đi.
Dịch nghĩa : Bác Giả Nghị
Không đi qua Hồ Nam
Biết sao được sông Tương sâu?
Không đọc bài Hoài Sa
Sao biết được nỗi lòng Khuất Nguyên?
Nỗi lòng Khuất Nguyên và nước sông Tương Nghìn năm vạn năm vẫn trong suốt thấy đáy,
Cổ kim mấy ai được bạn đồng tâm,
Bài phú của Giả Nghị chẳng có nghĩa lý gì, Liệt nữ xưa nay không thờ hai chồng.
Lẽ nào lại tất tả đi khắp “chín châu tìm vua khác?” Vị tất người xưa đã biết có ta,
Trước mắt thấy dòng sông Tương lặng lờ trôi đi. Dịch thơ :
Không qua Hồ Nam,
Không biết nước sông Tương. Không đọc bài Hoài Sa,
Trong suốt từ ngàn xưa đến nay. Xưa nay đồng tâm được mấy ngưòi, Phú Giả sinh không đáng cho là hay. Thờ một chồng là lòng liệt nữ,
Sao lại phải chín cõi đi tìm hoài? Người xưa biết sau này có ta chăng?
Nước sông Tương chảy mãi bao giờ thôi!
(Theo bản dịch cũ)
Bài: Phản Chiêu hồn(1)
Hồn hề? Hồn hề? hồ bất qui?
Đông tây nam bắc vô sở y.
Thướng thiên há địa giai bất khả,
Yên Dĩnh thành trung lai hà vi?(2)
Thành quách do thị, nhân dân phi,
Trần ai cổn cổn ô nhân y.
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa, Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ.(3) Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di.
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu,
Chỉ hữu sấu tích vô sung phì.
Hồn hề! Hồn hề! suất thử đạo, Tam hoàng chi hậu phi kỳ thì(4). Tảo liễm tinh thần phản thái cực,(5)
Đại địa xứ xứ giai Mịch La, Ngư long bất thực, sài hổ thực,
Hồn hề! Hồn hề! nại hồn hà?
Trích Nguyễn Du - tác phẩm và lịch sử văn bản, Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (Biên khảo và chú giải), Nxb TPHCM, 2000.
Chú thích :