Con người tài hoa, phong lưu, lãng mạn

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 33 - 39)

Tài, theo cách hiểu thông thường, là “khả năng đặc biệt làm một việc nào đó”

[122, tr.869]. Tài, ở đây, dùng theo nghĩa là tài năng và nhan sắc, là tình và đức hạnh. Có thể nói Tài là bản chất con người, là bản chất loài người luôn luôn vươn tới chân, thiện, mỹ. [43, tr. 20]. Tài là một giá trị thực tại, nó có thể “phát tiết” ra bên ngoài. Tài không tách rời với tình - tình cảm, là nỗi niềm của con tim. “Tài hoa”là “tỏ ra có tài về nghệ thuật văn chương” [122, tr.869] nhưng trong đời sống cũng như trong văn học thường dùng từ tài và tài hoa như nhau. Tài tử là người có tài. Trong văn chương cổ, từ

Hán Việt này chỉ người con trai có tài năng và phẩm chất đạo đức hơn người, có tâm hồn phóng khoáng. Tài tửthường đi đôi với giai nhân, văn nhân. Người tài hoa, tài tử

thường khẳng định bằng tài tình – giỏi giang khéo léo đến mức đáng khâm phục – hơn người của mình.

Thơ văn trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX hầu như ở tất cả các thể loại đều có những tác phẩm ca ngợi những người tài hoa, tài tử. Do sự phát triển của thương mại, tư tưởng thị dân xuất hiện đòi hưởng lạc, chống lại cách sống an bần lạc đạo, các tài tử ra đời. Họ học đạo thánh hiền nhưng suy nghĩ

theo lối thị dân…Và phải chăng “trong thời loạn mọi người đều có ý thức về cái tài của mình, đều khoe tài và đòi hỏi phải đãi ngộ xứng đáng với cái tài của họ”? [95, tr. 41 – 66].

Tài không giản đơn là cái để khoe. Xét từ góc độ văn hóa, nó chính là một phạm trù để ý thức về cá tính, để nhận ra giá trị tự thân không lặp lại của con người, để

khẳng định mình. Theo Nho giáo, “tài là phẩm chất biểu hiện của năng lực trí tuệ (...) không lầm lẫn phân vân về lễ, về đạo nghĩa là nhận thức và làm đúng lễ” [162, tr.

454]. Trong bài Hát nói Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức Mậu đã có nhận định: “Tài và tình là đối tượng thúc ước của lễ” [162, tr. 454]. Nguyên nhân là do “sự phô diễn tài và tình vừa biểu hiện ý thức về mình, ý thức cá nhân phát triển, vừa biểu hiện thái độ thách thức, thái độ chống phá lễ giáo” [162, tr. 454]. Nói tóm lại, khẳng định sự tài hoa là một biểu hiện của cá nhân có ý thức mình khác, mình hơn những người trong

cộng đồng ở nhiều phương diện như tài năng, sắc đẹp, đa tình, phong lưu và thậm chí ngay cảở phương diện trụy lạc …

Trong xã hội và trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa

đầu thế kỷ XIX, Phạm Thái là một gương mặt tài tử tiêu biểu và đặc sắc. Thơ văn ông

đề cao những con người tài hoa, tài tử có ý thức cá nhân sâu sắc với bao ước mơ, hoài bão, khát khao mãnh liệt…

Người tài thường tự cho mình có nguồn gốc là tinh tú, là tiên nên khi ra đời tướng mạo đã khác người hoặc có những điềm lạ đi kèm. Trong Sơ kính tân trang,

Phạm Kim ra đời đã có dung mạo, phong tư khác lạ bởi vì Phạm Kim chính là “…Kim tinh xuống thác sinh cõi trần”. Quỳnh Thư là tiên nga mắc đày. Những thiên tài Á

Đông thường tự nhận mình là tiên bị đày (trích tiên) xuống trần gian. Thụy Châu khi sinh ra cũng là một sự kiện lạ. Cha nàng sáu mươi tuổi lấy vợ lẽ sinh ra nàng. Khi Thụy Châu ra đời có “quang nhan khác vời”. Bỏ qua màu sắc hoang đường, ta thấy đó là sự tự hào của Phạm Kim, Quỳnh Thư, Thụy Châu về dòng dõi xuất thân cao quý của mình! Phạm Thái đã từng tự hào mình là “Đan Phượng” có nghĩa là “chim đỏ

ngậm sách”! Không phải ngẫu nhiên Phạm Thái viết: “Hàm thư đan phượng lắm phần tinh hoa” (Sơ kính tân trang)! Trong Văn triệu linh, Phạm Thái cũng tự hào thay cho Trương Đăng Thụ là “trâm anh dõi dòng”.

Nét chính của con người tài hoa là tự cho mình sắc tài xuất chúng. Trong Sơ kính tân trang, qua lời của Yến đồng, Quỳnh Thư là cô gái có sắc đẹp “cá nhảy”, “nhạn sa”, làm “Ôi hoa”,“ủ hương” bởi vì nàng có “Lam pha màu liễu, mỡ đông da ngà, (...), Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây, Má hồng môi thắm hây hây, Khổ mê thược dược, thức say hải đường” (Sơ kính tân trang). Trong truyện chỉ có hai nhân vật nữ

chính thì cả hai cô đều “sắc nước hương trời. Tài sắc của Thụy Châu làm “Nức hương bồ liễu, xôn hoa hải đường”, làm “nẫu nà” chiều xuân,hơn cả những tuyệt sắc giai nhân: “Xa so Phi Yến, Triệu Vân, Biện Cầm nhường lứa, Thái Tần kém đôi”. Sắc

đẹp của Thụy Châu dễ mấy ai trong khuê phòng, trong cung cấm sánh kịp: “Khuê viên dễ mấy cung tần giá kia?” (Sơ kính tân trang). Thụy Châu có cốt cách như sen, tinh thần như mai. Tài cầm, kì, thi, họa (tửu) của Quỳnh Thư, Thuỵ Châu vào loại xuất chúng. Tài đánh đàn của Thụy Châu tất phải là tài của thần, tiên. Quỳnh Thư có tài thơ được Phạm Kim ca ngợi: “...nổi danh tao đàn”, xứng đáng đứng đầu giới nữ lưu:

người cung nữ (Cung oán ngâm khúc)đều có tài sắc vào loại bậc nhất nhì! Phải chăng các tài nữấy được xây dựng từ nguyên mẫu là những nữ thi sĩ đương thời như Trương Quỳnh Như, Hồ Xuân Hương, Đoàn ThịĐiểm…?

Trong Văn triệu linh, Trương Đăng Thụ là người “Tài hoa”, “bậc phong lưu”,

Tài thông minh”, văn chương rất kỳ”, lừng “thánh chữ, tiên thơ”. Phạm Kim và Thuỵ Châu cũng là: “Đôi bên diệm nữ, kỳ lang, Tài cao mệnh thế, sắc ngang khuynh thành” (Sơ kính tân trang).

Các nhân vật trong thơ văn Phạm Thái đều biết rất rõ mình có tài và họ có cách “giao duyên” thật độc đáo là lấy tài để đãi tài, trọng tài. Phạm Thái viết: “Tri âm đã gặp tri âm,Lẽ đâu mà lại tuyệt cầm cho đang?” (Sơ kính tân trang). Nguyễn Du cũng có cùng quan điểm như trên khi để Kiều suy nghĩ “Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa” (Truyện Kiều).

Trong Sơ kính tân trang, dù nhân vật phản diện hay nhân vật chính diện, nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc hay nhân vật thuộc tầng lớp bình dân, họđều cảm nhận và đánh giá được người tài, khinh kẻ bất tài. Dù Phạm Kim trong lớp áo cà sa, Mỵ Oanh mới gặp đã dễ dàng nhận ra: “…Tăng lối khác vời (…). Tiếc thay những bậc tài hoa”. Phạm Kim chỉ cần qua xướng họa nhận ra “đạo sĩ” (Thụy Châu) là một cô gái có tài

“Giọng thơ màu ngả đượm phần hương hoa”. Ngược lại, Thuỵ Châu chỉ qua tiếng đàn

đang vang lên mà nhận ra người mình đã gặp trong một khoảnh khắc rất ngắn:“Vả từ hoa ấy ra lời sơn tăng”. Những con người có tài hình như có khả năng “biệt nhỡn liên tài” nên dễ nhận ra nhau dù họ cố “che giấu”! Hồng nương – con hầu của Quỳnh Thư

– coi khinh “Bao nhiêu những kẻ bất tài” và muốn chủ mình phải lấy một người xứng

đáng. Tương tự, Yến đồng cũng đã tán thành:“Kẻ tài hoa với tài hoa kết nguyền”. Không chỉ biết được tài mà còn ngầm phục tài, Yến đồng nức nở khen tài của Phạm Kim:

Yến rằng:“Ông bậc thanh xuân, Tuổi vừa đôi tám Kinh phần uyên vi. Từ chương, phú lục, văn thi,

Cung, đao, kiếm, mã mọi bề lưu thông. Thú chơi tài tử lọt vòng,

Vang đàn thi bá, nổi vùng cầm tiêu. Cờ thần, rượu thánh, thơ tiên,

Tiêu hay múa phượng, địch thiêng gáy hoàng. Nghề thuật số vốn tinh tường,

Gồm bên Tiên, Thích, đủ phường Lý, Y..

(Sơ kính tân trang)

Trong Sơ kính tân trang, Phạm Kim là chàng thư sinh tuổi trẻ: “Có chiều tuấn dật, có đồng thanh cao, Xem chiều mỹ khổ, mận đào”, văn võ song toàn. Thú chơi nào của người tài tử (“đàn”, “tiêu”, “cờ”, “rượu”, “thơ”), Phạm Kim cũng nổi tiếng, cũng

đứng đầu đáng kinh ngạc (thánh, tiên). Phạm Kim uống rượu thì thuộc hàng thánh tửu như Lưu Linh, Lý Bạch; làm thơ thì thuộc bậc tiên thơ nhưĐỗ Phủ; đánh đàn, thổi tiêu thì như Tiêu Sử, Lộng Ngọc. Đã thế lại biết cả phép tu tiên, xem số của Đạo giáo (Tiên) và cả Phật giáo (Thích). Không những vậy, Phạm Kim còn biết luôn cả

nghề phong thủy (địa ) và nghề làm thuốc (y). Trong bài vịnh của mình, Phạm Kim

đã tự nhận mình: “Đã bên tình phận lại bề phong lưu”. Gần kết thúc truyện, Phạm Kim khẳng định thêm một lần nữa: “Trời còn chớm kẻ tài hoa, Để già tuế nguyệt cho già tài danh”. Rõ ràng, trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này, chưa có một nhân vật nào toàn tài toàn bích như vậy! Phạm Kim khẳng định tài năng đến thế là cùng! Phạm Kim là hình bóng, dáng dấp của Phạm Thái. Bởi vì Phạm Thái “tự nói về tài của mình: về văn biết Nho, Lão, Phật; võ nghệ lại tinh tường; về thú chơi: biết cả cầm, kỳ, thi, tửu, biết cả Y, Lý, Số. Cuộc đời Phạm Thái quả có như thế thực”. [5, tr. 127]. Phạm Thái trong đời thực là một nhà thơ tài hoa. Phú là một thể loại khó làm. Trong lời tựa Quần hiền phú tập, Nguyễn Thiên Túng, có viết: “Làm phú, nếu trong lòng không có sẵn vốn kiến thức, không thể viết được.” (Từ trong di sản) [77, tr. 303].

Thế mà Phạm Thái đã dùng phú “bút chiến” khi họa lại bài Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng –một bài thuộc hàng danh tác. Về tài thơ, giai thoại có kể rằng Phạm Thái uống cạn liền mười chén rượu đã làm xong bài “thuận nghịch độc” Vịnh tranh tố nữ.

Có thể Phạm Thái không tài như Phạm Kim nhưng thật sự Phạm Thái và một số ít nhà thơ đã tạo thành một lớp nhà nho tài tửđa tài, đa tình, phong lưu, lãng mạn. Phạm Kim, Phạm Thái có mối tình trong sáng và đẹp nhất nhì trong văn học trung đại. Phạm Thái đã xây dựng được những nhân vật phong lưu, lãng mạn “lưng túi gió trăng, “túi thơ bầu rượu từ “bản sao cuộc đời của mình. Phạm Thái ngoài đời thực phong lưu, phiêu lãng, khúc xạ vào thơ văn, nhân vật trữ tình của ông cũng phong lưu, tài tử

không kém. Đó là nhân vật Trương công: “Cỏ hoa ngày tháng u du” (Sơ kính tân trang). Dĩ nhiên, cái rong chơi lãng mạn của Phạm Thái, Phạm Kim hay Trương công

đều có cùng lí do: “Tìm nơi phong nguyệt, qua thì vân lôi.” (Sơ kính tân trang).

điều là sự say mê ấy đã “thắm nguyền”, đã “say sưa”,“la đà” làm cho người ta tưởng như rong chơi là mục đích chứ không phải nguyên nhân: “Phai duyên đài các, thắm nguyền thảo hoa. Cho nên quyến bạn yên hà, Say sưa đông tuyết, la đà xuân phong.”

(Sơ kính tân trang). Phạm Thái, Phạm Kim buồn, chán, bị truy nã nên “bất đắc dĩ

phải đi ngao du “thảnh thơi”,“hết đường bộ lại ra khơi” và đã “Trải xem khắp hết non sông” (Sơ kính tân trang). Phạm Kim là nhân vật đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đi “du lịch” nhiều như vậy! Trong Chiến tụng Tây Hồ phú, Phạm Thái cũng không hề che giấu sự phong lưu, nhàn du “…Chơi thời đã trải” của mình với “khúc lưu thuỷ”, “thơ thanh nhã”, “rượu kiền khôn”.

Con người trong thơ văn Phạm Thái có kiểu “hành lạc” thường thấy ở nhà nho truyền thống với các thú tiêu khiển tao nhã như “cầm, kì, thi, họa”, “bầu rượu túi thơ” và “ngao du sơn thủy”. Nhưng ở Phạm Thái mức độ thì hơn hẳn những người khác. Phạm Thái không chỉ uống rượu để tiêu sầu như Hồ Xuân Hương (Tự tình II), không và chủ yếu nhờ rượu làm hồng khuôn mặt như Nguyễn Du (Tạp ngâm II). Phạm Thái không uống rượu như những nhà nho “tài tử” khác mà phải “Khề khà say thú…” (Đề chùa Tiêu Sơn) và để thấy “Một năm ba vạn sáu thiều quang” (Ngày xuân uống rượu). Phạm Thái đã đưa việc uống rượu lên thành triết lý nhân sinh! Có lẽ chỉ có trong rượu Phạm Thái mới tìm thấy “mùa xuân”! Điều đó lý giải vì sao Phạm Thái uống rượu li bì, đến trở thành “lỳ” (chú Lỳ) (Tự thuật I). Trong thơ văn Phạm Thái, có nhiều anh chàng “Hay rượu”, “Bợm rượu” uống rượu quanh năm suốt tháng, uống trong tiếng than thở, khinh khi của vợ con, uống lúc còn sống và khi đối diện Diêm Vương vẫn giữ nguyên cái thú bình sinh ấy! (Giễu một gia đình hư hỏng, Người hay rượu…). Đó có phần là hình ảnh “tự họa” của Phạm Thái! Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứđều tìm đến rượu nhưng chưa ai mà say sưa đến có biệt danh như Phạm Thái (Chiêu Lỳ). Cách uống rượu của ông cũng khác người. Đi đâu cũng có bầu rượu, chai rượu, be rượu “cắp kè kè” bên mình. Uống rượu thường người ta chỉ nhấp (nhấp môi) hay rót ra chén, ly, cốc và uống từng “đơn vị” như thế. Tửu lượng của Phạm Thái là

“chai”, “be”, “hũ”! Cứ thế, Phạm Thái ngửa cổ“nốc tì tì” cả chai, cả be đầy, cả hũ

lớn, hũ bé! Uống đến “giọng bét be”, đến “chén nhè”! Người ta uống rượu khi có hứng, có người đối ẩm, có tri âm tri kỷ: “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) còn Phạm

Thái uống mọi lúc mọi nơi và chỉ có rượu là bạn! Đó là cách khẳng định nét tài tình của những “đệ tử Lưu Linh” trong thơ văn Phạm Thái mà cũng là của chính Phạm Thái!

Như vậy, hình ảnh con người trong thơ Phạm Thái với “túi thơ bầu rượu” và niềm

đam mê “ngao du sơn thủy” tưởng có thể lẫn trong những con người “hành lạc” đương thời nhưng kỳ thực rất cá biệt ở sựđa tài, mức độ và cá tính khác người. Hơn thế nữa, xưa nay nói tới con người phong lưu kiểu giang hồ lãng tử ấy, ta thường hình dung ngay đến đấng mày râu nhưng trong thơ Phạm Thái lại có cả khách má hồng. Đó là Thụy Châu cải trang làm đạo sĩ đi ngao du khắp non sông với “túi thơ”, “phím trúc”, “cuộc cờ”, “chén rượu”. Thụy Châu cũng đi du ngoạn “Mấy miền non thẳm, mấy vùng sông khơi.” không thua kém gì Phạm Kim! Hình như Phạm Thái nhận thấy Trương công, Phạm Kim khẳng định nét phong lưu chưa đủ nên còn tạo ra một Thụy Châu để tiếp tục như một “lớp sóng” khác bồi thêm cho mạnh mẽ!

Ngoài ra, các nhân vật gặp nhau là xướng họa. Đành rằng, việc xướng họa là nét sinh hoạt giao tiếp rất bình thường của những ai là môn đệ của “cửa Khổng sân Trình”. Nhưng việc ấy lặp lại quá nhiều đến làm trì hoãn diễn tiến của cốt truyện là “có vấn

đề”! Phạm Kim xướng - họa cùng Quỳnh Thư, “đạo sĩ” xướng họa cùng “thiền sư”, Phạm Kim xướng họa cùng Thụy Châu khi ở nhà nàng… Xướng họa trong trường hợp này, ngoài để giao lưu với nhau còn để trổ tài… và những bài xướng họa là những dòng thơđặc sắc nhất truyện.

Có thể nói tất cả những nhân vật trong truyện Sơ kính tân trang đều có tài, khẳng

định nét tài tình ngay cả những nhân vật là người bình dân. Yến đồng có thể miêu tả vẻ đẹp của Quỳnh Thưđể Phạm Kim không cần gặp mặt mà quyết định viết thư tỏ tình. Không những thế, Yến đồng chỉ mới gặp Quỳnh Thư một lần mà nhận ra nàng mệnh yểu. Mỵ Oanh có tài mới nhận ra thiền sư (Phạm Kim) là người tài hoa. Chưa kểđến, những người bình dân như Yến đồng, Nhạn đồng, Hồng nương, Mỵ Oanh còn có tài

ăn nói, đối đáp rất văn vẻ chẳng khác gì những môn đệ Nho gia uyên bác.

Hành lạc là tự khẳng định, không phải khẳng định bằng đức mà bằng tài tình, bằng cái khoái cảm “thích chí” được “ta vẫn là ta”. Trong cuộc hành lạc phải vẫy vùng cho phỉ chí, phải cho đáng mặt tài tình. Cá nhân không tự khẳng định mình bằng tu thân mà bằng thích chí hành lạc là một nét mới! Đó là nét biểu hiện con người cá nhân vì thích thú cá nhân hơn là vì lợi ích của gia đình, xã hội! Ai cũng biết nhà nho đều nói

nghệ thuật để di dưỡng tính tình như cầm – kì - thi - họa (tửu)”. [161, tr. 213]. Hành lạc trong men rượu của Phạm Thái không còn mang nét nghĩa thanh tao như vậy nữa!

Một phần của tài liệu Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)