phụ ngâm (Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong), trong Truyện Kiều (Rắp mong treo ấn từ quan).
Phải nói trong xã hội đương thời, những mối tình kiểu Phạm Kim – Quỳnh Thư là hết sức cá biệt. Và Phạm Kim – Quỳnh Thưđã yêu nhau trong hai năm vô cùng hạnh phúc: “Hai thu oanh yến dập dìu, Hương ưa lan thất, hoa chiều hạnh thôn” (Sơ kính tân trang).
Khi Phạm Kim có việc về quê, Quỳnh Thư bị một viên đô đốc đến từ kinh đô tới ép duyên. Nàng đưa thư nhắn Phạm Kim. Một đêm nàng lẻn đến nhà trọ người yêu than thở, hẹn sẽ gặp nhau kiếp khác, lấy hai chữ “Quỳnh Nương” trên bàn tay làm tin. Lại Ngọc Cang đã có ý nêu lên cái táo bạo của Quỳnh Thư, xét về lịch đại, trước cả Thúy Kiều của Nguyễn Du, khi ông viết: “Trước Nguyễn Du, Phạm Thái đã cho một cô gái đang đêm lẻn tới nhà người yêu để thở than, tình tự” [5, tr. 20]. Trong xã hội phong kiến con gái chỉ ở trong khuê phòng: “Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh” (Vịnh tranh tố nữ - Phạm Thái), không bao giờ được tự do tiếp xúc với con trai. Luật lệ
phong kiến có những quy định nhằm “ngăn ngừa hóa” việc trai gái gặp nhau như Lê Thánh Tông (1460 – 1497) soạn ra 24 điều buộc dân xã thường đọc để giữ lấy thói tốt trong đó ghi rõ: “Chỗ dân gian có mở trường du hý hoặc cúng tế thì con trai, con gái đến xem, không được đứng lẫn lộn để khỏi thói dâm”(Điều 16) hay “Phủ, huyện phải
lập bia ở các nơi sở tại để cấm con trai con gái không được cùng tắm một bến, để cho có phân biệt” (Điều 18) [56, tr. 260 - 261]. Trong bối cảnh xã hội “nam nữ thụ thụ bất tương thân” thì một tiểu thư khuê các tự ý đến nhà trọ người yêu thở than, tình tự là một điều vô cùng táo bạo, gan dạ và liều lĩnh!
Hơn nữa, trước khi Quỳnh Thư tự tử, nàng chỉ dặn dò Hồng nương ăn ở phải đạo với Yến đồng, “hầu hạ Phạm lang” (Sơ kính tân trang) mà không hề nghĩ đến cha mẹ.
Đứng trước hai ngã đường “tình” và “hiếu”, nếu như Thúy Kiều đã đắn đo “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” (Truyện Kiều)và chọn chữ “hiếu” thì Quỳnh Thư không
đắn đo mà chọn chữ “tình”. Ởđời thực, Quỳnh Như cũng hi sinh thân mình để giữ vẹn tấm chung tình với Phạm Thái dù gia đình chỉ có mình nàng là gái. Thân thể là do cha mẹ tác tạo, hủy hoại nó là bất hiếu. Xã hội phong kiến lên án gay gắt điều ấy! Không còn lối thoát nào khác để trọn tình, Quỳnh Thư thà nhận lấy cái chết chứ không chịu lấy người mà trái tim mình không xao xuyến! Cái chết của Quỳnh Thư, Quỳnh Như là hành động phản kháng quyết liệt đối với sự khắt khe của chế độ phong kiến đương thời. Hành động “chết vì tri âm tri kỷ” mang đậm ý thức cá nhân chống lễ giáo phong kiến. Hạnh Nguyên (Nhị độ mai), Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên) là những con người như thế. Trong thời phong kiến muôn vàn cấm ngăn độc ác, đôi lứa yêu nhau đã tìm đến cái chết là nhằm đạt tới thời gian – tình yêu chung thủy vĩnh hằng.
Quỳnh Thư có một hành động quyết liệt đối với xã hội hủy hoại tình yêu tự do, giẫm nát trái tim đôi lứa. Phạm Kim, khi biết người yêu mất, đã đau khổ mắc trọng bệnh đến như kẻ mất trí “Đương năn nỉ nguyệt, bỗng cười cợt hoa” (Sơ kính tân trang). Lễ giáo phong kiến không bắt buộc nam giới phải chung tình. Chung tình đến
độ quên sự nghiệp cần vương như Phạm Kim, Phạm Thái là một điều nhức nhối đối với lễ giáo phong kiến. Phạm Kim đã gióng lên tiếng chuông buồn bã đòi tình yêu đôi lứa và khẳng định một mối tình chung thủy. Phạm Kim khi biết Thụy Châu đúng là người đã được cha đính ước từ trước, theo bổn phận phải lấy nàng nhưng chàng vẫn băn khoăn vì “Lời nguyền”, vì “ân tình” với Quỳnh Thư “vẫn chưa nguôi”. Kim Trọng khi theo bổn phận phải lấy Thúy Vân nhưng lòng không nguôi nhớ về Kiều:
“Ấy ai hẹn ngọc thề vàng, Bây giờ kim mã, ngọc đường với ai?” (Truyện Kiều). Phạm Kim chỉ hết băn khoăn khi biết rõ Thụy Châu là hậu thân của Quỳnh Thư. Phạm Kim và Thuỵ Châu lấy nhau chẳng phải chỉ vì lễ giáo mà chủ yếu vì yêu cầu của một mối tình chung thủy, của một giấc mộng ái ân chính đáng “nợ tình trả tình” theo kiểu
truyện dân gian. Phạm Thái ngoài đời thực cũng là một gương chung tình. Ông đã ôm mối tình chung mà ngạo nghễ với đời: “…tình duyên là chừng ấy cũng là một chút cương thường…” (Văn tế Trương Quỳnh Như). Cái chết của người tình đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời và sáng tác của Phạm Thái.
Trước Sơ kính tân trang, tình yêu đã từng là một đề tài quen thuộc trong truyện thơ
Nôm. Đã đành Phan Trần, Hoa tiên đều đã được Việt hoá nhưng vì phải bám lấy cốt